Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC NGOẠI NGỮ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG 2 - HẢI PHÒNG
2.1. Khái quát về trường Cao đẳng nghề GTVT TƯ 2 - Hải Phòng
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Trường Cao đẳng nghề GTVT Trung ương 2
Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương 2 trực thuộc Bô Giao thông vận tải, Nhà trường đã trải qua 52 năm xây dựng và phát triển, tiền thân là Trường Cơ khí đóng tàu trực thuộc Cục cơ khí - Bộ GTVT được thành lập theo Quyết định số 1523 / QĐ-GTVT ngày 08 tháng 6 năm 1965 của Bộ trưởng Giao thông vận tải. Từ đó đến nay, ngày 08/6 được lấy làm ngày kỷ niệm thành lập trường. Nhiệm vụ của trường khi đó chuyên đào tạo công nhân kỹ thuật cơ khí bậc 2/7 (thời gian đào tạo 18 tháng) phục vụ cho công nghiệp tàu thuỷ và một số nghề cơ khí khác của ngành GTVT. Đến năm 1970 trường được giao nhiệm vụ đào tạo công nhân kỹ thuật bậc 3/7 với thời gian đào tạo 3 năm.
Ngày 21/02/1984 Bộ trưởng Bộ GTVT có quyết định số 336 / QĐ- GTVT về việc chuyển trường về trực thuộc Bộ GTVT quản lý, với tên mới là trường Công nhân cơ khí đóng tàu I, với nhiệm vụ đào tạo công nhân kỹ thuật bậc 3/7, thời gian đào tạo 2 năm và đào tạo công nhân bậc 4/7 (tuyển học sinh tốt nghiệp 3/7 khá giỏi và công nhân bậc 3/7 có thời gian làm việc từ 2 năm trở lên kể từ khi ra trường), thời gian đào tạo 24 tháng.
Do yêu cầu mở rộng ngành nghề đào tạo, ngày 27/8/2992 Bộ GTVT có quyết định số 1749 / QĐ-GTVT đổi tên trường thành trường Kỹ thuật và nghiệp vụ GTVT 2. Đến năm 2004 trường được nâng cấp, trở thành trường Trung học GTVT Trung ương 2 theo Quyết định số 2646 - QĐ/BGTVT ngày 06/9/2004, nhiệm vụ của Trường là vừa đào tạo Kỹ thuật viên trình độ trung cấp, vừa đào tạo nghề bậc 4/7; 3/7; nghề ngắn hạn.
Xuất phát từ nhu cầu khách quan về nguồn nhân lực của ngành công nghiệp GTVT nói chung và công nghiệp tàu thuỷ nói riêng, trên cơ sở tiềm năng và nội lực hiện có, Nhà trường đã xây dựng đề án thành lập: "Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương 2" trên cơ sở nâng cấp Trường Trung học GTVT Trung ương 2, ngày 15/2/2007 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã có Quyết định số 262/QĐ-BLĐTBXH thành lập Trường Cao đẳng nghề GTVT Trung ương 2, trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, đồng thời Bộ Giao thông vận tải đã có quyết định số 1093/QĐ-BGTVT ngày 17/4/2007 quy định nhiệm vụ quyền hạn, trách nhiệm và cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng nghề GTVT Trung ương 2. Năm học 2007 - 2008 Trường tuyển sinh đào tạo 8 chuyên ngành Cao đẳng; 3 chuyên ngành Trung cấp chuyên nghiệp và 18 nghề đào tạo trung cấp nghề, sơ cấp nghề. Ngoài các chuyên ngành đào tạo về cơ khí và cơ khí đóng tàu, các chuyên ngành đào tạo mới được đưa vào đào tạo là: Kế toán doanh nghiệp, Quản trị kinh doanh, Ngoại ngữ, Tin học.v.v...
Quyết định thành lập Trường Cao đẳng nghề GTVT Trung ương 2 của Nhà nước là nguồn cổ vũ động viên rất lớn đối với các thế hệ CB - GV - CNV và học sinh, sinh viên của Trường, đồng thời đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử rất quan trọng, tạo ra động lực phát triển mới, tạo ra thế và lực mới để Nhà trường tiếp tục phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân
lực phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và thực hiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Địa điểm của Trường hiện nay: Xã Hồng Thái, Huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng.
Diện tích đất của Trường: Hơn 20 ha.
2.1.3. Tổ chức bộ máy,chức năng và nhiệm vụ của Nhà trường, của các khoa đào tạo nghề
* Tổ chức bộ máy.
- Tổng số CBCNV hiện tại: 230; Trong đó giáo viên: 150
- Trình độ giáo viên: + Thạc sỹ, Cử nhân, kỹ sư và sau đại học: 100%
- Ban Giám hiệu:
Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Đào tạo, Phó Hiệu trưởng Nội chính, - Các Phòng chức năng:
1 - Phòng Đào tạo 4 - Phòng Kỹ thuật và Kế hoạch 2 - Phòng Hành chính-Tổ chức 5 - Phòng Quản trị - Đời sống
3 - Phòng Tài chính - Kế toán 6- Phòng Công tác học sinh - sinh viên 7- Phòng kiểm định và quan hệ đối ngoại
- Các Khoa, tổ môn trực thuộc Giám hiệu:
1- Khoa Chế tạo Vỏ tàu thuỷ. 5- Khoa Kinh tế.
2- Khoa Điện - Điện tử. 6- Khoa Cơ bản - Cơ sở.
3- Khoa Cơ khí. 7- Khoa Công nghệ thông tin.
4- Khoa Động lực. 8- Khoa Công nghệ Hàn.
- Các Trung tâm - Ban Quản lý dự án.
- Các tổ chức chính trị - xã hội:
+ Đảng Bộ Đảng Cộng sản Việt nam Trường Cao đẳng nghề GTVT TƯ 2 trực thuộc Đảng Bộ huyên An Dương thành phố Hải phòng.
+ Công đoàn cơ cở trường Cao đẳng nghề GTVT TƯ 2 trực thuộc Công đoàn ngành GTVT Việt nam.
+ Đoàn TN Cộng sản Hồ Chí Minh trường Cao đẳng nghề GTVT TƯ 2 là tổ chức Đoàn cấp trên cơ sở, trực thuộc Thành Đoàn Hải Phòng.
- Các lớp học sinh - sinh viên
* Chức năng và nhiệm vụ của Nhà trường
Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương 2 có nhiệm vụ:
- Đào tạo nghề theo ba cấp trình độ: Cao đẳng nghề; Trung cấp nghề;
Sơ cấp nghề và Trung cấp chuyên nghiệp.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động.
-.Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu với các ngành nghề được phép đào tạo,
- Tuyển sinh, tổ chức các hoạt động dạy học, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học.
- Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, người học trong hoạt động đào tạo.
- Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên đủ về số lượng, phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo của trường theo quy định của pháp luật.
- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính của trường theo quy định của pháp luật.
- Thực hiên dân chủ công khai trong đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và hoạt động tài chính trong nhà trường.
- Thực hiện chế độ báo cáo và các nhiệm vụ khác theo quy định * Nhiệm vụ của các khoa đào tạo nghề.
- Thực hiên kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khoá theo chương trình kế hoạch giảng dạy hàng năm của Trường
- Thực hiên việc biên soạn chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề khi được phân công; tổ chức nghiên cứu đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
- Thực hiện các hoạt động thưc nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào quá trình dạy nghề.
- Quản lý giáo viên, nhân viên, người học thuộc đơn vị mình theo quy định.
- Quản lý,sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định của Hiệu trưởng ; đé xuất, xây dựng các kế hoạch bổ xung, bảo trì thiết bị dạy nghề.
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác.