Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC NGOẠI NGỮ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG 2 - HẢI PHÒNG
2.4. Đánh giá chung về thực trạng
Trên cở sở phân tích thực trạng dạy học ngoại ngữ đáp ứng mục tiêu đào tạo của đáp ứng mục tiêu đào tạo của trường cao đẳng nghề GTVT trung ương trong xu thế hiện nay, khảo sát các số liệu thực tế đối chiếu với cơ sở lý luận và thực tiễn cho phép chúng tôi rút ra nhận xét sau.
2.4.1 Ưu điểm và hạn chế Ưu điểm
Đối với cán bộ quản lý, cao nhất từ BGH nhà trường đến phòng đào tạo khoa cơ bản cơ sở và tổ môn ngoại ngữ đều có nhận thức đúng đắn và tính cấp thiết việc quản ký dạy học ngoại ngữ đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường trong xu thế hội nhập hiện nay. Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm sát sao đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ GV nhà trường. Ban giám hiệu nhà trường đã xác định ngoại ngữ là một bộ môn rất quan trọng hiện nay và còn quan trọng hơn bao giờ hết trong tuơng lai phòng khoa để luôn khích lệ, động viên các đồng chí GV tổ môn ngoại ngữ tự học tự bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn của mình và đã tạo những điều kiện tốt để các GVNN học tập. Trong quá trình dạy học, tổ môn cũng đã chịu sự quản lý và kiểm tra hoạt động từ phía khoa và phòng cũng như BGH nhà trường, ban thanh tra giáo dục nhà trường. Do đó bản thân các GV cũng đã ý thức được tầm quan trọng tính khoa học và chất lượng của bộ môn ngoại ngữ.
Hạn chế
Mặc dù cán bộ quản lý, các GV đã có sự nhận thức đúng đắn và tính cấp thiết việc quản ký dạy học ngoại ngữ đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà
trường trong xu thế hội nhập hiện nay, nhưng việc quản lý dạy học ngoại ngữ tại nhà trường vẫn không tránh khỏi những hạn chế sau:
Công tác quản lý dạy học ngoại ngữ còn nhiều bất cập, chưa cụ thể và đồng bộ, chưa theo quy trình. Do đó ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả dạy và học ngoại ngữ. Tính kế hoạch trong chỉ đạo còn hạn chế nên khả năng duy trì tốt hoạt đông dạy học ngoại ngữ tại nhà trường chưa thường xuyên và liên tục.
Việc quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch của tổ môn còn chưa sâu, chưa thường xuyên, việc kiểm tra hồ sơ giảng dạy của GV vẫn chưa đều đặn và chưa có quy chế thưởng, phạt rõ ràng nhằm khích lệ, động viên các GV chuẩn bị bài tôt khi lên lớp cũng như hoàn thành các nhiệm vụ khác, hạn chế tối thiểu và tiến tới không có trường hợp nào GV không soạn bài trước khi lên lớp, sổ sách ghi chép không đúng không khoa học...
Đặc biệt việc kiểm tra đạo đức, tư cách nhà giáo chưa phổ biến và cụ thể. Bên cạnh đó, tuy nhà trường đã quan tâm bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV dạy ngoại ngữ nhưng việc quản lý áp dụng những kiến thức được bồi dưỡng vào trong giảng dạy còn chưa kịp thời và hiệu quả.
Việc chỉ đạo thiết kế giáo án theo PP đổi mới, chỉ đạo hoạt động dạy học trên lớp, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HSSV vẫn chưa sát sao, chưa thường xuyên, liên tục và cụ thể. Do đó vẫn có những trường hợp GV tổ môn mắc khuyết điểm sai lầm khi soạn bài giảng bài và trong qúa trình đánh giá kết quả học tập của HSSV.
Thêm vào đó việc trang bị đầu tư CSVC - TBDH ngoại ngữ còn chưa được chú trọng nên ảnh hưởng khá nhiều tới việc vận dụng PPDH cũng như nội dung sao cho phù hợp. Ngoài ra, do CSVC - TBDH còn nghèo nàn đơn điệu nên chưa tạo động lực học tập lớn trong HSSV.
Mặc dù nhà trường đã có sự chỉ đạo tổ môn lồng ghép các nội dung ngoại ngữ chuyên ngành vào giảng dạy song tổ môn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm tài liệu, hiểu về nội dung, đặc điểm từng nghề.
Do đó nhà trường cần trang bị cho các GV các tài liệu tham khảo về nghề nghiệp chuyên môn để GV áp dụng vào trong giảng dạy.
Đối với việc quản lý quá trình học tập của HSSV tuy đã có sự phối kết hợp của nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân trong ngoài nhà trường song chúng ta vẫn phải nhìn nhận rằng việc quản lý học tập ngoại ngữ của HSSV trong nhà trường còn chưa hiệu quả, đôi khi còn mang tính hình thức. Tinh thần sáng tạo, tự giác trong học tập của các em chưa cao. Đặc biệt là khả năng tự học, việc quản lý HSSV tự học còn kém. Cơ chế thi đua khen thưởng chưa tạo động lực thực sự trong quá trình học tập cho HSSV.
2.4.2 Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân làm hạn chế quá trình quản lý dạy học ngoại ngữ đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường trong xu thế hội nhập hiện nay.
- Do nhận thức của GV về vị trí, vai trò của bản thân trong giai đoạn hiện nay chưa cao, đặc biệt do ảnh hưởng nhận thức về bộ môn của HSSV chưa tốt dẫn đến việc GV chưa thật sự thay đổi về chất việc tự học còn trì trệ và đôi khi GV còn buông lỏng trong quá trình quản lý học tập của HSSV chưa thật sự đầu tư nhiệt tình trong giảng dạy.
- Các nhà quản lý trong nhà trường chưa tìm ra những biện pháp cụ thể trong việc kiểm tra, đánh giá việc xây dựng và thực hiện dạy và học của GV và HS.
- Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ngoại ngữ của nhà trường còn thiếu chưa đa dạng, công tác quản lý và khai thác sử dụng chưa tốt.
Với những hạn chế và nguyên nhân trên đã ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình dạy học ngoại ngữ tại nhà trường. Do đó cần phải tìm ra những biện pháp phù hợp với đặc điểm và điều kiện của nhà trường để việc quản lý dạy học ngoại ngữ sẽ đạt hiệu quả cao đáp ứng được mục tiêu đào tạo của nhà trường trong xu thế phát triển hiện nay.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Qua khảo sát thực trạng dạy học ngoại ngữ ở trường Cao đẳng nghề GTVT Trung ương 2 cho thấy: Hầu như giáo viên nói chung và giáo viên ngoại ngữ nói riêng đã có ý thức về tầm quan trọng của ngoại ngữ trong xu thế hội nhập. Các giáo viên dạy ngoại ngữ đã có cố gắng trong việc áp dụng phương pháp dạy học mới vào giảng dạy song hiệu quả chưa cao. Việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ còn hạn chế. Thực trạng công tác quản lý dạy học ngoại ngữ còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học bộ môn. Việc quản lý hoạt động tổ môn còn kém, chưa sâu sát. Quản lý các cơ sở vật chất - thiết bị dạy học và việc khai thác sử dụng còn chưa cao. Giáo viên chưa thực sự là người hướng dẫn cho học sinh - sinh viên học tập nên chưa phát huy hết tính chủ động, sáng tạo, nhận thức đúng, tư duy tích cực, phương pháp học tập đúng nên hiệu quả học tập còn chưa đồng đều.
Những vấn đề nghiên cứu lý luận ở Chương 1 và phân tích thực trạng ở Chương 2 về công tác quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ ở trường Cao đẳng nghề là cơ sở lý luận và thực tiễn để tác giả đưa ra: "Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ tại trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải trung ương 2 " , đồng thời khảo nghiệm mức độ cần thiết vào tính khả thi của các biện pháp đó. Đây là những nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu mà chúng tôi nghiên cứu thực hiện ở Chương 3.