Định hướng và các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ tại trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương 2 Hải Phòng (Luận văn thạc sĩ) (Trang 72 - 76)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI

3.1. Định hướng và các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ

Đề tài được lựa chọn nghiên cứu dựa trên định hướng phát triển của đất nước cũng như thành phố Hải Phòng trong xu thế hội nhập hiện nay.

Ngoài ra đề tài cơ bản dựa và chiến lược phát triển và mục tiêu đào tạo của nhà trường trong giai đoạn này.

Mục tiêu tổng quát và định hướng phát triển của thành phố (trích Nghị Quyết Đại hội XII của Đảng)

"Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hòa bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.”

Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ chính trị đề ra yêu cầu xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp văn minh, hiện đại trước năm 2020.

Để thực hiện yêu cầu đó, Nghị quyết XV Đảng bộ thành phố đã xác định mục tiêu phát triển thành phố đến năm 2020 là: Phát huy hiệu quả các

tiềm năng, lợi thế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh, đẩy mạnh thu hút đầu tư, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo sự phát triển nhanh, đột phá để xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ, công nghiệp lớn có sức cạnh tranh cao và mục tiêu sẽ trở thành trọng điểm phát triển kinh tế biển của cả nước; là trung tâm giáo dục – đào tạo, y tế và khoa học – công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, cửa chính ra biển của các địa phương phía Bắc; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao.Hướng tới mục tiêu trở thành một pháo đài bất khả xâm phạm về quốc phòng – an ninh; có tổ chức đảng trong sạch; vững mạnh; hướng tới xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố cảng xanh, văn minh, hiện đại. Để phục vụ mục tiêu phát triển thành phố, toàn đảng, toàn quân, toàn dân thành phố Hải phòng kiên định theo định hướng tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, từ đó đề ra đường lối phát triển phù hợp với tiềm năng lợi thế và vị thế của thành phố; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư,khả năng cạnh tranh; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới.tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt thể chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Chú trọng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã để tạo sự phát triển đột phá cho thành phố.

Định hướng phát triển Thành phố đến năm 2020

- Xây dựng những quyết sách nhanh nhạy để tận dụng thời cơ lịch sử từ quá trình hội nhập quốc tế với những vận hội to lớn cho thành phố cảng trong giai đoạn mới; đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, đặc biệt là từ Nhật Bản,Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ, Singapore…

- Tăng nhanh số lượng các doanh nghiệp có thương hiệu, tham gia vào chuỗi quản trị,chuỗi dịch vụ, có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

- Tập trung xây dựng và phát triển đô thị theo hướng xanh, văn minh, hiện đại và thông minh.

- Thực hiện tốt ba khâu đột phá chiến lược về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và đẩy mạnh cải cách hành chính

- Đổi mới căn bản toàn, diện giáo dục và đào tạo; tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ; đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng văn hóa, xã hội, đảm bảo môi trường, thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.

- Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh, chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Đẩy mạnh công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Chiến lược phát triển và mục tiêu đào tạo của nhà trường:

- Mục tiêu: trường cao đẳng nghề GTVT Trung ương 2 là loại hình trường cao đẳng nghề kinh tế kĩ thuật đào tạo đa cấp, đa ngành, đa loại hình.

Mục tiêu đào tạo của trường là đào tạo cán bộ, công nhân trong lĩnh vực kinh tế, kĩ thuật có trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề. Học sinh, sinh viên tốt nghiệp có trình đọ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đào tạo có khả năng phát triển toàn diện có lòng yêu nước có lí tưởng XHCN, ham hiểu biết và có năng kực học tập suốt đời, có tư duy sáng tạo, làm chủ chuyên môn được đào tạo có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng xã hội, với môi trường tự nhiên, có nếp sông lành mạnh và sức khoẻ tốt hơn bao giò hết nhà trường còn trang bị cho HSSV vốn ngoại ngữ tốt phục vụ công việc trong tương lai.

- Chiến lược phát triển nhà trường:

Trong điều kiện hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trên thế giới theo xu hướng toàn cầu hoá, Việt Nam đã và đang tích cực

tham gia vào các chương trình hội nhập khu vực và quốc tế trên các lĩnh vực trong đó có ngành GTVT đặc biệt là công nghiệp là công nghiệp tàu thuỷ.

Theo đánh giá của các chuyên gia thuộc các tổ chức đóng tàu quốc tế thì Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng to lớn trong việc phát triển công nghiệp cơ khí GTVT mà chủ yếu là công nghiệp tàu thuỷ.

Theo định hướng phát triển ngành công nghiệp GTVT trong đó có công nghiệp tàu thuỷ đến 2020 Việt Nam sẽ đóng tàu có sức chở 12.500DWT – 70.000WDT. Đội ngũ nhân lực cần đáp ứng khoảng 28.000 người, trong đó kĩ sư 8.000, còn lại 20.000người có trình độ cao đẳng nghề và trung cấp nghề;

đó là chưa tính đến đào tạo phục vụ các ngành công nghiệp khác và đào tạo phục vụ xuất khẩu lao động.

Thực trạng chung về giáo dục đào tạo nước ta hiện nay là việc đào tạo thiếu đồng bộ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội thiếu đội ngũ công nhân lành nghề cán bộ kĩ thuật công nghệ trình độ cao trực tiếp tham gia quá trình sản xuất mặt khác tỉ lệ sinh viên có trình độ cao đẳng hiện nay còn quá thấp so với các nước trong khu vực. Theo chiến lược phát triển giáo dục đào tạo phải phấn đấu tỉ lệ 200 sinh viên / trên một vạn dân vào năm 2020 (hiện tại mới có 70 sinh viên / trên một vạn dân).

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trường cao đẳng nghề GTVT trung ương 2 đã chú trọng phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đồng thời tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật.

Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ đào tạo không ngừng được tăng cường, cụ thể là: tổng diện tích mặt bằng trước đây là 40.000 m2, nhà trường đã tiến hành mở rộng trường trên diện tích bổ sung thêm 180.893 m2 với giá trị đầu tư trên 31 tỉ đồng. Theo sự chỉ đạo của Bộ Lao Động Thương binh Xã Hội và

Bộ GTVT nhà trường đã trình các cơ quan nhà nước dự án nâng cao năng lực dạy nghề giai đoạn 2015 - 2020 với tổng số kinh phí đầu tư 18 tỉ đồng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ tại trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương 2 Hải Phòng (Luận văn thạc sĩ) (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)