Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ kế hoạch cung ứng tại công ty cổ phần thiết bị giáo dục 1 bộ giáo dục và đào tạo (Trang 27 - 31)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KẾ HOẠCH CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ GIÁO DỤC 1

1.3. Một số vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực và quản lý nhân sự trong giáo dục

1.3.1. Phát triển nguồn nhân lực

Trong lý thuyết phát triển, nguồn nhân lực, theo nghĩa rộng được hiểu là nguồn lực con người, bao gồm những con người có thể lực và trí lực của quốc gia, một vùng lãnh thổ, là một bộ phận của các nguồn lực có khả năng huy động, tổ chức, quản lý để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội như nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính. Nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp và có thể lượng hoá được, là một bộ phận dân số, bao gồm những người trong độ tuổi quy định, từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, hay còn gọi là lực lượng lao động. Trong bất kỳ tổ chức nào, (tổ chức xã hội, kinh tế lớn hay một tổ chức đơn lẻ) đều có bộ phận lãnh đạo, quản lý và nhân lực thừa hành, tác nghiệp theo từng lĩnh vực, từng công việc với chức năng nhiệm vụ cụ thể.

Phát triển nguồn nhân lực là quá trình tạo ra sự biến đổi về cơ cấu, về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp độ khác nhau, đáp ứng nhu cầu nhân lực cần thiết cho các lĩnh vực hoạt động lao động và đời sống xã hội, nhờ đó mà phát triển được năng lực, tạo được công ăn việc làm, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống cho các tầng lớp dân cư và cuối cùng là đóng góp chung cho sự nghiệp phát triển của xã hội.

1.3.1.2. Nguồn nhân lực giáo dục

Nguồn nhân lực giáo dục là những con người đang làm việc và có khả năng làm việc (đang được chuẩn bị) trong các cơ sở giáo dục hoặc cơ quan quản lý giáo dục.

Nhân sự giáo dục là những con người (đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu, chuyên viên, nhân viên) đang giữ các vị trí việc làm trong một cơ sở giáo dục hoặc cơ quan quản lý giáo dục (được xác định nhờ phân tích công việc của lao động sư phạm) và những sự việc liên quan đến họ như kế hoạch hóa; tuyển dụng, sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng; đánh giá; tạo động lực phát triển;….

Phát triển nguồn nhân lực giáo dục là nội dung cơ bản nhất trong quản lý giáo dục.

Phát triển nguồn nhân lực giáo dục nhằm mục tiêu làm cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhà khoa học, nhân viên phục vụ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về chất lượng (phẩm chất và năng lực) theo chuẩn mực mong muốn. Trong mục tiêu về chất lượng nguồn nhân lực giáo dục, cần hết sức coi trọng tiêu chí năng lực (năng lực giao tiếp, năng lực vận dụng tri thức, năng lực tư duy, năng lực sáng tạo,...).

Để phát triển nguồn nhân lực giáo dục, chủ thể quản lý cần thực hiện các hoạt động quản lý sau đây:

Thiết lập quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giáo dục:

+ Đánh giá bối cảnh bên ngoài (cơ hội và thách thức) đối với các hoạt động phát triển nguồn nhân lực giáo dục của một cơ sở giáo dục hoặc một cơ quan quản lý giáo dục.

+ Phân tích hoàn cảnh bên trong (thuận lợi và khó khăn) đối với các hoạt động phát triển nguồn nhân lực giáo dục trong một cơ sở giáo dục hoặc một cơ quan quản lý giáo dục.

+ Dự báo nhu cầu và yêu cầu về nguồn nhân lực (số lượng, cơ cấu và các yêu cầu về chất lượng).

+ Thiết lập các văn bản quy hoạch và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực giáo dục.

Tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực giáo dục:

+ Tuyển mộ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên vào làm việc trong một cơ sở giáo dục hoặc một cơ quan quản lý giáo dục.

+ Tuyển chọn cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên vào làm việc trong một cơ sở giáo dục hoặc một cơ quan quản lý giáo dục.

+ Sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên làm việc trong một cơ sở giáo dục hoặc một cơ quan quản lý giáo dục.

Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực giáo dục:

Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực giáo dục bao gồm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, đội ngũ nhân viên sẽ làm việc và đang làm việc trong một cơ sở giáo dục hoặc một cơ quan quản lý giáo dục, trong đó có các hoạt động chủ yếu:

+ Đào tạo cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ban đầu (trước khi họ được tuyển dụng vào làm việc tại một cơ sở giáo dục hoặc một cơ quan quản lý giáo dục).

+ Đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong khi họ đang làm việc tại cơ sở giáo dục hoặc cơ quan quản lý giáo dục.

+ Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên để cập nhật kiến thức trong khi họ đang làm việc tại các cơ sở giáo dục hoặc cơ quan quản lý giáo dục.

Tạo môi trường cho nguồn nhân lực giáo dục phát triển:

+ Tạo môi trường pháp lý có hiệu lực (pháp luật, chính sách, quy chế lao động).

+ Tạo môi trường làm việc thuận lợi (mở rộng việc làm và trang bị các điều kiện làm việc, giao công việc có thử thách để người lao động có cơ hội thăng tiến).

+ Tạo môi trường văn hóa (xây dựng và duy trì các giá trị văn hóa, truyền thống trong các cơ sở giáo dục hoặc cơ quan quản lý giáo dục).

Đánh giá nguồn nhân lực giáo dục:

+ Đánh giá tổng thể nguồn nhân lực giáo dục trong cả hệ thống giáo dục.

+ Đánh giá cụ thể nguồn nhân lực trong các cơ sở giáo dục hoặc cơ quan quản lý giáo dục.

+ Trong đánh giá phải nhất quán: Quan điểm đánh giá; mục tiêu đánh giá; căn cứ vào nội dung đánh giá; các phương pháp và hình thức tổ chức đánh giá; các tiêu chí đánh giá và xếp loại; sử dụng kết quả đánh giá.

Thực hiện chính sách và tạo động lực phát triển nguồn nhân lực giáo dục:

+ Định hướng giá trị và xã hội hóa cho các thành viên trong cơ sở giáo dục hoặc cơ quan quản lý giáo dục.

+ Chia sẽ trách nhiệm quản lý đối với các thành viên và các cán bộ quản lý giáo dục cấp dưới trong các cơ sở giáo dục hoặc cơ quan quản lý giáo dục.

+ Tạo trạng thái tâm lý cá nhân tốt nhất cho các thành viên trong cơ sở giáo dục hoặc cơ quan quản lý giáo dục.

+ Thực hiện đúng, đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với mọi thành viên trong các cơ sở giáo dục hoặc cơ quan quản lý giáo dục (chế độ tiền lương và các phụ cấp theo lương, chính sách bảo hiểm xã hội, an toàn và vệ sinh lao động, tôn vinh, khen thưởng, đề bạt, thuyên chuyển, biệt phái, giáng cấp, sa thải,...).

+ Xây dựng, duy trì quan hệ lao động lành mạnh và giải quyết hiệu quả các bất bình của các thành viên trong các cơ sở giáo dục hoặc cơ quan quản lý giáo dục.

+ Nâng cao năng lực và phẩm chất của người lãnh đạo và người quản lý của các cơ sở giáo dục hoặc cơ quan quản lý giáo dục.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ kế hoạch cung ứng tại công ty cổ phần thiết bị giáo dục 1 bộ giáo dục và đào tạo (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)