Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ của nhà trường
3.2.1. Nâng cao nhận thức, tạo động lực cho giáo viên và HSSV trong quá trình dạy và học ngoại ngữ
Có thể nói đây là một biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất bởi vì có nhận thức đúng đắn thì mới có hành động đúng và có nhận thức đúng vấn đề mới tìm mọi cách để đạt mục tiêu đề ra.
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Thông qua các hoạt động tuyên truyền, người cán bộ quản lý nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và HSSV nhà trường về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của ngoại ngữ trong xu thế hiện nay.
Đồng thời nhà quản lý tìm mọi cách nhằm tạo động lực cho GV, HSSV tích cực dạy và học ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu của bản thân và xã hội.
3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ngoại ngữ trong giai đoạn hiện nay. Bởi vì chúng ta biết rằng Việt Nam khi ra nhập WTO sẽ tận dụng được nhiều thời cơ nhưng cũng phải đương đầu với những thách thức. Một trong những thách thức đó là ngoại ngữ. Điểm yếu của người lao động Việt Nam thời kì hội nhập đó cũng chính là ngoại ngữ. Sự thiếu hiểu biết và vận dụng kém về ngoại ngữ ảnh
hưởng rất nhiều tới mối quan hệ ngoại giao giữa nước ta và các đối tác nước ngoài cũng như năng suất lao động và chất lượng công việc…
Đồng thời, nhà quản lý cần phải biết tạo động lực thôi thúc giáo viên dạy ngoại ngữ nhiệt tình hơn, chất lượng tốt hơn cũng như khuyến khích HSSV học ngoại ngữ siêng năng hơn hiệu quả và tự giác hơn. CBQL cần chú ý những yếu tố tạo động lực đó là bản thân công việc, sự thành đạt, sự công nhận, trách nhiệm, cơ hội phát triển. Và những yếu tố duy trì đó là điều kiện làm việc, những quy định quản lý của tổ chức sự giám sát những mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, công việc ổn định.
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về vai trò to lớn, vị trí quan trọng của ngoại ngữ trong đội ngũ các giáo viên và HSSV. Chúng ta biết rằng trong kinh tế có thị trường, mà có thị trường thì tất yếu phải có sự tiếp thị quảng cáo. Đối với ngoại ngữ cũng vậy, nếu bản thân các giáo viên và HSSV chưa thấy hết được tầm quan trọng của ngoại ngữ (nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay) thì các nhà quản lý cần phải giúp họ làm cho họ thấy rằng ngoại ngữ là cần thiết là quan trọng, như là một điều kiện, một phần tất yếu của cuộc sống con người.
Thông qua các hoạt động giáo dục cụ thể:
- Đối với các giáo viên, thường xuyên lồng ghép tuyên truyền vai trò, vị trí của ngoại ngữ thông qua các cuộc họp, hội thảo toàn trường các buổi sinh hoạt của khoa hoặc tổ môn. Ví dụ hiện nay mỗi GV muốn đăng kí tham gia giáo viên dạy giỏi cấp thành phố trở nên phải đủ điều kiện về trình độ ngoại ngữ và tin học. Và trong một và năm gần đây, đã có rất nhiều những trường hợp đáng tiếc xảy ra: giáo viên đủ khả năng dạy đạt loại giỏi nhưng lại không biết ngoại ngữ và sử dụng vi tính.
- Đối với HSSV, tổ môn kết hợp với khoa, phòng đào tạo, ĐTN nhà trường để tổ chức các hoạt động ngoại ngữ ngoại khoá cho các em nhằm thu
hút, lôi cuốn các em tham gia vào học tập, luyện tập, thực hành bộ môn này.
Đồng thời các em còn có cơ hội nâng cao nhận thức rằng: ngoại ngữ rất cần thiết, quan trọng và nếu ta khám phá sâu về nó thì quả thật là thú vị và bổ ích.
Các hoạt động ngoại khoá có thể được tổ chức như:
Tổ chức Festival, CLB ngoại ngữ, góc ngoại ngữ, tổ chức các buổi Seminar thảo luận theo chủ đề (có thể mời chuyên gia người nước ngoài, các GV- HSSV của nhà trường và các trường bạn tham gia)...
Bên cạnh các hoạt động ngoại khoá, các GV cần chú trọng việc thường xuyên nhắc nhở các em nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bộ môn trong mỗi khoá học, bài học và tiết học. Đây cũng được coi là một nghệ thuật sư phạm của người thầy. Bởi nếu chúng ta làm cho các em nhận thức đúng vấn đề, nghĩa là đã hé mở một sự thành công trong công việc giảng dạy.
Thông qua các đợt sinh hoạt tập trung toàn trường, lễ khai giảng và bế giảng, các buổi đại hội đoàn trường, đại hội chi đoàn sinh hoạt các chi đoàn, sinh hoạt lớp chúng ta đều có thể kết hợp tuyên truyền về vị trí, vai trò tầm quan trọng của ngoại ngữ trong xu thế hiện nay.
Tạo động lực mạnh mẽ trong GV và HSSV để họ nâng cao nhận thức về bộ môn ngoại ngữ.
Làm cho việc dạy ngoại ngữ trở nên hấp dẫn trở nên thú vị hơn. Trước hết nhà quản lý phải xem xét tinh thần năng lực, nhận thức của các giáo viên đã tốt chưa? Bởi một khi giáo viên có khả năng có tinh thần tốt nhận thức đúng thì sẽ dễ dàng hấp dẫn, lôi cuốn HSSV vào tiết giảng bài dạy của mình.
Do đó nhà quản lý phải thường xuyên quan tâm tới tâm tư, tình cảm, công việc giảng dạy của các giáo viên để xem họ có gặp khó khăn vướng mắc gì không (ví dụ như khó khăn về các điều kiện và thiết bị dạy học, vướng mắc về nội dung, chương trình) trên cơ sở đó nhà quản lý sẽ giải quyết những khó khăn, vướng mắc một cách kịp thời.
Thêm vào đó, cần tạo một bầu không khí thi đua sáng tạo nhiệt tình trong giảng dạy giữa các giáo viên với nhau để từ đó các giáo viên sẽ tìm cho mình những phương pháp dạy học hay nhất hiệu quả nhất.
Sử dụng đòn bẩy khen thưởng
Nhà quản lý cần thiết phải sử dụng đòn bẩy khen thưởng một cách thích hợp xác đáng và kịp thời nhằm tạo động lực trong cả giáo viên và HSSV.
Tuy nhiên để khen thưởng đúng người đúng việc thì nhà quản lý phải luôn công minh thẳng thắn không hạ thấp mà cũng không khen thái quá. Nhà quản lý cần làm cho mọi người thấy rằng mỗi cá nhân (giáo viên hay HSSV) đã có nhiều nỗ lực để đạt được kết quả phải dựa vào các tiêu trí đã thống nhất từ trước nhà quản lý cũng cần có những hình thức khen thưởng cho phù hợp với mỗi cá nhân và mỗi tập thể. Đối với người này thì cần nêu cao sự khen thưởng tinh thần, đối với người kia lại là sự uỷ nhiệm thêm quyền hạn nói nên sự khen thưởng của lãnh đạo. Tuy vậy ta cũng không nên coi nhẹ việc khen thưởng bằng vật chất, khen chê đúng tạo động lực thúc đẩy cố gắng vươn lên tạo sự công bằng trong tập thể.
Tạo môi trường dạy học thân thiện, cởi mở
Nghĩa là nhà quản lý phải biết cách tạo ra và giữ gìn củng cố những mối quan hệ (giữa giáo viên với giáo viên; giữa thầy với trò; giữa nhà quản lý giáo viên với giáo viên) xây dựng cho mọi người nề nếp làm việc kỉ cương theo đúng quy chế. Làm cho mọi thành viên trong tổ chức sống có thiện chí với nhau, tin cậy nhau, thương yêu bao dung lẫn nhau. Sống và làm việc trong một tập thể đoàn kết. Thương yêu giúp đỡ lẫn nhau thì ai cũng sẽ nỗ lực làm việc và mong muốn sẽ đóng góp hết mình vào công việc chung.