Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ của nhà trường
3.2.6. Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo để giáo viên và học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng, nâng cao vốn ngoại ngữ
3.2.6.1 Mục tiêu của biện pháp
Trong xu thế hội nhập và bối cảnh quốc tế hiện nay việc tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo cần thiết, mang lại nhiều lợi ích cho nhà trường, các giáo viên và học sinh sinh viên. Đối với nhà trường hiện nay, lưu lượng
học sinh sinh viên đi xuất khẩu lao động tại các thị trường của Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn quốc là không nhỏ.
Nhu cầu cần được phát triển và mở rộng của nhà trường đòi hỏi sự hợp tác quốc tế nhằm đào tạo, chuyển giao công nghệ, trao đổi kinh nghiệm với các đối tác nước ngoài. Do đó bản thân các giáo viên và học sinh sinh viên sẽ có cơ hội trao đổi làm việc với người nước ngoài. Đây sẽ là dịp để họ trao đổi vốn ngoại ngữ cũng như thực hành hàng ngày.
3.2.6.2 Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Nội dung hợp tác quốc tế trong đào tạo bao gồm:
- Hợp tác để đào tạo nguồn nhân lực có tri thức, tác phong và năng lực thực hành đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động và làm việc trong nước.
- Hợp tác để chuyển giao công nghệ tiên tiến, áp dụng vào đào tạo nghề và hoạt động sản xuất.
- Hợp tác để trao đổi kinh nghiệm trong đào tạo nghề, trong giảng dạy ngoại ngữ, trong sản xuất....
- Hợp tác quốc tế để học hỏi, cải tiến đổi mới phương thức quản lý con người và công việc.
- Hợp tác nhằm thu hút sự đầu tư về vật chất của nước ngoài và quá trình đào tạo tại nhà trường.
- Để đạt và thực hiện những nội dung hợp tác quốc tế trên... Ban giám hiệu nhà trường lên kế hoạch triển khai đồng bộ tới các phòng, ban, khoa, các tổ môn, các học sinh sinh viên toàn trường mục đích và lợi ích của việc hợp tác quốc tế để họ nâng cao nhận thức và có thiện chí, hướng phấn đấu mục tiêu, nội dung đề ra. Bản thân nhà trường cần phải chứng minh cho các đối tác nước ngoài thấy rằng mình là một đơn vị có nhu cầu cần được đầu tư hợp tác và trao đổi kinh nghiệm cũng như triển giao công nghệ.... không những thế đơn vị, các thành viên trong nhà trường phải không ngừng hoàn thiện mình.
Nghĩa là phải luôn học tập nâng cao trình độ, tăng cường bồi dưỡng ngoại ngữ học, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao tác phong làm việc công nghiệp, nâng cao sức rèn luyện.
Chúng ta vẫn biết rằng, điểm thiếu và cũng là điểm yếu của nhân lực Việt Nam, đối tác Việt Nam khi làm việc với nước ngoài đó chính là việc sử dụng ngoại ngữ rất kém.
Ngoại ngữ được coi là phương tiện giao tiếp không thể thiếu khi làm việc với đối tác nước ngoài. Do đó để hợp tác với họ, nhà trường có kế hoạch cụ thể về việc giảng dạy bồi dưỡng ngoại ngữ cho các cán bộ quản lý, nhân viên, các giáo viên, học sinh sinh viên trong toàn trường sao cho thật hiệu quả.
Nhà trường thành lập phòng hợp tác quốc tế với đội ngũ cán bộ và nhân viên giỏi về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, có khả năng ứng xử, ngoại giao nhạy bén, linh hoạt, nắm vững luật pháp hợp tác quốc tế về đào tạo... Sau đó phòng hợp tác quốc tế sẽ lên kế hoạch và nội dung hoạt động cụ thể trong các học kỳ năm học, bám sát vào mục tiêu đào tạo của nhà trường trong xu thế hội nhập.
Tiến trình lập kế hoạch hợp tác quốc tế bao gồm:
1. Chọn đối tượng cần hợp tác 2. Mục tiêu hợp tác
3. Các điều kiện cần để hợp tác - Cơ sở vật chất trang thiết bị
- Con người (được trang bị ngoại ngữ, tin học, chuyên môn, tác phong làm việc công nghiệp....)
4. Thời gian hợp tác
5. Các nội dung hợp tác quốc tế (Căn cứ vào mục tiêu đề ra)
6. Đánh giá kết quả hoạt động và đề ra phương hướng nội dụng hợp tác mới.
Như vậy, việc hợp tác quốc tế trong đào tạo không chỉ mang lại lợi ích cho nhà trường mà cho cả bản thân mỗi cán bộ giáo viên, công nhân viên, học sinh, sinh viên trong toàn trường. Họ sẽ có cơ hội tiếp thu cái mới, có cơ hội thử sức mình.
Việc dạy học ngoại ngữ tại trường lúc này càng trở lên hữu ích và quan trọng.