Thực trạng hoạt động dạy ngoại ngữ của giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ tại trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương 2 Hải Phòng (Luận văn thạc sĩ) (Trang 45 - 50)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC NGOẠI NGỮ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG 2 - HẢI PHÒNG

2.2. Thực trạng hoạt động dạy học ngoại ngữ tại trường Cao đẳng nghề

2.2.2. Thực trạng hoạt động dạy ngoại ngữ của giáo viên

Bảng 2.3: Mức độ thực hiện các nhiệm vụ của người giáo viên

STT Nội dung công việc Tốt Khá TB Chưa

tốt Kém Điểm

TB Thứ

4 3 2 1 0 X bậc

1 Soạn giáo án theo phương pháp

đổi mới 5 3 2 0 0 3.3 1

2 Dự giờ rút kinh nghiệm 4 3 2 1 0 3.0 2

3 Sinh hoạt tổ chuyên môn 2 4 3 1 0 2.7 4

4 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

của học sinh 3 4 2 1 0

2.9 3

5 Sử dụng thiết bị dạy học 1 7 1 1 0 2.8 5

6 Làm đồ dùng dạy học 1 5 2 1 1 2.4 6

Nguồn: Tác giả khảo sát

Chúng tôi đã phát 10 phiếu hỏi cho các GV dạy ngoại ngữ tại Nhà trường xin ý kiến đánh giá mức độ thực hiện các nhiệm vụ của người giáo viên.

- Thực hiện tốt (4 điểm) - Thực hiện khá (3 điểm) - Thực hiện TB (2 điểm) - Thực hiện chưa tốt (1 điểm) - Thực hiện kém (0 điểm)

Kết quả ở bảng cho thấy, các GV đều đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của một giáo viên nhưng hiệu quả công việc chưa đồng đều. Hầu hết các GV đều thực hiện soạn giáo án theo phương pháp đổi mới (xếp thứ 1). Đó là có sự rõ ràng về mục tiêu, cô đọng về nội dung, đặc biệt trong phương pháp dạy học cần tách biệt giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò. Thêm vào đó là có sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại.

Việc dự giờ rút kinh nghiệm cũng được tổ môn thực hiện khá thường xuyên hàng tuần, hàng tháng nhằm giúp các giáo viên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và rèn luyện các kĩ năng, phương pháp dạy học. (Điểm TB 3.0 - xếp thứ 2). Tuy nhiên việc sinh hoạt tổ chuyên môn còn không thường xuyên và mang tính hình thức. Chỉ khi nào có công việc cần bàn, trao đổi thì GV trong tổ mới họp. Rõ ràng, tổ môn cần phải sinh hoạt định kì hàng tuần để GV trao đổi về mọi công tác giảng dạy cần thiết.

Mặc dù các GV đã soạn giáo án theo phương pháp đổi mới (nghĩa là có sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại) nhưng số lần giáo viên sử dụng thiết bị dạy học còn rất ít (xếp thứ 5). Đây là một sự mâu thuẫn rất lớn trong việc soạn giáo án và thực dạy trên lớp của giáo viên.

Việc làm đồ dùng dạy học của giáo viên còn rất ít ỏi, mới chỉ dừng ở những bài hội giảng và những đồ dùng rất đơn giản nên hiệu quả các bài giảng chưa cao (Điểm TB 2.4 – xếp thứ 6).

2.2.2.2 Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học ngoại ngữ của giáo viên Qua khảo sát thực tế cho thấy, hoạt động giảng dạy của các giáo viên dạy ngoại ngữ trong nhà trường về cơ bản đảm bảo bám sát mục tiêu, nội dung, chương trình môn học. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy đã bộc lộ ra một số những hạn chế sau:

Bảng 2.4: Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học ngoại ngữ của giáo viên

STT Phương pháp dạy học

Mức độ vận dụng 1 2 3 4 5 Điểm

TB

Thứ bậc

1 Thuyết trình 0 2 8 0 0 2.8 4

2 Vấn đáp, đàm thoại 0 0 0 4 6 4.6 1

3 Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ 0 1 3 5 1 3.6 3 4 Dạy học nêu và giải quyết vấn đề 0 0 2 4 4 4.2 2 5 Dạy học theo phương pháp thực

nghiệm 2 6 2 0 0 2.0 7

6 Dạy và học theo dự án 0 6 4 0 0 2.4 5

7 Dạy học có sự hỗ trợ của các

phương tiện dạy học hiện đại 1 6 3 0 0 2.2 6

Nguồn: Tác giả khảo sát So với tổng số giáo viên toàn trường (hơn 200 giáo viên) thì đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ tại nhà trường còn khá khiêm tốn (10 giáo viên). Hầu hết các giáo viên còn trẻ, kinh nghiệm giảng dạy còn chưa nhiều.

Chúng tôi đã phát 10 phiếu hỏi cho các giáo viên dạy ngoại ngữ tại nhà trường để xin ý kiến đánh giá của các đồng chí về mức độ vận dụng các phương pháp dạy học thông qua 5 mức:

Mức 1: Chưa biết vận dụng Mức 2: Chưa vận dụng Mức 3: Ít vận dụng

Mức 4: Vận dụng thường xuyên Mức 5: Vận dụng thành thạo

Kết quả ở bảng 2.4 cho thấy: đa số các giáo viên sử dụng thường xuyên các phương pháp dạy học: vấn đáp, đàm thoại (xếp thứ 1); dạy và học phát hiện và giải quyết vấn đề (xếp thứ 2), dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ (xếp thứ 3), thuyết trình (xếp thứ 4).

Chúng ta có thể thấy có sự khác biệt rõ rệt trong việc sử dụng các phương pháp dạy học của giáo viên dạy ngoại ngữ so với giáo viên dạy các môn học khác.

Do đặc thù của môn học, giáo viên và học sinh phải đàm thoại nhiều nên chủ yếu giáo viên sử dụng phương pháp dạy học vấn đáp, đàm thoại. Trong khi đó phương pháp thuyết trình được sử dụng không thường xuyên bởi có một số khái niệm của bài học sinh có thể tự tìm hiểu để đưa ra định nghĩa phương pháp dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ rất phù hợp và hiệu quả khi chúng ta sử dụng để dạy ngoại ngữ bởi nó phát huy được tinh thần làm việc tập thể và khả năng nhạy bén, sáng tạo của học sinh. Phương pháp dạy học với sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại đã có sử dụng nhưng mức độ không nhiều, không thường xuyên (xếp thứ 6). Chủ yếu chỉ khi giáo viên tham gia hội giảng mới sử dụng máy vi tính, máy chiếu hay đài cassette để hỗ trợ giảng dạy. Nguyên nhân là do bản thân giáo viên còn chưa thấy hết được hiệu quả mà các phương tiện hỗ trợ mang lại. Các giáo viên còn ngại sử dụng chúng vì khả năng sử dụng các phương tiện còn hạn chế, mất nhiều thời gian chuẩn bị, phải đầu tư soạn bài giáo án điện tử để trình chiếu, phải mua băng, đĩa,...

Còn hai phương pháp: Dạy học theo phương pháp thực nghiệm và dạy học theo dự án còn ít được sử dụng. Trong xu thế hội nhập hiện nay, nhà trường đã tạo khá nhiều cơ hội cho các cán bộ - giáo viên - công nhân viên và học sinh sinh viên nhà trường đi lao động xuất khẩu tại một số nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó các giáo viên dạy ngoại ngữ (dạy tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật) đã tham gia dạy học theo các dự án đi xuất khẩu lao động đó. Tuy nhiên phương pháp dạy học này vẫn chưa được sử dụng thường xuyên, phổ biến (xếp thứ 5) còn phương pháp dạy học thực nghiệm (xếp thứ 7, điểm trung bình 2.0)

2.2.2.3 Thực trạng sử dụng thiết bị dạy học và phương tiện kỹ thuật hiện đại trong dạy học ngoại ngữ tại nhà trường trong xu thế hiện nay.

Qua thực tế cho thấy, Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm tới việc trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho tổ môn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy. Trước đây nhà trường đã trang bị 01 phòng nghe nhìn để dạy ngoại ngữ nhưng do quá trình sử dụng lâu không đều, việc bảo dưỡng không thường xuyên nên ảnh hưởng tới chất lượng của các phương tiện dạy học đó. Hiện nay, tất cả trang thiết bị của phòng học đã thanh lý vì hiệu quả kém, không sử dụng được.

Ngoài ra nhà trường đã trang bị vi tính cho các khoa và tổ môn và đã nối mạng toàn trường để giáo viên tiện sử dụng để khai thác thông tin cần thiết phục vụ giảng dạy. Các giáo viên được khuyến khích sử dụng giáo án điện tử nhưng số lượng chưa nhiều. Hầu hết các đồng chí chỉ sử dụng giáo án điện tử khi thao giảng chưa sử dụng hàng ngày vì khả năng sử dụng phương tiện hiện đại chưa thành thạo nên các giáo viên ngại sử dụng. Đây là một điểm hạn chế mà các giáo viên dạy ngoại ngữ (nhất là các giáo viên trẻ) cần khắc phục.

Nhà trường cũng đã trang bị cho tổ môn đài casette cho học sinh luỵên nghe. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, học sinh chưa được rèn luyện nhiều nên nghe không hiểu dẫn đến ngại nghe (các giáo viên phải đầu tư và tốn thêm thời gian luyện nghe cho học sinh nên sợ lạm dụng vào nội dung chương trình môn học và chậm tiến độ giảng dạy. Thêm vào đó, khi kiểm tra kết thúc môn học không có kiểm tra kỹ năng nghe nên các học sinh lười học nghe và xem nhẹ kĩ năng này.

Do những nguyên nhân trên nên dần cả giáo viên và học sinh đều ngại khi sử dụng các thiết bị nghe nhìn trong dạy học. Đây rõ ràng là một điểm hạn chế của giáo viên đối với học sinh và ảnh hưởng lớn tới chất lượng giảng dạy môn học.

Nhà trường cũng đã trang bị máy chiếu đa năng cho một số bộ phận, đơn vị. Nhưng hiện tại Khoa cơ bản cơ sở - nơi mà tổ môn ngoại ngữ đang

hoạt động thì vẫn chưa có máy chiếu riêng. Chỉ khi tham gia hội giảng cấp khoa, trường, các giáo viên phải mượn từ khoa Công nghệ thông tin và nhờ sự hỗ trợ về kỹ thuật của các giáo viên khoa Công nghệ thông tin. Do đó nên các giáo viên dạy ngoại ngữ dù rất muốn sử dụng giáo án điện tử nhưng việc giảng dạy lại liên quan đến nhiều khâu chuẩn bị, nhờ nhiều người hỗ trợ kỹ thuật do giáo viên không chủ động được nên hầu hết các giáo viên rất ngại sử dụng máy chiếu. Bởi vậy hạn chế này đã tác động không nhỏ tới quá trình học tập của học sinh và chất lượng dạy học của giáo viên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ tại trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương 2 Hải Phòng (Luận văn thạc sĩ) (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)