Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đội ngũ GV THCS
Việc quản lý đội ngũ giáo viên của Phòng GD&ĐT chịu nhiều tác động của các yếu tố ảnh hưởng. Dưới đay sẽ phân tích một số yếu tố cơ bản…
1.5.1. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước:
Việc quản lý đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên THCS nói riêng phải tuân thủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Do đó nếu
hệ thống các văn bản này đầy đủ, rõ ràng, đồng bộ thì sẽ thuận lợi cho việc quản lý đội ngũ và ngược lại.
1.5.2. Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.
Thực tế cho thấy yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý đội ngũ giáo viên. Nếu địa phương nào có điều kiện kinh tế xã hội phát triển thì dễ thu hút đội ngũ giáo viên có năng lực về công tác, giáo viên cũng an tâm công tác, gắn bó lâu dài với địa phương đó, còn ngược lại địa phương nào có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn thì khó thu hút đội ngũ giáo viên về công tác hoặc nếu có tham gia công tác thì cũng không an tâm gắn bó lâu dài dẫn đến sự biến động thường xuyên trong đội ngũ, rất khó quản lý.
1.5.3. Năng lực quản lý của Phòng GD&ĐT
Năng lực quản lý đội ngũ giáo viên của Phòng GD&ĐT sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục và đào tạo trong một địa phương (quận, huyện), đó là: Cùng với Phòng Nội vụ tham mưu cho UBND huyện công tác tuyển chọn giáo viên đảm bảo tính công bằng, công khai các tiêu chí tuyển chọn đảm bảo chọn được những giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng về công tác tại địa phương mình; Tham mưu cho UBND huyện những hình thức để thu hút giáo viên có trình độ tay nghề vững vàng về địa phương mình công tác; Điều động giáo viên hợp lý phù hợp với năng lực chuyên môn nghiệp vụ, khoảng cách địa lý ... để đảm bảo cho giáo viên trong huyện yên tâm công tác; Đánh giá giáo viên sát với trình độ thực tế và có hình thức bồi dưỡng giáo viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giáo dục; ...
1.5.4. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ
Ngày nay, khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng, đã làm tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh tế. Do đó, đòi hỏi lực lượng lao động phải có trình độ tay nghề cao. Điều này kéo theo GV THCS phải nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực. Tình hình này đã tác động đến sự phát triển đội ngũ giáo viên THCS. Việc quản lý ĐNGV THCS phải đảm bảo cả về số lượng lẫn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.
1.5.5. Chất lượng của các trường THCS
Uy tín, thương hiệu được các nhà trường quan tâm xây dựng: Uy tín càng lớn, mạnh càng thu hút GV, đặc biệt là GV có năng lực và tâm huyết cống hiến. Từ đó, công tác quản lý ĐNGV cũng thuận lợi. Tất cả GV đều muốn công tác trong một tổ chức có uy tín, thương hiệu, được xã hội công nhận và nhiều người biết đến, đồng thời bản thân mỗi GV cũng lo sợ khi phải rời khỏi tổ chức đó nếu không đáp ứng yêu cầu. Khi nhà trường có thương hiệu thì mối liên hệ giữa GV và nhà trường càng gắn bó, công tác quản lí GV cũng thuận lợi hơn. Mặt khác, uy tín và thương hiệu nhà trường sẽ giúp nhà trường có ưu thế trong công tác tuyển sinh góp phần tăng thêm việc làm, thu nhập và các chính sách đãi ngộ GV được thực hiện tốt hơn. Đây là động lực khiến GV gắn bó với nhà trường, hết lòng, hết sức xây dựng nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý ĐNGV.
Môi trường sư phạm: Hiện nay, nước ta đang tích cực đổi mới sự nghiệp GD&ĐT, triển khai các phong trào thi đua, trong đó rất quan tâm xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn. Môi trường sư phạm có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý ĐNGV của nhà trường, nó tác động đến tình cảm, lí trí và hành vi của các thành viên trong nhà trường. Bầu không khí làm việc trong nhà trường tốt sẽ gắn kết các thành viên, thúc đ y mọi hoạt động trong nhà trường, nhất là phát triển ĐNGV.
Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục: Những năm gần đây, nhận thức được vai trò của cán bộ QLGD, toàn ngành đã rất quan tâm xây dựng đội ngũ này. Đội ngũ cán bộ QLGD có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lí nhà trường. Để nâng cao chất lượng ĐNGV, tạo môi trường giáo dục
tốt, CBQL giáo dục nhà trường là những người đầu đàn, nòng cốt trong các hoạt động, nắm chắc và hiểu sâu sắc điều kiện nhà trường, mục tiêu, chương trình, nội dung giảng dạy, đổi mới phương pháp giáo dục, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động giáo dục có hiệu quả, là trung tâm của sự đoàn kết, thu hút ĐNGV, được đồng nghiệp đánh giá cao. Trách nhiệm chính của việc quản lý ĐNGV thuộc về cán bộ QLGD. Do vậy, đội ngũ cán bộ QLGD có tác động lớn đến phát triển ĐNGV các nhà trường.
Trình độ nhận thức của đội ngũ giáo viên: Bất kì công việc nào, để thực hiện thành công, trước hết những người thực hiện công việc phải thực hiện đúng công việc mà mình sẽ thực hiện. Thực tế cho thấy, trình độ nhận thức của GV góp phần rất lớn trong việc quản lý ĐNGV. Phát huy năng lực, thế mạnh của GV trong giảng dạy, giáo dục và các hoạt động sẽ tạo điều kiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đồng thời góp phần quan trọng trong công tác phát triển ĐNGV.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, tác giả đã phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề về quản lý đội ngũ giáo viên THCS, đề cập đến một số khái niệm công cụ cơ bản như:
Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, giáo viên, đội ngũ giáo viên, quản lý đội ngũ giáo viên… Đặc biệt tác giả đã nghiên cứu những nội dung của quản lý đội ngũ giáo viên THCS của Phòng GD&ĐT.
Qua đó cho thấy việc quản lý đội ngũ giáo viên THCS của Phòng GD&ĐT để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết và cấp bách. Công tác quản lý của Phòng GD&ĐT luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá các khâu từ quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá và chế độ đãi ngộ…
Việc quản lý đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như sự phát triển nhanh của khoa học và công nghệ; các cơ chế, chính sách quản lí của nhà nước và của ngành; uy tín, thương hiệu của cơ sở GD&ĐT; môi trường sư phạm; trình độ của CBQL; bộ máy quản lí; trình độ nhận thức của ĐNGV. Đây chính là những yếu tố khách quan, chủ quan, đồng thời cũng là những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý ĐNGV. Để xây dựng được những biện pháp quản lý đội ngũ GVTHCS cần đánh giá đúng thực trạng đội ngũ GVTHCS và quản lý đội ngũ GVTHCS từ đó đề xuất những biện pháp hữu hiệu giúp cho các nhà quản lý và các cấp QLGD thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Chương 2