Thực trạng quản lý hoạt động học ngoại ngữ của HSSV nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ tại trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương 2 Hải Phòng (Luận văn thạc sĩ) (Trang 61 - 66)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC NGOẠI NGỮ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG 2 - HẢI PHÒNG

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ tại trường Cao đẳng nghề GTVT Trung ương 2 - Hải Phòng

2.3.2 Thực trạng quản lý hoạt động học ngoại ngữ của HSSV nhà trường

 Quản lý hoạt động học ngoại ngữ trên lớp

Nhà trường, khoa, phòng đào tạo và tổ môn chỉ đạo GV bộ môn ngoại ngữ trực tiếp giảng dạy và quản lý hoạt động học tập của HSSV trong giờ học.

Cụ thể quản lý về:

- Ý thức thái độ học tập bộ môn (thông qua kỷ luật giờ học) - Phương pháp học tập

- Chất lượng học tập (thông qua làm bài luyện tập cũng như kết quả các bài kiểm tra).

- Đồ dùng, tài liệu học tập

Tại nhà trường, các GV dạy bộ môn ngoại ngữ đã tích cực và thường xuyên trao đổi với các em về những lợi ích của việc học ngoại ngữ, giúp các em HSSV nhận thức đúng đắn về học bộ môn này, từ đó các em sẽ có ý thức, thái độ học tập tốt. Tuy nhiên, có những thầy cô dạy bộ môn còn chưa thật nhiệt tình trong việc thuyết phục động viên các em học tập dẫn tới việc có những em đã lười học ngoại ngữ (vì lý do như mất gốc kiến thức, học không vào, không nhập tâm) lại càng không tha thiết học hơn. Ngược lại, có những em HSSV ngay từ đầu đã xem nhẹ vai trò và tầm quan trọng của bộ môn nên ảnh hưởng rất nhiều đến ý thức học tập, phương pháp học tập và chất lượng học tập. Do đó việc này gây khó khăn rất nhiều cho GV giảng dạy bộ môn.

Thêm vào đó phương pháp tự học của HSSV còn chưa cao, chưa tự chủ độc lập tư duy sáng tạo. Học còn mang tính chất thụ động nghe và ghi chép, tái hiện. Khả năng tự phân tích tổng hợp, khái quát vấn đề, của HSSV còn rất hạn chế. Một trong những nguyên nhân bắt nguồn từ phương pháp dạy học của giáo viên (nghĩa là những phương pháp dạy học tích cực còn rất ít khi được sử dụng). Do đó các GV bộ môn, GVCN cần tìm ra biện pháp phù hợp thúc đẩy quá trình học tập của HSSV theo chiều hướng tích cực.

 Quản lý học tập ngoại ngữ ngoài giờ của HSSV

Qua trao đổi với các em HSSV và bản thân một số GVCN, giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn thì việc học ngoại ngữ ngoài giờ của các em là rất hạn chế và kém hiệu quả. Chỉ có một số ít các em yêu thích bộ môn và thấy

cần thiết phải học có tham gia học thêm ngoại ngữ tại các trung tâm và trường đại học khác với những đối tượng này vì ý thức được tầm quan trọng của bộ môn nên các em tự học là chính và có thái độ học tập đúng đắn. Phần lớn các em khác cho rằng thường xuyên không ôn lại, xem lại bài tại nhà sau mỗi buổi học lên lớp. Vì vậy, chất lượng học tập không cao. Vậy làm thế nào có thể quản lý tốt học ngoại ngữ ngoài giờ của HSSV? Câu trả lời này dành cho các nhà quản lý.

 Thực trạng quản lý việc phối kết hợp giữa GVCN, GV bộ môn, Đoàn thanh niên, Phòng công tác HSSV, Ban thanh tra giáo dục, cha mẹ HSSVđể quản lý hoạt động học ngoại ngữ của các em

Tại nhà trường, GV bộ môn sẽ là người trực tiếp quản lý hoạt động học của HS vì họ là những người trực tiếp giảng dạy HS ở trên lớp nên việc quản lý sẽ sát sao thực tế hơn.

Bên cạnh đó, phòng công tác HSSV là một bộ phận mà trong nhiều năm qua đã có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần quản lý gián tiếp hoạt động học tập của HSSV.

Phòng công tác HSSV chỉ đạo các GVCN quản lý chặt chẽ các hoạt động của lớp mình chủ nhiệm như: nề nếp học tập chất lượng học tập, các hoạt động đoàn thể... Tuy nhiên, các GVCN vẫn chưa thường xuyên phối kết hợp với GV bộ môn để có những phương hướng và kế hoạch quản lý hạot động học tập của HSSV cho có hiệu quả nhất. Việc sinh hoạt lớp của GVCN (...) nội dung sinh hoạt còn sơ sài. Đôi khi việc sinh hoạt còn mang tính hình thức. Một trong những khó khăn đối với các GVCN: có những GVCN những lớp mà mình không trực tiếp giảng dạy, do đó việc quản lý không được sát và ít thuận lợi hơn nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học tập nói chung và chất lượng học ngoại ngữ nói riêng.

Vừa qua, nhà trường đã thành lập ban thanh tra giáo dục với nhiệm vụ quản lý, theo dõi, kiểm tra tất cả các hoạt động dạy và học của GV và HSSV.

Ban thanh tra đã có sự phối kết hợp với GVCN, GV bộ môn để góp phần hoàn thành nhiệm vụ hoạt động của mình. Với sự xuất hiện của ban này, hầu như các em HSSV ngày càng rèn luyện cho mình một nề nếp học tập tốt hơn, các GV cũng phấn đấu giảng dạy đảm bảo nề nếp dạy học và chất lượng dạy học tốt.

Đoàn thanh niên nhà trường tổ môn cũng đã cũng đã có những hoạt động cụ thể thúc đẩy, khích lệ phong trào học tập của các em và đặc biệt là hoạt động học tập ngoại nhữ. ĐTN đã tổ chức các tuần học tốt và các dịp kỉ niệm ngày nhà giáo VN 20-11, ngày thành lập trường 8/6, ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản HCM 26/3... Qua hoạt động này nâng cao ý thức rèn luyện nề nếp học tập cho các em, động viên các em phấn đấu học tập tốt với kết quả cao. Ngoài ra, tổ môn ngoại ngữ đã kết hợp với đoàn thanh niên nhà trường tổ chức hội thi Olympic môn ngoại ngữ và Festival ngoại ngữ. Hai hoạt động này tuy chưa thật sự có quy mô lớn nhưng đã phần nào cổ vũ tinh thần học tập môn ngoại ngữ - chìa khoá mở tới sự thành công cho các em HSSV trong thời kì hội nhập hiện nay.

 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quản lý hoạt động học ngoại ngữ của HSSV

Dưới đây là kết quả đánh giá mức độ thực hiện biện pháp chỉ đạo việc phối kết hợp giữa GVCN, GV bộ môn, tổ môn, ĐTN, phòng công tác HSSV, ban thanh tra giáo dục, ban đại diện cha mẹ HSSV để quản lý hoạt động học tập của HSSV.

Bảng 2.10: Đánh giá mức độ thực hiện biện pháp chỉ đạo việc phối kết hợp giữa GVCN, GV bộ môn, tổ môn, ĐoànTN, phòng công tác HSSV,

Ban thanh tra giáo dục, Ban đại diện cha mẹ HS-SV để quản lý hoạt động học của HS - SV.

TT Nội dung- biện pháp

Cán bộ quản lý Giáo viên Điểm

TB

Thứ bậc

Điểm TB

Thứ bậc

1

GVCN thường xuyên trao đổi với GVBM về tinh thần học tập của lớp, về nguyện vọng của các em để GVBM điều chỉnh kịp thời nội dung giảng dạy, phương pháp, mục tiêu cho phù hợp

2.06 3 2.12 2

2

GVBM phản ánh tình hình học tập bộ môn của HS cho GVCN để GVCN có sự nắm bắt kịp thời và có những điều chỉnh cần thiết cho hoạt động học của HS (như sắp xếp sơ đồ lớp phù hợp, đội ngũ cán bộ lớp quản hoạt động học, động viên khích lệ các em kịp thời...)

2.2 1 2.3 1

3

GVCN kết hợp phòng công tác - HSSV và Đoàn TN tổ chức phong trào học tập tự quản và các phong trào hoạt động của Đoàn, rèn luyện đạo đức cũng như nề nếp học tập

2.13 2 2.04 3

4

GVCN mời GVBM dự các tiết sinh hoạt lớp, sơ kết, tổng kết để trao đổi góp ý kiến cho HS phương pháp học và tự học bộ môn

2.03 4 1.88 4

5

Tổ bộ môn nắm bắt thường xuyên tình hình giảng dạy của các GVBM tổ môn cũng như tình hình học tập của các em để có sự trao đổi, thống nhất về mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy giúp HS học tập tôt nhất

1.76 7 1.76 6

6

GVCN kết hợp ban đại diện cha mẹ HSSV để thống nhất trao đổi, hướng dẫn quản lý các em học tập tại nhà

1.8 6 1.5 7

7 Ban thanh tra giáo dục kết hợp GVCN,

GVBM quản lý hoạt động học tập của HS-SV 1.93 5 1.84 5 Nguồn: Tác giả khảo sát

Trong quá trình thực hiện kế hoạch, nhà trường (mà đại diện là Ban thanh tra giáo dục) đã có kế hoạch, chương trình kiểm tra việc thực hiện quản lý hoạt động học tập nói chung và học ngoại ngữ nói riêng. Các em HSSV đã dần nâng cao ý thức nề nếp học tập. Tuy vậy, vẫn còn có những em ý thức học tập kém, học kiểu chống đối... Vẫn còn có những GV còn chưa thật nghiêm kỷ luật trong giờ dạy nên tác động phần nào tới việc chấp hành tốt kỉ luật trật tự giờ học trên lớp.

Sau những đợt kiểm tra, Ban thanh tra đều có kết quả đánh giá và thông báo về cho khoa, tổ môn để giúp các GVCN, GV bộ môn quản lý chặt chẽ hơn hoạt động học tập nói chung và ngoại ngữ nói riêng.

Một điều mà nhà trường khác với những trường khác, đó là: nhà trường không có ban đại diện cha mẹ HSSV để kết hợp với phòng công tác HSSV Ban thanh tra giáo dục, đoàn thanh niên, tổ môn, GVCN, GV bộ môn để quản lý hoạt động học tập của HSSV. Vì vậy việc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ và gây khó khăn trong việc quản lý học tập ngoài giờ của các em.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ tại trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương 2 Hải Phòng (Luận văn thạc sĩ) (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)