Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN AN LÃO - THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2020
3.2. Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện An Lão - TP Hải Phòng đến năm 2020
3.2.5. Biện pháp 5. Tăng cường đánh giá giáo viên và thanh tra, kiểm tra chuyên môn ở các trường THCS
3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa
- Kiểm tra, đánh giá giúp cho nhà quản lí có cơ sở để quản lí nhà trường, có những thông tin phản hồi cần thiết để điều chỉnh các hoạt động quản lí, tạo nên sự liên thông và sự liên kết giữa nhà trường với các cấp quản lí và xã hội.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá đúng năng lực GV, công tác quản lí của hiệu trưởng góp phần nâng cao chất lượng ĐNGV, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
3.2.5.2. Nội dung
Để đạt được mục tiêu quản lý ĐNGV THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, một trong những nội dung phải thường xuyên thực hiện là công tác thanh tra, kiểm tra tại các trường THCS.
Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo các hình thức: thanh tra chuyên ngành, thanh tra chuyên đề việc thực hiện nhiệm vụ của GV, kiểm tra hoạt động sư phạm của GV. Tuỳ đặc điểm tình hình mà xác định hình thức, quy mô, đối tượng, mục đích yêu cầu của từng đợt thanh tra, kiểm tra.
Ngoài ra, một yếu tố quan trọng khác đó là việc tự kiểm tra. Nhà trường tự kiểm tra lại việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao; bản thân GV tự kiểm tra, đánh giá.
Với mục tiêu quản lý ĐNGV THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, công tác thanh tra, kiểm tra phải được đổi mới, thể hiện ở một số nội dung sau:
- Quán triệt để các cấp lãnh đạo, ĐNGV có nhận thức đúng về đổi mới kiểm tra, đánh giá, từ đó, có nhận thức đúng về nguyên tắc đánh giá là:
(1) Đánh giá GV phải tác động vào các khâu, các yếu tố của quá trình quản lí đội ngũ, thông qua các tiêu chu n, tiêu chí;
(2) Đánh giá GV phải góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ;
(3) Đánh giá GV phải có sự hợp tác của đối tượng đánh giá;
(4) Đánh giá GV phải phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường, đồng thời đáp ứng được yêu cầu chung;
(5) Đánh giá GV phải khách quan.
Việc quán triệt trên nhằm nâng cao nhận thức đúng về công tác thanh tra kiểm tra là một việc làm hết sức cần thiết để đảm bảo cho thành công của việc "tăng cường" công tác kiểm tra, thanh tra.
- Xây dựng các nội dung cụ thể để bổ sung mức độ đạt được các minh chứng của từng tiêu chí, tiêu chu n của GV. Các nội dung yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra được quán triệt trong lãnh đạo của ngành, đội ngũ cán bộ quản lí nhà trường và cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra; được phổ biến đến từng GV để thực hiện việc giám sát công tác thanh tra, kiểm tra và công tác tự kiểm tra (các nội dung này được cụ thể hoá từ 25 tiêu chí của Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT).
Đánh giá GV theo các tiêu chí được thể hiện ở các nội dung: kế hoạch công việc của GV, các loại hồ sơ theo quy định, việc lên lớp của GV, việc thực hiện sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, việc dự giờ đồng nghiệp và tham gia các hoạt động chuyên môn,...
Các nội dung đánh giá phản ánh được "ph m chất" và "năng lực" của người GV.
- Đổi mới công tác đánh giá: Một trong những nội dung đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá là không chỉ dựa vào sự đánh giá của đồng nghiệp mà còn phải căn cứ vào kết quả giáo dục mà bản thân GV đảm nhận (so sánh chất lượng đầu vào, đầu ra của học sinh).
Về nội dung đánh giá, ngoài tổ chuyên môn và các cấp lãnh đạo còn có học sinh, phụ huynh học sinh cũng tham gia ở một số nội dung, một số khâu trong quy trình thực hiện đánh giá GV.
3.2.5.3. Triển khai thực hiện a) Xây dựng kế hoạch
Căn cứ hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học của các trường học, tình hình ĐNGV, kết quả kiểm tra, đánh giá của năm học trước,... Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra cho cả năm học đối với các trường THCS. Hiệu trưởng các trường THCS tiến hành xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra nội bộ tại đơn vị.
Kế hoạch thanh tra, kiểm tra được cụ thể về thời gian và nội dung. Bên cạnh kiểm tra cụ thể về việc thực hiện quy chế chuyên môn; thực hiện giảng dạy của GV còn phải thanh tra, kiểm tra các yếu tố, các điều kiện để GV thực hiện nhiệm vụ chuyên môn như điều kiện cơ s ở vật chất, thiết bị dạy học, sự quản lí chỉ đạo của hiệu trưởng, các hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường trong việc thực hiện các phong trào thi đua của ngành.
Ngoài kế hoạch thanh tra, kiểm tra, đánh giá định kì, cần chủ động xây dựng kế hoạch phân công thực hiện đối với những trường hợp bất thường và những đợt thanh tra, kiểm tra đột xuất.
- Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra với các hình thức sau:
(1) Thanh tra, kiểm tra thường xuyên: Trên cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường THCS xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra và tiến hành thường xuyên tại đơn vị, trong đó có kiểm tra các hoạt động chuyên môn của GV, của các tổ chuyên môn tại đơn vị.
(2) Thanh tra, kiểm tra định kì: Đây là hình thức thanh tra, kiểm tra mà Phòng GD&ĐT thừa ủy quyền của Sở GD&ĐT tiến hành theo chương trình,
kế hoạch đã xác định vào những thời gian cuối học kì, kết thúc năm học nhằm đánh giá kết quả hoạt động của nhà trường, của hiệu trưởng qua 01 học kì, qua 01 năm học.
(3) Thanh tra, kiểm tra đột xuất: Để đảm bảo tính khách quan trong đánh giá hoặc do tình hình thực tế, Phòng GD&ĐT có thể tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất các trường THCS về một chuyên đề, một hoạt động nào đó;
hiệu trưởng có thể kiểm tra đột xuất một hoạt động chuyên môn của GV khi cần thiết.
- Qua kết quả kiểm tra, các trường học tổ chức thực hiện việc đánh giá GV về các mặt công tác theo các quy định tại Quyết định số 06/2006/QĐ- BNV, ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại GV mầm non và GV phổ thông công lập và đánh giá, xếp loại GV theo Chu n nghề nghiệp GV trung học ban hành theo Thông tư số 30/2009/TT- BGDĐT, ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
b) Tổ chức thực hiện
- Đầu năm học, Phòng GD&ĐT tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra của năm học trước và đề ra kế hoạch nhiệm vụ năm học mới. Trên cơ sở kế hoạch kiểm tra đánh giá đã đề ra, Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch chi tiết của từng nội dung thanh tra, kiểm tra và hướng dẫn về trách nhiệm, quyền hạn của đơn vị và đối tượng thanh tra, kiểm tra.
- Phòng GD&ĐT ban hành các văn bản hướng dẫn các trường học tổ chức thanh tra, kiểm tra trong nội bộ nhà trường, đánh giá theo từng nội dung hoạt động, nhiệm vụ chuyên môn của từng bộ phận công tác và nhiệm vụ chuyên môn của ĐNGV.
- Hàng năm, căn cứ chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường THCS xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường,
trong đó xây dựng các nội dung chi tiết về kiểm tra các hoạt động sư phạm của ĐNGV tại đơn vị, đảm bảo cụ thể về nội dung, hình th ức, thời gian kiểm tra phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị, GV theo thời gian biên chế năm học và tỷ lệ GV được kiểm tra.
- Phòng GD&ĐT thu thập thông tin từ những kênh khác nhau, xử lí các thông tin đó một cách khoa học để có cơ sở kết luận chính xác, khách quan về kết quả thanh tra, kiểm tra tại các trường học. Qua đó, giúp các trường học nhận thấy những tồn tại, hạn chế và có hướng khắc phục đồng thời phát huy, nhân rộng những ưu điểm, những mặt mạnh của đơn vị.
- Hiệu trưởng cần thu thập các nguồn thông tin cần thiết, có hướng xử lí khoa học, phù hợp với từng hoàn cảnh của mỗi GV để có sự đánh giá đúng, khách quan kết quả hoạt động từng GV và cả đội ngũ. Từ đó, Hiệu trưởng có sự điều chỉnh trong công tác quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị và giúp cho ĐNGV nhìn nhận được những hạn chế, có điều chỉnh để phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ, hoàn thiện bản thân và phát huy những điểm mạnh, mặt mạnh, ưu điểm của bản thân, góp phần cùng tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
c) Chỉ đạo thực hiện
- Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra các trường THCS. Kết luận đánh giá kết quả thanh tra, kiểm tra của Phòng GD&ĐT và Hiệu trưởng các trường phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, toàn diện, khoa học, dân chủ và công bằng.
- Hiệu trưởng chỉ đạo các thành viên thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện kiểm tra tại đơn vị (tự kiểm tra) phải được tiến hành thường xuyên, với nhiều hình thức; đánh giá kết quả kiểm tra phải đảm bảo khoa học, khách quan, đúng kết quả hoạt động của người được kiểm tra. Qua kiểm tra phải giúp cho ĐNGV hoàn thiện bản thân và phấn đấu nâng cao chất lượng công
tác, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị.
- Hiệu trưởng các trường triển khai, quán triệt trong đội ngũ CBQL, GV tiến hành đảm bảo đúng quy trình và các quy định về đánh giá, xếp loại GV theo các quy định thông qua các nguồn minh chứng phù hợp với các tiêu chí, tiêu chu n của Thông tư 30/2009/TT -BGDĐT của Bộ GD&ĐT và Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ.
- Bên cạnh thanh tra, kiểm tra của các cấp, Phòng GD&ĐT cần phát huy công tác kiểm tra nội bộ của các đơn vị, Hiệu trưởng cần coi trọng và phát huy việc tự kiểm tra, đánh giá của đơn vị mình, của bản thân mỗi GV.
Kết quả này sẽ phản ánh đúng sự nỗ lực của đơn vị, của bản thân GV, từ đó tự xây dựng kế hoạch phấn đấu hoàn thiện phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, của GV.
- Hiệu trưởng và bản thân mỗi GV khi phát hiện những vấn đề nảy sinh trong các hoạt động phải giải quyết nhanh, kịp thời và thông báo cho các đối tượng liên quan, báo cáo với các cấp lãnh đạo biết, chỉ đạo thực hiện.
d) Kiểm tra, đánh giá
- Ở trường THCS: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và các thành viên được phân công có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của đơn vị.
- Ở Phòng GD&ĐT: Lãnh đạo Phòng GD&ĐT có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của các trường.
Thông qua các buổi giao ban định kì và thông qua chỉ đạo các hoạt động của Phòng GD&ĐT để đôn đốc, đánh giá, nhận xét công tác thanh tra, kiểm tra của Sở và của từng trường học.
e) Điều kiện thực hiện
Để công tác thanh tra, kiểm tra có hiệu quả tốt, điều kiện của mỗi trường THCS cần có là:
- Tập thể lãnh đạo đoàn kết, thống nhất và nhận thức đúng về vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra.
- Mỗi trường THCS phải có những tổ trưởng chuyên môn, một số GV có năng lực chuyên môn tốt, có uy tín trong nhà trường để tham mưu cho hiệu trưởng làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá GV. Trường THCS là một đơn vị có phong trào thi đua tốt sẽ tạo điều kiện cho công tác thanh tra, kiểm tra có hiệu quả cao.
- Phòng GD&ĐT phải xây dựng đội ngũ cộng tác viên thanh tra của Sở để tham mưu và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra tại tất cả các trường THCS.