Thăm dò mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện An Lão TP Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện, Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn hiện nay (Luận văn thạc sĩ) (Trang 116 - 121)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN AN LÃO - THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2020

3.5. Thăm dò mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Để khẳng định giá trị khoa học của các biện pháp đã đề xuất, bằng phương pháp chuyên gia, đề tài thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ GVTHCS huyện An Lão, tác giả thực hiện theo quy trình sau:

- Bước 1: Xây dựng ý kiến chuyên gia (được thể hiện trong phụ lục 1).

- Bước 2: Lựa chọn chuyên gia

Các chuyên gia được lựa chọn gồm có: Cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên viên, GV có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, phát triển đội ngũ GVTHCS, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; có ph m chất đạo đức tốt, khách quan, trung thực.

Số lựợng chuyên gia lựa chọn là 202 người. Trong đó: Cán bộ, lãnh đạo đang công tác tại UBND huyện: 12, phòng GD & ĐT: 15, phòng Nội vụ: 6 người; Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng:34 người; tổ chức chuyên môn, GV giỏi:

135 người.

- Bước 3: Lấy ý kiến chuyên gia và xử lý kết quả nghiên cứu.

Dựa trên mẫu phiếu đã xây dựng (phần phụ lục), tác giả xin ý kiến các chuyên gia một cách độc lập theo mẫu phiếu đánh giá gồm 2 khía cạnh:

i) Đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất ở 3 mức độ: Rất cần thiết (3 điểm); cần thiết (2 điểm); ít cần thiết (1 điểm).

ii) Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp đề xuất ở 3 mức độ: Rất khả thi (3 điểm); khả thi (2 điểm); ít khả thi (1 điểm).

- Bước 4: Lập bảng thống kê điểm trung bình cho các biện pháp đê xuất xếp thứ bậc và đưa ra kết luận.

3.5.2. Kết quả thăm dò

Kết quả thăm dò tính cần thiết của các biện pháp quản lý đội ngũ GVTHCS đã đề xuất được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả thăm dò tính cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất

TT Các biện pháp

Tính cần thiết

X Thứ bậc Rất cần

thiết Cần thiết Ít cần thiết SL TL

(%) SL TL

(%) SL TL (%) 1.

Lập quy hoạch, kế hoạch quản lý đội ngũ GV THCS.

155 76.73 47 23.27 0 0.00 559 2.77 2

2.

Đổi mới phương thức tuyển chọn GV theo hướng khách quan công bằng và có yếu tố cạnh tranh đảm bảo đủ số lượng, hợp lý về cơ cấu

92 45.54 102 50.50 8 3.96 488 2.42 5

3.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ GV

178 88.12 24 11.88 0 0.00 582 2.88 1

4.

Xây dựng, phát huy ảnh hưởng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn và giáo viên cốt cán trong phát triển nghề nghiệp GV

120 59.41 82 40.59 0 0.00 524 2.59 4

5.

Tăng cường đánh giá giáo viên và thanh tra, kiểm tra chuyên môn ở các trường THCS

124 61.39 78 38.61 0.00 528 2.61 3

6.

Sử dụng đi đôi với thực hiện chính sách khuyến khích, động viên đội ngũ GV

80 39.60 122 60.40 0 0.00 484 2.40 6

Điểm TB chung 2.61

Nhận xét: Với kết quả thăm dò chuyên gia ở bảng 3.1 cho thấy các chuyên gia đánh giá tính cần thiết của các biện pháp quản lý đội ngũ GVTHCS có mức độ cần thiết rất cao vì với điểm trung bình chung X = 2,61 (min = 1, max = 3).

Đặc biệt có 2 biện pháp được đánh giá cần thiết cao nhất là:

Biện pháp: “Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ GV THCS”có điểm trung bình X = 2,88 xếp bậc 2/5.

Biện pháp: “ Lập quy hoạch quản lý đội ngũ GV THCS” có điểm trung bình X = 2,77 xếp bậc 1/5.

Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý đội ngũ GV đã đề xuất tương đối đồng đều, khoảng cách giữa các giá trị điểm trung bình không quá xa nhau.

Điều đó khẳng định để phát triển đội ngũ GVTHCS cần phải phối họp cả 5 biện pháp trên, mỗi biện pháp có những thế mạnh riêng, bổ trợ cho nhau.

- Kết quả thăm dò tính khả thi của các biện pháp quản lý đội ngũ GVTHCS đề xuất được thể hiện trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kết quả thăm dò tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất TT Các biện pháp

Tính khả thi

X Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Ít khả thi

SL TL

(%) SL TL

(%) SL TL (%) 1.

Lập quy hoạch, kế hoạch quản lý đội ngũ GV THCS.

150 74.26 52 25.74 0 0.00 554 2.74 2

2.

Đổi mới phương thức tuyển chọn GV theo hướng khách quan công bằng và có yếu tố cạnh tranh đảm bảo đủ số lượng, hợp lý về cơ cấu

76 37.62 116 57.43 10 4.95 470 2.33 6

3.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ GV

164 81.19 38 18.81 0 0.00 568 2.81 1

4.

Xây dựng, phát huy ảnh hưởng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn và giáo viên cốt cán trong phát triển nghề nghiệp GV

124 61.39 90 44.55 0 0.00 552 2.73 3

5.

Tăng cường đánh giá giáo viên và thanh tra, kiểm tra chuyên môn ở các trường THCS

120 59.41 82 40.59 0.00 524 2.59 4

6.

Sử dụng đi đôi với thực hiện chính sách khuyến khích, động viên đội ngũ GV

100 49.50 102 50.50 0 0.00 504 2.50 5

Điểm TB chung 2.62

Nhận xét: Kết quả bảng 3.7 cho thấy ý kiến đánh giá các biện pháp phát triển đội ngũ GVTHCS đã đề xuất với điểm trung bình chung X = 2,63 có tính khả thi tương đối cao, điểm trung bình của các biện pháp đề xuất tập trung, tất cả các biện pháp đều có điểm trung bình X > 2,0. Mức độ khả thi của các biện pháp được các chuyên gia đánh giá không giống nhau, đó là tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng cơ sở giáo dục.

Các biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao là:

- Biện pháp: “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ GVTHCS”

có điểm trung bình X = 2,81 xếp bậc 1/5.

- Biện pháp: “Xập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GVTHCS”

có điểm trung bình X = 2,74 xếp bậc 2/5.

Kết quả nghiên cứu trên đây khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đội ngũ GVTHCS huyện An Lão đề xuất.

Từ kết quả khảo sát trên, tác giả thực hiện mô tả mối tương quan thứ bậc 6 biện pháp tác giả đề xuất theo công thức:

Công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman:

r = 1 -

) 1 (

6

2 2

N N

D (-1 r  1)

Trong đó: r là hệ số tương quan (r < 0 : tương quan nghịch, r > 0: tương quan thuận, giá trị r càng gần tới 1 thì mối tương quan càng chặt)

D là hiệu số giữa thứ bậc của X và thứ bậc của Y N là số biện pháp

Ta có : r = 1-  

 

2 2 2 2 2 2

2 2

6 0 1 0 1 1 1

6 1 0,89

( 1) 6 36 1

D N N

     

  

  

Với hệ số tương quan r = 0,89, cho phép khẳng định bước đầu về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện An Lão - TP Hải Phòng là tương quan tỉ lệ thuận và chặt chẽ,

mức độ cần thiết được đánh giá quan trọng như thế nào thì mức độ khả thi cũng được đánh giá tương ứng như thế. Nghĩa là mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp được đánh giá cao và phù hợp.

Tiểu kết chương 3

Nâng cao năng lực, ph m chất cho ĐNGV nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là một nội dung được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, đặc biệt để thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. Do đó, đòi hỏi phải quản lý ĐNGV có chất lượng. Trên địa bàn huyện An Lão - TP Hải Phòng, ĐNGV THCS cơ bản đạt chu n về trình độ đào tạo. Tuy nhiên, về năng lực sư phạm vẫn chưa có sự đồng đều trong đội ngũ, kết quả giáo dục thông qua mỗi GV vẫn còn chênh lệch, đạo đức nghề nghiệp còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu mong muốn.Vì vậy, quản lý ĐNGV THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT là một việc làm hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, các biện pháp quản lý ĐNGV THCS đã đề xuất sẽ tác động đến các chủ thể quản lí và các khâu của quá trình quản lí, các thành tố của quá trình quản lý ĐNGV THCS. Các biện pháp này được thực hiện đồng bộ, đảm bảo các nguyên tắc sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục; xây dựng ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có chất lượng; phát huy tính sáng tạo, tích cực, tinh thần trách nhiệm của GV;

nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho GV; tác động đến quá trình quản lí ĐNGV.

Tác giả đã tổ chức thăm dò ý kiến của CBQL, giáo viên, tổ trưởng chuyên môn các trường THCS; hầu hết các ý kiến đều hài lòng và đánh giá tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp.

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện An Lão TP Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện, Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn hiện nay (Luận văn thạc sĩ) (Trang 116 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)