Thực trạng đội ngũ giáo viên trường mầm non Lý Thái Tổ 2, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Lý Thái Tổ 2, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Luận văn thạc sĩ) (Trang 42 - 47)

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG MẦM NON LÝ THÁI TỔ 2, QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên trường mầm non Lý Thái Tổ 2, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

2.2.1 Về số lượng giáo viên

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Quận Cầu Giấy, đội ngũ giáo viên trường Mầm non Lý Thái Tổ 2 gần đây đã có sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng, tuy nhiên lại luôn có những sự biến động bởi những tác động từ tình hình chung của nền kinh tế thị trường. Đã xảy ra tình trạng nhiều giáo viên mầm non bỏ nghề giữa chừng vì những lý do như công việc quá vất vả, áp lực về trách nhiệm quá nặng nề, lương quá thấp…

Bảng 2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

TT Năm học

Đội ngũ Trình độ

Tổng CB quản

Giáo Viên

Nhân viên

không thời hạn

Trường

Đảng Viên

Thạc

Sỹ ĐH CĐ TC

1 2014-2015 74 3 53 18 66 8 12 1 27 8 18

2 2015-2016 77 3 55 19 68 9 12 1 30 9 16

3 2016-2017 79 3 57 19 70 9 14 1 34 7 16

(Nguồn: Báo cáo thống kê - Trường Mầm non Lý Thái Tổ 2)

Qua bảng thống kê ta thấy, 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, số lượng CB,GV có trình độ đại học và cao đẳng ( trên chuẩn) cao, trường đã có 1 cán bộ quản lý có trình độ Thạc sĩ. Điều đáng quan tâm là vẫn còn nhiều giáo viên, nhân viên hợp đồng trường- chiếm từ 10-12% tổng số CB, GV, NV, đội ngũ này chủ yếu mới ra trường đang trong thời gian thử việc và đợi thi tuyển.

* Về cơ cấu ĐNGV theo độ tuổi

Cơ cấu ĐNGV tại trường theo độ tuổi có trong năm học 2016 -2017 là: Dưới 36 tuổi có 25 người chiếm tỷ lệ 44%; từ 36-45 tuổi là 20 người chiếm tỷ lệ 35%; tuổi từ 45- 55 là 12 người chiếm tỷ lệ 21 %.

Biểu đồ 2.1 Về cơ cấu đội ngũ giáo viên theo độ tuổi 2.2.2 Về chất lượng đội ngũ giáo viên

2.2.2.1. Về tư tưởng chính trị, đạo đức và tư tưởng nghề nghiệp:

Đa số giáo viên có tư tưởng lập trường tư tưởng chính trị vững vàng , đạo đức trong sáng, yêu nghề, có 18% giáo viên là Đảng viên. Nhưng chưa có sự nhạy bén, mẫn cảm và chưa có khả năng thích ứng về mặt xã hội trong công cuộc đổi mới của đất nước hiện nay. Bên cạnh đó có một vài thành viên chưa mẫu mực trong phẩm chất, đạo đức như tư tưởng cá nhân vẫn còn lấn át

tư tưởng tập thể, hay đòi hỏi quyền lợi, thường gắn nhiệm vụ với hưởng thụ, trả công.

2.2.2.2. Về lòng nhân ái sư phạm:

Bên cạnh đại bộ phận giáo viên rất yêu thương học sinh, gần gũi thương yêu, hết lòng vì học sinh, vẫn còn có một số giáo viên chưa hết lòng với học sinh. Điều đó có thể nhận ra trong tinh thần trách nhiệm của giáo viên đối với công việc của mình. Có nhiều lúc giáo viên chưa thật sự tận tâm với công việc, còn thờ ơ với học sinh.

2.2.2.3.Về năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm 2.2.2.3.1.Về năng lực chuyên môn

Bảng 2.4. Trình độ chuyên môn của giáo viên

Trình độ Số người có trình độ chuyên môn

Số lượng người %

Thạc sĩ 0 0

Đại học 34 59,6

Cao đẳng 7 12,3

Trung cấp 16 28,1

Tổng 57 100

( Nguồn: Báo cáo thống kê - Trường Mầm non Lý Thái Tổ 2) Đội ngũ cán bộ giáo viên đều có đủ năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong đó 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, số giáo viên đạt trên chuẩn chiếm tỷ lệ cao là 71,9%. Tuy nhiên vẫn còn có một số giáo viên lúng túng về phương pháp giảng dạy và giáo dục, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy còn hạn chế. Về phương pháp giảng dạy còn nặng về truyền thụ, chưa đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh.

Biểu đồ 2.2.Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên mầm non của trường hiện nay

2.2.2.3.2. Về năng lực sư phạm:

Năng lực sư phạm là yếu tố quan trọng và năng lực sư phạm quyết định sự thành bại của công tác giảng dạy và giáo dục của giáo viên. Bên cạnh những giáo viên có nghiệp vụ sư phạm cao vẫn còn có một số giáo viên mới vào nghề năng lực sư phạm còn ở mức độ thấp. Có nhiều giáo viên nắm vững kiến thức nhưng thiếu năng lực sư phạm như việc tổ chức giờ học thiếu khoa học, nghệ thuật truyền thụ , khả năng giao tiếp với học sinh, phụ huynh, ứng xử các tình huống trong giảng dạy và giáo dục còn hạn chế. Có nhiều giáo viên thiếu kinh nghiệm trong phương pháp chăm sóc và giáo dục học sinh. Điều đó được biểu hiện dưới bảng 2.5.

Bảng 2.5. Đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên

Mức độ Số người được đánh giá

Số lượng người Tỷ lệ %

Tốt 32 56,1

Khá 18 31,6

Trung bình 7 12,3

Tổng 57 100

(Nguồn: Tổng kết đánh giá chuẩn GVMN- Trường MN Lý Thái Tổ 2 năm học 2015- 2016)

Từ bảng 2.5 chúng ta thấy vẫn còn 12,3% giáo viên có năng lực sư phạm ở mức độ Trung bình, cần được bồi dưỡng thêm để giúp họ nâng cao khả năng, tự tin trong công việc

2.2.2.4. Năng lực làm công tác xã hội hoá giáo dục:

Đa số giáo viên nắm vững nội dung công tác này, giáo viên tuyên truyền trong các cuộc họp phụ huynh, trao đổi qua sổ liên lạc và thư điện tử, phối kết hợp trong các hoạt động ngoại khóa và các sự kiện của trường và lớp.Tuy nhiên một số giáo viên còn chưa nắm vững và khả năng giao tiếp chưa tốt.Về phía quản lý, ban giám hiệu cũng đã có kế hoạch nhưng chưa chỉ đạo sát sao, chưa triển khai cụ thể đầy đủ.

2.2.2.5. Năng lực về tin học:

Công nghệ thông tin đã và đang là một yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ vào công tác giảng dạy của giáo viên. Vì vậy biết sử dụng thành thạo công nghệ thông tin đang là một đòi hỏi bắt buộc đối với giáo viên, để tìm hiểu thực trạng vấn đề đó, tác giả đã khảo sát và thu được kết quả dưới bảng 2.6 dưới đây

Bảng 2.6. Thực trạng về năng lực tin học

Mức độ Số người trả lời

Số lượng người Tỷ lệ %

Sử dụng thành thạo 23 40,4

Biết sử dụng 34 59,6

Không biết sử dụng 0 0

Tổng 57 100

(Nguồn: kết quả điều tra - tổng hợp từ giáo viên) Hầu hết giáo viên đều có hiểu biết về tin học, sử dụng thành thạo máy tính, có thể thiết kế giảng dạy bằng giáo án điện tử. Nhưng đa số giáo viên

đều ngại thiết kế và giảng dạy bằng giáo án điện tử vì phải bỏ ra nhiều thời gian để soạn bài.

2.2.2.6. Năng lực ngoại ngữ:

Trường mầm non Lý Thái Tổ 2 là trường chất lượng cao có yếu tố nước ngoài vì vậy có khả năng về ngoại ngữ cũng đang là một yêu cầu đòi hỏi giáo viên cần đáp ứng được. Tuy nhiên không phải giáo viên nào cũng có được khả năng đó.

Bảng 2.7. Thực trạng khả năng ngoại ngữ của giáo viên

Khả năng Số người được đánh giá

Số lượng người Tỷ lệ %

Giao tiếp tốt 21 36,8

Có khả năng giao tiếp nhưng chưa tốt 21 36,8

Không có khả năng giao tiếp 15 26,4

Tổng 57 100

(Nguồn: kết quả điều tra - tổng hợp từ giáo viên) Những giáo viên có khả năng về ngoại ngữ tốt đa số là giáo viên dạy ngoại ngữ tại trường. Ngoài giáo viên ngoại ngữ, số giáo viên còn lại đa số biết ngoại ngữ những nghe nói chưa thành thạo, khả năng ngoại ngữ còn hạn chế. Đặc biệt là giáo viên trợ giảng không có hiểu biết về tiếng

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Lý Thái Tổ 2, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Luận văn thạc sĩ) (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)