Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI
3.4. Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Những biện pháp nêu trên được đề xuất dựa trên cơ sở lý luận và phân tích thực tiễn công tác quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ đáp ứng mục tiêu đào tạo của trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải trung ương 2 trong xu thế hội nhập. Để kiểm tra mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp trên, chúng tôi lấy phiếu trưng cầu ý kiến của 50 người (bao gồm: cán bộ quản lý nhà trường, tổ trưởng chuyên môn, trưởng các tổ chức đoàn thể nhà trường) về 8 nhóm biện pháp quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ tại trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải trung ương 2.
Kết quả đánh giá của các đối tượng về mức độ cần thiết được thể hiện ở bảng (3-1).
Rất cần thiết (3điểm), cần thiết (2điểm), không cần thiết (1điểm) Bảng 3.1: Đánh giá về mức độ cần thiết các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ của trường Cao đẳng nghề Giao thông
vận tải trung ương 2.
TT Tên biện pháp Rất cần
thiết
Cần thiết
Không cần thiết
Điểm TB
Xếp thứ bậc
1
Nâng cao nhận thức, tạo động lực cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học ngoại ngữ.
32 18 0 2,64 2
2 Tăng cường quản lý hoạt động tổ chuyên
môn 34 16 0 2,68 1
3
Phát triển số lượng và tăng cường bồi dưỡng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ tại nhà trường
31 19 0 2,62 3
4
Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung ngoại ngữ chuyên ngành vào giảng dạy cho phù hợp với đặc điểm đào tạo của trường nghề.
28 22 0 2,12 6
5
Chỉ đạo việc áp dụng những phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy ngoại ngữ..
29 21 0 2,58 5
6
Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo để giáo viên và học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng, nâng cao vốn ngoại ngữ.
26 24 0 2,52 7
7 Nâng cấp và khai thác hiệu quả các trang
thiết bị phục vụ dạy học ngoại ngữ. 30 20 0 2,60 4 8 Thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá
chất lượng giảng dạy bộ môn ngoại ngữ. 25 25 0 2,50 8 Nguồn: Tác giả khảo sát Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đề xuất đều đánh giá là cần thiết. Điểm trung bình của các biện pháp là tương đối cao từ 2,12 đến 2,60 trong đó cả 8 biện pháp đều có trên 50% số người được hỏi đánh giá là rất cần thiết, số còn lại nhận định các biện pháp trên đều cần thiết.
Khảo nghiệm tính khả thi các biện pháp, chúng tôi đưa ra 3 mức độ: Rất khả thi (3điểm), khả thi (2điểm), không khả thi (1điểm), kết quả ở bảng 3-2.
Bảng 3.2: Đánh giá mức độ khả thi các biện pháp.
TT Tên biện pháp Rất cần
thiết
Cần thiết
Không cần thiết
Điểm TB
Xếp thứ bậc
1
Nâng cao nhận thức, tạo động lực cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học ngoại ngữ.
34 16 0 2,68 2
2 Tăng cường quản lý hoạt động tổ
chuyên môn 35 15 0 2,70 1
3
Phát triển số lượng và tăng cường bồi dưỡng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ tại nhà trường
31 19 0 2,62 4
4
Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung ngoại ngữ chuyên ngành vào giảng dạy cho phù hợp với đặc điểm đào tạo của trường nghề.
30 20 0 2,60 5
5
Chỉ đạo việc áp dụng những phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy ngoại ngữ..
32 18 0 2,64 3
6
Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo để giáo viên và học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng, nâng cao vốn ngoại ngữ.
27 23 0 2,54 7
7
Nâng cấp và khai thác hiệu quả các trang thiết bị phục vụ dạy học ngoại ngữ.
28 22 0 2,12 6
8
Thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy bộ môn ngoại ngữ.
26 24 0 2,52 8
Nguồn: Tác giả khảo sát Từ kết quả trong bảng cho ta thấy các biện pháp đều có tính khả thi (đều được đánh giá trên trung bình 2,0). Với kết quả giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, ta có hệ số tương quan thứ bậc Spearman giữa tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp được thống kê và tính toán ở bảng (3-3).
Bảng 3.3. Tổng hợp đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp
TT Tên biện pháp Cần thiết Khả thi
X Xi Y Yi
1 Nâng cao nhận thức, tạo động lực cho giáo viên và
học sinh trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. 2,64 2 2,68 2 2 Tăng cường quản lý hoạt động tổ chuyên môn 2,68 1 2,70 1 3
Phát triển số lượng và tăng cường bồi dưỡng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ tại nhà trường
2,62 3 2,62 4
4
Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung ngoại ngữ chuyên ngành vào giảng dạy cho phù hợp với đặc điểm đào tạo của trường nghề.
2,12 6 2,60 5
5 Chỉ đạo việc áp dụng những PPDH tích cực nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy ngoại ngữ. 2,58 5 2,64 3
6
Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo để giáo viên và học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng, nâng cao vốn ngoại ngữ.
2,52 7 2,54 7
7 Nâng cấp và khai thác hiệu quả các trang thiết bị
phục vụ dạy học ngoại ngữ. 2,60 4 2,12 6
8 Thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá chất
lượng giảng dạy bộ môn ngoại ngữ. 2,50 8 2,52 8
Nguồn: Tác giả khảo sát Áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman
) 1 ( 1 6 2
2
n n R d
Trong đó: d Là hiệu số các giá trị thứ bậc cần so sánh n Là số các biện pháp đề xuất
R Là hệ số tương quan thứ bậc
Ta có:
88 , ) 0 1 64 ( 8
10 .
1 6
R
Kết luận: Với hệ số tương quan R = 0,88 cho phép kết luận giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất là có tương quan thuận và chặt chẽ. Nghĩa là giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý là phù hợp nhau. Biện pháp quản lý nhận thức ở mức độ nào thì mức độ thực hiện cũng tương ứng.
Tính cần thiết 2,64 2,68 2,62 2,12 2,58 2,52 2,60 2,50 Tính khả thi 2,68 2,70 2,62 2,60 2,64 2,54 2,12 2,52
Biểu đồ 3.1: Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Biểu đồ cho thấy sự tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp. Biểu đồ thể hiện rõ biện pháp 1 và biện pháp 2 có điểm trung bình về tính cần thiết và tính khả thi tương đối cao, gần tương đương nhau. Biện pháp 3 có sự tương ứng về chỉ số giữa hai cấp độ là cần thiết và tính khả thi.
Như vậy mức tương quan chỉ ra rằng việc năng cao nhận thức cho giáo viên và học sinh sinh viên tầm quan trọng của ngoại ngữ trong xu thế hội nhập là rất cần thiết và phải kết hợp chặt chẽ với việc quản lý hoạt động tổ
0 0,5 1 1,5 2 2,5 3
1 2 3 4 5 6 7 8
TÝnh cÇn thiÕt Tính khả thi
chuyên môn, đặc biệt là việc phát triển, tăng cường bồi dưỡng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ tại nhà trường, cần phải áp dụng những phương pháp dạy học ngoại ngữ hiện đại. Kết hợp nâng cấp khai thác hiệu quả các trang thiết bị để nâng cao hiệu quả dạy học. Đặc biệt tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo, lồng ghép nội dung ngoại ngữ chuyên ngành vào chương trình giảng dạy cũng như thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng bộ môn. Như vây, việc thực hiện đồng bộ những biện pháp trên sẽ định hướng và quản lý tốt hoạt động dạy học ngoại ngữ tại nhà trường đáp ứng mục tiêu đào tạo trong xu thế hội nhập hiện nay.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong chương này, tác giả đã đưa ra mục tiêu, nội dung và cách thực hiện các biện pháp đề xuất. Các biện pháp đề xuất của đề tài được dựa trên cơ sở định hướng phát triển của đất nước, định hướng phát triển của thành phố Hải Phòng và đặc biệt là định hướng phát triển của Trường Cao đẳng nghề GTVT TƯ 2- HP trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, các biện pháp còn dựa trên các nguyên tắc về tính thực tiễn, tính hiệu quả, tính đồng bộ và tính khả thi.
Các biện pháp quản lý dạy học ngoại ngữ đáp ứng mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng nghề GTVT TƯ 2-HP trong xu thế hiện nay cụ thể như sau:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, tạo động lực cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học ngoại ngữ.
Biện pháp 2: Tăng cường quản lý hoạt động tổ chuyên môn
Biện pháp 3: Phát triển số lượng và tăng cường bồi dưỡng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ tại nhà trường
Biện pháp 4: Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung ngoại ngữ chuyên ngành vào giảng dạy cho phù hợp với đặc điểm đào tạo của trường nghề.
Biện pháp 5: Chỉ đạo việc áp dụng những PPDH tích cực nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy ngoại ngữ.
Biện pháp 6: Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo để giáo viên và học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng, nâng cao vốn ngoại ngữ.
Biện pháp 7: Nâng cấp và khai thác hiệu quả các trang thiết bị phục vụ dạy học ngoại ngữ.
Biện pháp 8: Thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy bộ môn ngoại ngữ.
Đồng thời, tác giả đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa các biện pháp với nhau để tạo thành một thể thống nhất cũng như khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nhằm thực hiện quản lý dạy học ngoại ngữ tại nhà trường đạt kết quả cao nhất.