Cải tiến công tác kiểm tra đánh giá năng lực cán bộ

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ kế hoạch cung ứng tại công ty cổ phần thiết bị giáo dục 1 bộ giáo dục và đào tạo (Trang 115 - 119)

Chương 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KẾ HOẠCH

3.2. Biện pháp đề xuất phát triển đội ngũ cán bộ kế hoạch cung ứng tại Công ty cổ phần Thiết bị giáo dục 1

3.2.6. Cải tiến công tác kiểm tra đánh giá năng lực cán bộ

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Đưa ra những khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác kiểm tra, đánh giá năng lực cán bộ nhằm mục đích:

- Theo dõi, xem xét, kiểm soát, phát hiện, kiểm nghiệm sự thay đổi và kết quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng thiết bị được chính xác và hiệu quả hơn

- Đánh giá thực chất các kết quả hoạt động so với mục tiêu, kế hoạch đã đề ra một cách chính xác, khách quan, công bằng.

- Giúp cán bộ thấy rõ được điểm mạnh và điểm yếu của mình từ đó rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh và qua đó cũng khen thưởng động viên, khuyến khích cán bộ phát huy những ưu điểm để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

Công tác kiểm tra đánh giá thông qua phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ quản lý

Xây dựng các tiêu chí để đánh giá cán bộ, phương pháp tổ chức đánh giá cán bộ và quy trình đánh giá cán bộ

3.2.6.3. Cách thức triển khai biện pháp

Đánh giá cán bộ phải dựa trên chất lượng hiệu quả công việc mà cán bộ đang đảm nhận.

- Phẩm chất:

Tác giả chia thành 2 nhóm: nhóm phẩm chất chính trị và nhóm phẩm chất đạo đức.

+ Về nhóm phẩm chất chính trị gồm các tiêu chí sau:

1. Hiểu biết đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

2. Có giác ngộ chính trị, biết phân tích đúng sai, bảo vệ quan điểm đường lối của Đảng, Nhà nước.

3. Có ý thức chấp hành kỷ luật lao động.

4. Giáo dục thuyết phục cán bộ, nhân viên chấp hành mọi chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên.

5. Thái độ tích cực, nhạy bén đối với cái mới, kiên quyết đấu tranh chống bảo thủ, trì trệ và những hiện tượng tiêu cực, sai trái, bảo vệ lẽ phải.

+ Về nhóm phẩm chất đạo đức gồm các tiêu chí sau:

1. Mẫu mực về lối sống, phát huy vai trò của mình trong tập thể cơ quan.

2. Có uy tín đối với cán bộ, nhân viên trong cơ quan và sự tín nhiệm của cấp trên.

3. Biết quý trọng con người, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của mọi người.

4. Trung thực trong báo cáo đối với cấp trên, đánh giá cấp dưới.

5. Có ý thức tiết kiệm chống tham ô lãng phí.

6. Tận tuỵ với công việc, gương mẫu trong lối sống, sinh hoạt.

- Năng lực:

1. Trình độ hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ quản lý.

2. Nắm vững định hướng hoạt động và nhiệm vụ chính trị của Công y cổ phần Thiết bị Giáo dục 1.

3. Khả năng quản lý, chỉ đạo công tác kế hoạch cung ứng thiết bị giáo dục.

4. Am hiểu tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương được phân công phụ trách.

5. Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ về mọi mặt.

6. Tích cực nắm bắt thông tin, kịp thời điều chỉnh đáp ứng nhu cầu thay đổi của bối cảnh.

7. Nắm vững các nguyên tắc, quy định về quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của nhà nước và của Đảng về giáo dục, sản xuất và kinh doanh thiết bị phục vụ sự nghiệp giáo dục.

8. Năng lực dự báo, thiết kế và tổ chức thực hiện các giải pháp.

9. Năng lực quản lý hành chính, quản lý tài chính

10. Năng lực quản lý đội ngũ, xây dựng tập thể đoàn kết.

11. Quyết đoán công việc, dám chịu trách nhiệm.

Để đánh giá chính xác phải có những tiêu chí đánh giá nhất định để làm cơ sở. Có như vậy mới tránh được tình trạng đánh giá cán bộ theo cảm tính, thiếu khách quan. Việc đánh giá cán bộ phải được triển khai thường xuyên, định kỳ hàng năm, phải dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai...

Để thực hiện tốt công tác đánh giá cán bộ kế hoạch cung ứng, Công ty cổ phần Thiết bị Giáo dục 1 cần chú trọng những biện pháp sau:

- Xây dựng các tiêu chí để đánh giá cán bộ:

+ Về phẩm chất đạo đức chính trị: Việc nhận thức và chấp hành các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như các quy định

quy chế của cơ quan. Từ việc nhận thức đúng đắn những nội dung trên sẽ giúp cho việc thực hiện nhiệm vụ đúng với pháp luật và quy định.

+ Về đạo đức lối sống: Có lối sống giản dị chân thành với mọi người, được mọi người tin yêu. Biết tạo ra và thực hiện một môi trường làm việc có văn hoá, gương mẫu trong mọi hoạt động của cơ quan, nghiêm chỉnh chấp hành mọi quy định nơi công sở.

+ Về trình độ chuyên môn được đào tạo có phù hợp với nhiệm vụ công tác được giao không. Phương pháp làm việc có phù hợp với tính chất và nội dung công việc được giao không. Khả năng tổ chức thực hiện những nhiệm vụ được giao.

+ Về năng lực cá nhân: Năng lực thực hiện và hiệu quả công việc đạt được, tự nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý của bản thân.

Mức độ đáp ứng yêu cầu công tác của từng cán bộ.

- Phương pháp tổ chức đánh giá cán bộ:

+ Việc tổ chức đánh giá cán bộ được thực hiện trước khi phân công, bố trí công việc, đặc biệt là trước khi bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý hoặc bổ nhiệm lại cán bộ.

+ Việc đánh giá cán bộ phải được tổ chức định kỳ hàng năm, sẽ giúp cho cán bộ thấy được những ưu điểm, hạn chế của mình để có hướng phấn đấu rèn luyện.

- Quy trình đánh giá cán bộ: Quy trình đánh giá thông thường nên thông qua các bước sau:

- Thống nhất chuẩn đánh giá.

- Người được đánh giá tự đánh giá theo chuẩn.

- Đồng nghiệp đánh giá; cấp quản lý trực tiếp đánh giá. Có thể cụ thể hoá 3 nội dung trên thành các bước sau:

Bước 1: Cá nhân cán bộ tự nhận xét, đánh giá.

Bước 2: Tổ chức họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và trên cơ sở bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ, tập thể cán bộ, sẽ đánh giá theo những tiêu chí cơ quan đề ra.

Bước 3: Lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ sẽ nhận xét, đánh giá độc lập không dựa trên kết quả đánh giá của tập thể cán bộ đơn vị.

Bước 4: Trên cơ sở hồ sơ, biên bản đánh giá cán bộ của các bộ phận, phòng ban, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng sẽ họp và tiến hành đánh giá và tham mưu trình Thủ trưởng cơ quan xem xét có phương án sử dụng cụ thể.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Trên cơ sở sử dụng kết quả đánh giá cán bộ Thủ trưởng cơ quan sẽ xem xét để quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ; và kết quả đánh giá cán bộ sẽ làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ cho phù hợp.

Sử dụng kết quả đánh giá cán bộ để quyết định danh hiệu thi đua và mức độ khen thưởng.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ kế hoạch cung ứng tại công ty cổ phần thiết bị giáo dục 1 bộ giáo dục và đào tạo (Trang 115 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)