Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục
Quản lý gắn liền với hoạt động của con người trong cuộc sống. Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính xã hội của lao động.
Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động khi xã hội phát triển, quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển các hoạt động xã hội, xã hội loài người trải qua nhiều chế độ chính trị xã hội khác nhau, mỗi chế độ khác nhau có một phương thức sản xuất khác nhau, phương thức sản xuất sau phát triển hơn phương thức sản xuất trước, con người thế hệ sau tiến bộ và văn minh hơn con người thế hệ trước, nó kéo theo trình độ quản lý ngày càng cao làm cho năng suất lao động ngày càng tăng, làm cho xã hội ngày càng phát triển tiến bộ. Quản lý là một dạng lao động xã hội gắn liền và phát triển cùng với lịch sử phát triển của loài người. Đó là một dạng lao động đặc biệt điều khiển các hoạt động lao động, nó có tính khoa học và nghệ thuật cao, nhưng đồng thời nó là sản ph m có tính lịch sử, tính đặc thù của xã hội.
Quản lý còn là sự kết hợp giữa tri thức với lao động, quản lý còn được xem là tổ hợp cách thức, phương pháp tác động vào đối tượng để phát huy khả năng của đối tượng nhằm thúc đ y sự phát triển của xã hội.
Theo quan điểm chính trị xã hội: Quản lý là các sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý, người tổ chức
quản lý) lên khách thể quản lý (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế... bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”.
Theo tác giả Bùi Minh Hiền: “Quản lý là sự tác động có tổ chức có hướng đích của chủ thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra [26], như vậy có thể xem quản lý là một quá trình tác động có mục đích có kế hoạch nhằm gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý, thông qua cơ chế quản lý, nhằm đạt mục đích của quản lý.
Tuy có nhiều cách diễn đạt khái niệm về quản lý khác nhau nhưng chúng đều có sự thống nhất cơ bản, có thể khái quát là: Quản lý là một quá trình tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm bảo đảm cho sự vận động, phát triển của hệ thống phù hợp với quy luật khách quan, trong đó sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội để đạt được mục tiêu đã xác định theo ý chí của chủ thể quản lý.
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Cũng giống như khái niệm quản lý, khái niệm quản lý giáo dục cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Ở đây, chỉ đề cập tới khái niệm quản lý giáo dục trong phạm vi quản lý một hệ thống giáo dục mà hạt nhân của hệ thống là các cơ sở trường học.
Về khái niệm quản lý giáo dục, theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là điều hành phối hợp các lực lượng nhằm thúc đ y công tác đào tạo thế hệ theo yêu cầu phát triển của xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác không chi giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người. Cho nên quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân” [1].
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý (hệ thống giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất” [23].
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những qui luật chung của xã hội cũng như các qui luật của quản lý giáo dục, của sự phát triển tâm lý và thể lực của trẻ em ” [32].
Như vậy, những khái niệm về Quản lý giáo dục nêu trên tuy có những cách diễn đạt khác nhau nhưng có thể hiểu một cách khái quát: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có chủ đích, phù hợp với qui luật khách quan của chủ thể quản lý giáo dục đến đối tượng quản lý trong hệ thống giáo dục nhằm khai thác và tận dụng tốt nhất những tiềm năng và cơ hội để đạt được mục tiêu giáo dục trong môi trường luôn biến động.
Trong quản lý giáo dục chủ thể quản lý ở các cấp chính là bộ máy quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương, còn đối tượng quản lý chính là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và các hoạt động thực hiện chức năng của giáo dục đào tạo. Có thể hiểu một các cụ thể là:
Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có kế hoạch, có ý tưởng, có mục đích của chủ thể quản lý đến đổi tượng bị quản lý.
Quản lý giáo dục là sự tác động lên tập thể GV, HS và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nhằm huy động họ cùng phối hợp tác động tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường để đạt mục đích đã định.
Hay quản lý giáo dục ở cấp độ quản lý trường học (cơ sở giáo dục): là
hệ thống những tác động có chủ đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý đến tập thể cán bộ, nhân viên, người dạy, người học, cha m người học hay người đỡ đầu, các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, và cơ hội nhằm thực hiện có chất lượng mục tiêu giáo dục. [24].
Từ các cách trình bày khái niệm quản lý giáo dục trên đây có thể thấy:
- Quản lý giáo dục là một dạng của quản lý xã hội và nó mang đầy đủ các đặc điểm của quản lý nói chung và quản lý xã hội nói riêng;
- Tính chất quản lý nhà nước được thể hiện rõ nét trong quản lý giáo dục ngay cả với quản lý tác nghiệp tại trường học và các cơ sở giáo dục;
- Đối tượng chủ yếu của quản lý là con người nhưng quản lý con người trong quản lý giáo dục còn bao hàm cả sự huấn luyện, giáo dục, tạo cho họ có khả năng thích ứng với các vai trò xã hội mà họ đã và sẽ đảm nhận. [24].