Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Lý Thái Tổ 2, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Luận văn thạc sĩ) (Trang 67 - 74)

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG MẦM NON LÝ THÁI TỔ 2, QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.3. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tại trường mầm non Lý Thái Tổ 2, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

2.3.3 Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Bảng 2.19. Ý kiến đánh giá về việc phân công giáo viên.

Cơ sở phân công

Đánh giá của

HT, PHT(%) Đánh giá của Tổ trưởng và giáo viên(%) Thường

xuyên

Không thường xuyên

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện RấtT

X TX Không

TX Tốt Khá TB Chưa tốt Năng lực chuyên môn 100 0,0 98,5 1,5 0,0 95,7 4,3 0,0 0,0 Nguyện vọng và hoàn

cảnh GV 66,6 32,4 2,2 8,6 89,2 3,5 52,0 38 6,5

Năng lực, nguyện

vọng, hoàn cảnh GV 85,0 15,0 40,2 43,8 16,0 67,5 21,0 9,0 2,5 Dạy theo lớp từ nhà trẻ

- mẫu giáo 25,0 75,0 0,0 0,0 100 82,3 7,2 6,5 4,0

Dạy 1 khối tuổi nhiều

năm 85,4 24,6 89,2 7,3 3,5 85,5 12,2 2,3 0

Dạy theo trẻ lên lớp

từng năm 34,5 65,5 2,8 12,2 85,0 15,5 21,0 51, 12,5

Qua phân tích kết quả bảng 2.19 cho thấy BGH nhà trường thường quan tâm hàng đầu đến năng lực chuyên môn khi phân công giáo viên theo lớp. BGH thường xuyên phân công GV theo lớp theo yếu tố này và đạt kết quả tốt.

Theo ý kiến đánh giá của GV trong trường khi được khảo sát: Đã được nhà trường phân công vào lớp ngay từ đầu năm một cách hợp lý (97,2%), và tỷ lệ ý kiến đánh giá đạt được kết quả tốt trong thực tế (98,2%). Tuy nhiên, do đặc thù của ngành học mầm non , GV được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau (Chính quy, chuyên tu, tại chức, tiêu chuẩn hóa) do vậy giáo viên không đồng bộ về chất lượng nên việc phân công về nhóm lớp không thể đáp ứng hoàn toàn nguyện vọng và hoàn cảnh của giáo viên .

Việc phân công GV phụ trách nhóm lớp kết hợp giữa yếu tố năng lực chuyên môn kết hợp với nguyện vọng, hoàn cảnh của GV cũng được BGH thường xuyên quan tâm (85%), mức độ quan tâm này còn tùy thuộc vào từng trường khác nhau, tùy vào chất lượng đội ngũ của từng trường, nhưng trên thực tế, nếu phân công theo yếu tố này sẽ đạt kết quả tốt (67,5%).

Đối với hình thức phân công GV phụ trách lớp theo trẻ từ nhà trẻ đến mẫu giáo, CBQL và GV đều thống nhất không thường xuyên thực hiện. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế, nếu giáo viên theo trẻ lên lớp hàng năm thì khó có thể đảm bảo chất lượng chuyên sâu, bởi mỗi độ tuổi sẽ là một chương trình riêng với những yêu cầu khác nhau và trẻ của mỗi độ tuổi lại mang những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau.

Nhìn chung, quản lý sự phân công GV dạy theo nhóm lớp đòi hỏi người hiệu trưởng phải nắm chắc đội ngũ của mình và trong quá trình phân công phải tính toán sao cho hợp lý hài hòa với tất cả các yếu tố trên thì sự phân công đó mới giúp giáo viên phát huy hết hiệu quả trong công việc.Sự hiểu biết tường tận về đội ngũ và kết hợp với khả năng tiếp nhận xử lý tốt nguồn thông tin để sự phân công đó luôn đảm bảo nâng cao chất lượng CS -

GD trẻ là điều vô cùng quan trọng trong quản lý của người hiệu trưởng.

Công tác này được giáo viên đánh giá cao về tính hợp lý, hài hòa, phát huy được khả năng của giáo viên.Các hiệu trưởng của các trường được khảo sát nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác này nên mức độ thực hiện được xem là hoàn thành, mang tính thuyết phục khá cao và là động lực thúc đẩy, động viên mọi người an tâm công tác.

Chất lượng đội ngũ giáo viên được khẳng định qua trình độ đào tạo về chuyên môn giảng dạy, trình độ nghiệp vụ sư phạm, khả năng sở trường bổ trợ như: năng khiếu văn hóa văn nghệ, phẩm chất đạo đức, chính trị của người giáo viên mầm non.

Về trình độ đào tạo, 100% giáo viên của trường được khảo sát đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, trong đó giáo viên có trình độ Trung học sư phạm là 16 người, chiếm tỷ lệ 28,1 % số giáo viên có trình độ Đại học Cao đẳng là 41 người chiếm tỷ lệ 71,9 %. Số GV có trình độ trung học được đi đào tạo trên chuẩn tăng đáng kể trong những năm gần đây, số GV có nhu cầu đi học ngày càng nhiều, nhằm phấn đấu hướng tới mục tiêu đạt trình độ trên chuẩn đến năm 2015 trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001- 2010

Tỷ lệ GV có trình độ Cao đẳng, Đại học của trường MN Lý Thái Tổ 2 vượt trội so với các trường khác bởi trường MN Lý Thái Tổ 2 trực thuộc tổng công ty Vinaconex nhận được rất nhiều những ưu ái, quan tâm đầu tư cũng như những tuyển chọn rất kỹ lưỡng từ đầu vào của ban phát triển nhân lực tổng công ty. Với phương châm đầu tư, phát triển để MN Lý Thái Tổ 2 trở thành điểm sáng cũng như mô hình trường phối kết hợp với hợp tác quốc tế đạt hiệu quả cao.

Hiện nay, việc đào tạo bồi dưỡng để ĐNGV của các trường có trình độ trên chuẩn về trình độ đào tạo và đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm có nhiều hình thức khác nhau.

Bảng 2.20. Ý kiến đánh giá về công tác đào tạo bồi dưỡng GV

Các biện pháp QL công tác đào tạo bồi dưỡng GV

Tự đánh giá của HT, PHT (%)

Đánh giá của Tổ trưởng và giáo viên Thực

hiện tốt

Ít thực hiện

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Thực

hiện tốt

Ít Thực

hiện

Chưa thực hiện

Tốt Khá TB Chưa Tốt 1.Khảo sát, đánh giá năng

lực ĐNGV 7,8 78,4 8,9 12,7 87,7 8,4 3,9 0,0

2. Bồi dưỡng GV qua dự giờ, rút kinh nghiệm phương pháp giảng dạy.

100 0,0 88,4 11,6 0,0 62,5 25,2 10,2 2,1 3. Bồi dưỡng các năng lực

khác. 57.6 42,4 30,1 57,4 12,5 76,2 19,5 1,4 2,9 4. Thực hiện bồi dưỡng

thường xuyên theo chu kỳ. 87,3 12,7 85,6 10,1 4,4 92,8 7,2 0,0 0,0 5. Bồi dưỡng GV qua hội

thảo, chuyên đề 86,7 13,3 73,3 18,5 8,2 43,9 33,9 11,3 10,9 6. Tham quan, học tập kinh

nghiệm trong trường và trường bạn.

92,2 7,8 56,2 23,2 20,6 47,4 38,9 8,6 5,1 7. Xây dựng phong trào tự

học,tự bồi dưỡng 67,8 32,2 61,1 25,9 13,0 6,5 20,1 12,9 20,5 8.Tạo cơ hội về thời gian và

vật chất để GV theo các lớp đào tạo nâng chuẩn.

89,1 10.9 65,1, 31,4 2,5 56,8 24,5 18,7 0,0

Từ kết quả khảo sát của bảng 2.19 cho thấy, các biện pháp 2,4,5,8 về công tác bồi dưỡng cho giáo viên thông qua dự giờ, rút kinh nghiệm phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, qua sinh hoạt hội thảo, chuyên đề, tạo điều kiện về thời gian vật chất cho giáo viên được CBQL cho là thực hiện thường xuyên tương đối tốt. Tổ trưởng và giáo viên đánh giá trên 60% CBQL đánh giá các biện pháp 3,7 đạt mức độ thực hiện thấp với tỷ lệ 57%, 67% trong khi đó tỷ lệ tương ứng qua ý kiến của tổ trưởng và giáo viên là 30,1% - 61,1%.

Nhìn chung, BGH còn lúng túng trong việc lập kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ, chưa có tầm nhìn về công tác bồi dưỡng mang tính chiến lâu dài, mặt khác chế độ chính sách đãi ngộ chưa đáp ứng kịp thời, chưa tạo được những điều kiện thỏa đáng cho giáo viên và chưa khích lệ được giáo viên trong học tập bồi dưỡng trình độ bản thân. Hơn nữa, Hiệu trưởng của trường còn bám nguyên tắc cơ chế nên chưa chủ động trong việc lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giáo viên, còn phụ thuộc vào Phòng GD&ĐT.

Tuy nhiên, Hiệu trưởng đã cố gắng tạo điều kiện cho ĐNGV tham gia tự bồi dưỡng, nhưng một số giáo viên lớn tuổi ngại khó vì thời gian học tập nâng chuẩn thường rơi vào thứ bảy chủ nhật và địa điểm học tập lại chưa hợp lý.

Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn ở tổ khối, thao giảng tiết tốt để GV dự giờ rút kinh nghiệm theo đánh giá của tổ trưởng và GV chưa tốt chiếm 10,7%. Thông qua tìm hiểu được biết do nội dung sinh hoạt ở một số trường chưa phong phú, còn giản đơn, bên cạnh đó, có một số GV chưa tự giác, chưa tích cực tham gia tự học tập rèn luyện, còn dễ thỏa mãn, thậm chí còn sao chép của đồng nghiệp, mức độ đánh giá của CBQL là 66,6%, còn đánh giá của tổ trưởng và GV thực hiện chưa tốt là 20,8%. Việc chăm lo về vật chất, tạo điều kiện cho GV được đánh giá thực hiện tốt thường xuyên, ngày càng được CBQL nhận thức cao, tỷ lệ đánh giá của CBQL là 89,1%, tổ trưởng và GV đánh giá biện pháp này được thực hiện thường xuyên là 65,1%

với tỷ lệ tốt là 56,8%.

Bảng 2.21. Đánh giá mức độ thực hiện công tác bồi dưỡng ĐNGVMN

TT Nội dung

đánh giá

Mức độ thực hiện Điểm

Tốt TB Yếu

∑ X

SL % SL % SL % 1 Tập huấn nâng cao năng lực

cho GV về CM 85 67.46 32 25.40 9 7.14 328 2.60 2 Tổ chức hội giảng theo chủ đề 92 73.02 34 26.98 0.00 344 2.73 3 Tổ chức SHCM theo chủ đề 83 65.87 37 29.37 6 4.76 329 2.61 4 Tổ chức thăm lớp dự giờ GV 93 73.81 33 26.19 0 0.00 345 2.74 5 SH tổ CM,nhóm theo định kỳ 80 63.49 40 31.75 6 4.76 326 2.59 6

Tổ chức học tập kỹ năng giảng dạy tại các trường tiên tiến điển hình

86 68.25 36 28.57 4 3.17 334 2.65

Trung bình chung 334.33 2.65

Qua bảng 2.20 kết quả cho thấy công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở mức độ khá tốt. Trong những năm qua, phòng GDĐT và nhà trường đã rất chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ cho ĐNGV, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu trong công việc nâng cao chất lượng giáo dục. Chính vì vậy phòng GDĐT cũng như nhà trường đã có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cụ thể cho từng năm học, từng học kỳ, chiến lược đào tạo, bồi dưỡng trong 5 năm từng giai đoạn để nhằm từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kỹ năng sư phạm, từng bước chuẩn hóa và nâng chuẩn cho đội ngũ. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của cấp học của nhà trường trong việc thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đó là phải có một đội ngũ mạnh, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Để thực hiện điều này, phòng GDĐT cũng như nhà trường đã có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thật cụ thể và mang tính khả thi với nhiều nội dung khác nhau.

Bảng 2.22. Ý kiến đánh giá về việc xây dựng đội ngũ đầu đàn và lực lượng kế cận

Các biện pháp quản lý xây dựng ĐNGV đầu đàn

và kế cận

Tự đánh giá của HT, PHT(%)

Đánh giá của tổ trưởng và giáo viên (%)

Rất

cần Cần

Mức độ cần thiết Kết quả thực hiện Rất

Cần Cần Chưa

Cần Tốt Khá TB Chưa Tốt Giáo viên lớn tuổi có kinh

nghiệm, có uy tín, có năng lực CM vững vàng, có trình độ và phẩm chất đạo đức tốt.

100 0,0 96,4 3,6 0 97,8 2,2 0,0 0,0 Giáo viên trẻ tuổi, có khả năng

chuyên môn nổi trội, có năng lực sáng tạo.

58,3 41,7 49,9 50,1 0 53,9 28,7 17,4 0,0 Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn

có nội dung thiết thực phục việc nâng cao năng lực nghiệp vụ CM.

98,2 1,8 82,7 17,2 0,0 84,8 10,7 4,5 0,0 Kiểm tra giúp đỡ các Gv mới ra

trường còn yếu về CM 67,0 33,0 25,9 74,1 0,0 84,1 13,6 2,3 0,0

Kết quả khảo sát bảng 2.21 cho thấy: Các biện pháp 1,3,4 về việc chọn lựa giáo viên lớn tuổi có kinh nghiệm, có uy tín, có năng lực chuyên môn vững vàng, có trình độ và phẩm chất đạo đức tốt; sinh hoạt chuyên môn tổ nhóm có nội dung thiết thực phục vụ việc nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn; tổ chức hội thảo, thao giảng, sinh hoạt chuyên đề góp ý bổ sung giúp đỡ đồng nghiệp được Hiệu trưởng các trường đánh giá là những biện pháp cần thiết chiếm 99,5% nhằm để áp dụng cho việc xây dựng ĐNGV đầu đàn và lực lượng kế cận cho nhà trường.

Tổ trưởng cũng đánh giá cao các biện pháp này đạt tỷ lệ từ 82,7% đến 96,4%, mức độ kết quả thực hiện tốt từ 84,8% đến 97,4%. Đối với biện pháp sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, qua trao đổi một số giáo viên cho biết họ

chưa hài lòng, biện pháp này vẫn nặng nề về hành chính, chưa đi sâu vào chuyên môn.

Bên cạnh các biện pháp 2,5 về việc chọn lựa GV đầu đàn và lực lượng kế cận, biện pháp có kế hoạch xây dựng lực lượng giáo viên trẻ tuổi, có khả năng nổi trội về chuyên môn, có năng lực sáng tạo và biện pháp kiểm tra giúp đỡ các GV mới ra trường còn non yếu về chuyên môn cũng được Ban giám hiệu đánh giá là cần thiết và rất cần thiết(100%); Tổ trưởng và giáo viên đánh giá mức độ cần thiết là 50,1% đến 74,1% và là trách nhiệm BGH cần quan tâm để luôn có nguồn thay thế cho GV lớn tuổi trong nhà trường.Mức độ đánh giá kết quả tốt là 53,9% và 84,1% nhưng mức độ trung bình vẫn cao là 17,4% vì GV trẻ tuổi vẫn còn non trẻ trong kinh nghiệm sống, trong giao tiếp ứng xử, trình độ lý luận còn hạn chế dẫn đến việc xử lý các tình huống sư phạm còn ít nhiều mang tính chủ quan, còn thể hiện sự nôn nóng trong giải quyết các vấn đề có liên quan đến chuyên môn nên uy tín trong tập thể sư phạm chưa cao.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Lý Thái Tổ 2, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Luận văn thạc sĩ) (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)