Kinh nghiệm phát triển tiểu thủ công nghiệp các nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

1.6. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG NUỚC

1.6.1. Kinh nghiệm phát triển tiểu thủ công nghiệp các nước trên thế giới

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, của các nước trên thế giới luôn đặc biệt quan tâm đến phát triển tiểu thủ công nghiệp nông thôn. Một số nước quan tâm đến mục tiêu giải quyết việc làm, một số nước xác định ngành kinh tế mũi nhọn, lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp, hay ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tín dụng;

trong khi một số nước tập trung bảo tồn và phát triển ngành nghề truyền thống.

Kinh nghiệm phát triển TTCN nông thôn theo một số mục tiêu như sau:

1.6.1.1. Kinh nghiệm về giải quyết việc làm và thu nhập

Để giải quyết vấn đề việc làm, thu nhập cho lao động nhất là lao động nông thôn, các nước Đông Nam Á rất chú ý phát triển TTCN. Ở Trung Quốc, việc hình thành nên hệ thống “cơ sở hương trấn” độc đáo ở nông thôn Trung Quốc, cho phép thu hút lao động dư thừa ở nông thôn, tạo thu nhập cho dân cư nông thôn và cung cấp máy móc, nguyên liệu rẻ tiền cho nông nghiệp.

Cơ sở hương trấn là một hiện tượng đặc biệt tạo nên thành tựu to lớn giữa thời kì đổi mới. Loại cơ sở vừa và nhỏ này tạo việc làm cho khoảng 130 triệu lao động nông thôn, gấp hơn 2 lần cơ sở nhà nước. Nhờ đó, thu nhập của cư dân nông thôn được cải thiện rõ rệt, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ở Trung Quốc.

Ở Đài Loan, Chính phủ thành lập và hỗ trợ phát triển 17 KCN nông thôn. Tại các KCN này, các cơ sở thủ công và công nghiệp nông thôn được hỗ trợ tín dụng, công

Đại học kinh tế Huế

nghệ, được Chính phủ bảo trợ ký kết hợp đồng với nông dân để thu mua nguyên liệu và tiêu thụ nông sản, nhờ vậy các cơ sở vừa và nhỏ đóng góp hơn 60% lao động cho công nghiệp chế tạo máy.

1.6.1.2. Kinh nghiệm về bảo tồn và phát triển ngành nghề truyền thống

Để bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống, nhiều nước đã coi trọng hoạch định các chính sách trong chiến lược phát triển. Tại Nhật Bản có hơn 867 nghề truyền thống bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau như chế tác

kim hoàn, sơn mài, chế biến lương thực phẩm... trong quá trình CNH đã hiện đại hoá kỹ thuật công nghệ và tác động của đời sống văn minh công nghiệp đã làm hay đổi một số thói quen trong sinh hoạt của người dân, vì thế một số nghề thủ công truyền thống đã bị mất đi (nghề sơn mài), còn một số nghề được duy trì phát triển.

Ở Malaysia, theo Marof Redzuan và Fariborz Aref (2010), Chính phủ Malaysia đã giao Bộ Phát triển nông thôn quốc gia là cơ quan chính chịu trách nhiệm phát triển công nghiệp, trong đó Cục Phát triển Cộng đồng là cơ quan thi hành có trách nhiệm thúc đẩy sự phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ.

1.6.1.3. Về lựa chọn mô hình quản lý sản xuất, và ngành nghề mũi nhọn

Hầu hết các nước trong khu vực Châu Á rất coi trọng phát triển các xí nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn vì nó có nhiều lợi thế và ưu điểm trong phát triển. Đối với các nước có nền công nghiệp hiện đại như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, vai trò của các xí nghiệp nhỏ và vừa không bị suy thoái mà trái lại có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển của ngành công nghiệp. Lợi thế và ưu điểm của xí nghiệp nhỏ và vừa được các nước xem xét trên các góc độ: lợi thế vật chất kỹ thuật của quy mô sản xuất nhỏ và vừa; sử dụng công nhân có tay nghề, và có độ chính xác cao; tính mềm dẻo, linh hoạt trong các thao tác và hoạt động, khả năng giảm bớt các chi phí chung, các quan hệ cá nhân chặt chẽ trực tiếp trong nội bộ nhà máy để nâng cao năng suất lao động.

Ở Ấn Độ, tiểu thủ công nghiệp phát triển ngay từ những năm 50, 60 của thế kỷ XX. Ngoài việc bảo tồn, đổi mới và phát triển nghề thủ công truyền thống, các xí nghiệp nhỏ và vừa trong ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh và được chuyên môn hoá, tiêu chuẩn hoá cao, chủ yếu trong ngành cơ khí, chế biến lương

Đại học kinh tế Huế

thực, thực phẩm, và ngành dược liệu. Trong nông thôn Ấn Độ đã hình thành một mạng lưới cơ sở cơ khí, thu hút trên 10.000 hộ gia đình tham gia sản xuất các bộ phận cơ khí và nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó một số nước lại xác định ngành nghề mũi nhọn để phát huy lợi thế để ưu tiên các chính sách phát triển, đáng chú ý có Ấn Độ tập trung vào ngành chế biến thực phẩm như chế biến sữa, rau quả, ngũ cốc, trong đó ngành sữa đã phát triển nhanh, trở thành nước sản xuất sữa lớn nhất thế giới.

1.6.1.4. Về một số chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với phát triển tiểu thủ công nghiệp

+ Về chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, các nước Châu Á rất chú trọng vào đào tạo người cơ sở , chủ xí nghiệp, xuất phát từ đặc điểm của nền sản xuất tiểu công nghiệp, các nước đều tập trung trang bị những kiến thức cơ bản về kinh tế, maketing, quản lý nhân sự, quản lý sản xuất, lựa chọn hướng sản xuất và lựa chọn thiết bị, công nghệ và những phẩm chất đạo đức trong kinh doanh. Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước ASEAN thực hiện có hệ thống các biện pháp đào tạo nhằm phát triển đội ngũ những người chủ cơ sở mới, có tài năng cho nền sản xuất tiểu, thủ công nghiệp.

+ Về thể chế, để tạo môi trường pháp lý cho phát triển TTCN, nhiều nước đã xây dựng khung khổ pháp lý từ rất sớm. Luật cơ sở nhỏ của Nhật Bản ban hành năm 1957, luật cơ sở của Ấn Độ năm 1960 đã thừa nhận các xí nghiệp thuộc diện tiểu công nghiệp và được hưởng những chính sách hỗ trợ của nhà nước. Nhiều nước đã cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ cho phát triển TTCN bằng các đạo luật, các văn bản pháp quy, ở Hàn Quốc điều 123 của Hiến pháp còn quy định chính phủ không chỉ có nhiệm vụ thúc đẩy cơ sở TTCN mà còn phải bảo lãnh cho các tổ chức và các hoạt động tự lực của họ.

+ Về tín dụng và tài chính, nhiều nước chủ trương thiết lập mạng lưới tín dụng ưu đãi và thuận lợi cho các xí nghiệp TTCN. Hàn Quốc các ngân hàng có sự đầu tư của Chính phủ để phục vụ riêng cho các xí nghiệp TTCN với lãi xuất ưu đãi. Ở Nhật Bản phần lớn các xí nghiệp tiểu công nghiệp được hưởng chính sách tín dụng

Đại học kinh tế Huế

ưu đãi với mức lãi xuất thấp, tổ chức các quỹ hỗ trợ cấp vốn cho xí nghiệp nhỏ vay vốn với lãi xuất ưu đãi, cho vay vốn thiết bị khi các cơ sở TTCN thực hiện hiện đại hóa, áp dụng biện pháp định thuế suất ưu đãi, giảm mức thuế thu nhập cho các xí nghiệp TTCN chỉ bằng 1/3 cho so với các xí nghiệp lớn. Ở Mỹ Chính phủ đã bảo lãnh vay vốn lưu động cho các cơ sở vừa và nhỏ, ngân hàng US Eximbank bảo lãnh cho những nhà xuất khẩu Mỹ (vừa và nhỏ) nhận được các khoản vay vốn lưu động từ các ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)