Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Lý Thái Tổ 2, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Luận văn thạc sĩ) (Trang 102 - 107)

Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON LÝ THÁI TỔ 2, QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐỐI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Để xác định mức độ cần thiết của các biện pháp được đề xuất, chúng tôi đã khảo nghiệm nhận thức của 47 chuyên gia gồm các nhà khoa học, CBQL có kinh nghiệm và kết quả thu được ở bảng sau:

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất

TT Tên biện pháp

Mức độ cần thiết

X

Cao TB Thấp

SL % SL % SL %

1

Triển khai công tác quy hoạch phát triển ĐNGVMN tại trường

42 89.36 5 10.64 0 0.00 136 2.89

2

Cải tiến công tác tuyển dụng và sử

dụng hợp lý

ĐNGVMN

46 97.87 1 2.13 0 0.00 140 2.98

3

Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ của GV

37 78.72 9 19.15 1 2.13 130 2.77

4

Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng để nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ,đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên

mầm non trong

trường

37 78.72 8 17.02 2 4.26 129 2.74

5

Thực hiện tốt các chế độ đãi ngộ, chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của giáo viên đặc biệt thông qua hoạt động xã hội hóa

39 82.98 6 12.77 2 4.26 131 2.79

Trung bình chung 40.33 85.82 5.50 11.70 1.17 2.48 133.17 2.83 Qua bảng số 3.1 mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất đều được các chuyên gia đánh giá ở mức độ cao ( X = 2.83). Mặc dù số ý kiến tại các

biện pháp cụ thể là không đồng đều song tổng hợp lại cả 5 biện pháp đưa ra đều được các chuyên gia đánh giá là cần thiết trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên tại trường Mầm non Lý Thái Tổ 2

Bảng 3.2. Mức độ về tính khả thi của biện pháp

TT Tên biện pháp

Mức độ khả thi

X

Cao TB Thấp

SL % SL % SL %

1

Triển khai công tác quy hoạch phát triển ĐNGVMN tại trường

40 85.11 5 10.64 2 4.26 132 2.81

2

Cải tiến công tác tuyển dụng và sử

dụng hợp lý

ĐNGVMN

46 97.87 1 2.13 0 0.00 140 2.98

3

Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ của GV.

38 80.85 7 14.89 2 4.26 130 2.77

4

Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng để nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ,đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên mầm non trong trường

37 78.72 8 17.02 2 4.26 129 2.74

5

Thực hiện tốt các chế độ đãi ngộ, chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của giáo viên đặc biệt thông qua hoạt động xã hội hóa

39 82.98 8 17.02 0 0.00 133 2.83

Trung bình chung 40.83 86.88 5.00 10.64 1.17 2.48 133.67 2.84

Bảng trên cho ta thấy các chuyên gia đánh giá mức độ khả thi các biện pháp ở mức độ cao ( X = 2.84). Nhìn chung tất cả các biện pháp được đưa ra trưng cầu ý kiến của các chuyên gia trong ngành đều khẳng định cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp nhằm thực hiện việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Lý Thái Tổ 2.

Bảng 3.3. Mối tương quan mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Biện pháp

Tính cần thiết Tính khả thi

D D2

(mi - ni)2

∑ Thứ

bậc(mi) ∑ Thứ

bậc(ni)

BP1 136 2.89 2 132 2.81 4 -2 4

BP2 140 2.98 1 140 2.98 1 0 0

BP3 130 2.77 5 130 2.77 5 0 0

BP4 129 2.74 6 129 2.74 6 0 0

BP5 131 2.79 4 133 2.83 3 1 1

Tổng - - - - - - - 5

Dùng công thức Spearman cho ta xem xét tương quan (tương quan hạng) giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Công thức đó như sau:

Trong công thức trên, n = 5 (ứng với 5 biện pháp). Với hệ số tương quan thứ bậc r = +0,83 cho phép kết luận tương quan trên là thuận và chặt chẽ. Có nghĩa là giữa mức độ thực hiện các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non và hiệu quả của các biện pháp quản lí đó là rất phù hợp. Hay nói cách khác các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non được thực hiện ở mức độ nào thì sẽ cho hiệu quả tương ứng. Trên cơ sở đó, tác giả có thể khẳng định các giải pháp đã nêu ở chương 3 là những giải pháp hữu hiệu,

X X

có thể áp dụng được vào công tác phát triển đội ngũ giáo viên MN.

Tuy nhiên, giải pháp sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên đòi hỏi phải bố trí lại, thuyên chuyển một số giáo viên từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác thậm chí phải điều động sang công tác khác hoặc thải loại một số giáo viên yếu kém, đây là việc làm rất khó khăn. Do vậy tính khả thi của giải pháp này được đánh giá là thấp nhất.

Kết quả khảo nghiệm trên, cho thấy mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non mà chúng tôi đề xuất.

Kết luận chương 3

Qua kết quả khảo nghiệm trên, có thể khẳng định các biện pháp mà tác giả luận văn đề xuất có tính cần thiết và tính khả thi ở mức độ cao. Nếu được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, sự quyết tâm của BGH trường mầm non Lý Thái Tổ 2, sự hưởng ứng thực hiện một cách tích cực tự nguyện của đội ngũ giáo viên thì chắc chắn các biện pháp này sẽ giúp cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng nhà trường đạt hiệu quả cao nhất và điều quan trọng hơn là nhà trường sẽ luôn có một đội ngũ giáo viên mầm non được tuyển chọn kỹ càng, có trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực sư phạm cao và có tâm huyết với nghề để đáp ứng những yêu cầu đổi mới, và sẽ là nhân tố quyết định đưa trường mầm non Lý Thái Tổ 2 trở thành một trong những trường đi đầu về công tác phát triển ĐNGVMN trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Lý Thái Tổ 2, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Luận văn thạc sĩ) (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)