Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON LÝ THÁI TỔ 2, QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐỐI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY
3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên
a) Tăng cường quản lý việc thực hiện kế hoạch và nội dung chương trình dạy học của giáo viên.
- Đội ngũ giáo viên cần quán triệt các chỉ thị văn bản quy định của Bộ GD & ĐT về nội dung chương trình dạy, bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với tình hình đặc điểm riêng của nhà trường để xây dựng hệ thống chủ đề chủ điểm, chương trình dạy chi tiết cho nhà trường.
- Định hướng phát triển giáo dục, các điều kiện phương tiện trang thiết bị phục vụ giáo dục.
- Chỉ đạo thực hiện chương trình hoạt động thông qua thời khóa biểu lên lớp được sắp xếp hợp lý khoa học.
- Quản lý và hướng dẫn giáo viên xây dựng và thực hiện kế hoạch.
+ Qua kế hoạch trường và khối chuyên môn, yêu cầu GV soạn kế hoạch theo nhóm lớp, cần xác định rõ nội dung kiến thức trọng tâm, phương pháp tổ cho từng hoạt động, các phương tiện hỗ trợ giáo dục và vui chơi cho trẻ.
+ Dựa theo sự phân bổ và quy định của Sở, Phòng GD & ĐT về phiên chế năm học theo tuần, tháng, học kỳ để thực hiện. Tuy nhiên có sự điều chỉnh hợp lý trong phạm vi cho phép để tạo thuận lợi cho giáo viên trong quá trình thực hiện.
+ Có sự giám sát kiểm tra để biết được hiệu quả công việc và kịp thời có sự điều chỉnh.
+ Nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý nhà trường là quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ. Hiệu trưởng cần xem xét và tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, phương tiện, nguồn kinh phí phục vụ dạy học, động viên và khích lệ để ĐNGV thực hiện kế hoạch đề ra với hiệu quả cao nhất.
b) Tăng cường quản lý việc chuẩn bị bài của giáo viên.
- Xác định mục đích yêu cầu của chương trình, xác định kỹ năng, kiến thức, thái độ cần cung cấp cho trẻ.
- Nêu rõ từng hoạt động của cô và trẻ, xác định nội dung trọng tâm của từng hoạt động, sắp xếp theo thứ tự logic, có minh họa bằng tranh ảnh, băng hình, vật thật gần gũi với trẻ để kích thích sự hứng thú tham gia hoạt động của trẻ.
- Tổ chức hoạt động theo hình thức, phương pháp đổi mới luôn lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực, khám phá tìm tòi ở trẻ. Điều đó phần lớn dự vào kinh nghiệm, năng lực nhạy bén, sáng tạo của giáo viên.
c) Tăng cường quản lý giờ lên lớp của giáo viên.
- Tăng cường dự giờ, thăm lớp (dự giờ đột xuất, dự giờ báo trước....)tổ chức hội giảng, sinh hoạt chuyên đề thường xuyên.
- Thành lập ban kiểm tra nội bộ của nhà trường để theo dõi việc thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày trên lớp của giáo viên, kiểm tra hoạt động sư phạm, trao đổi rút kinh nghiệm trực tiếp cho giáo viên để kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục, phương pháp lên lớp của GV, đồng thời cũng phát hiện và bồi dưỡng giáo viên giỏi.
- Tổ chức cho giáo viên dự giờ kiến tập rút kinh nghiệm lẫn nhau, đồng thời kích thích sự hăng say làm việc cho đội ngũ.
d) Tăng cường quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn định kỳ: Hội thảo, báo cáo chuyên đề, hội giảng, thảo luận về nội dung chương trình, về phương pháp lên lớp, về đổi mới phương pháp, rút kinh nghiệm, trao đổi thông tin…nhằm làm phong phú hình thức sinh hoạt tổ, tránh sự đơn điệu nhàm chán.
- Xây dựng quy chế làm việc hợp lý, khoa học về thời gian, về nội dung, về hình thức.
- Phát huy năng lực tổ chức, sáng tạo của tổ trưởng, định hướng sinh hoạt đi vào chiều sâu và có chất lượng.
- Đảm bảo chế độ sinh hoạt tổ, phân công giáo viên giỏi kèm cặp giáo viên trẻ mới ra trường.
- Tổ chức thảo luận thống nhất về nội dung chương trình, mục đích yêu cầu, phương pháp tổ chức hoạt động chung. Hướng dẫn cách soạn bài, quan tâm khích lệ GV xây dựng kế hoạch dạy học có mở rộng, sáng tạo, có kỹ năng thực hành sử dụng trang thiết bị dạy học hiện đại, ứng dụng CNTT trong giảng dạy…
e) Tăng cường quản lý đổi mới phương pháp dạy học.
- Nâng cao ý thức về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học đối với người giáo viên.
- Đổi mới giáo dục gắn liền với đổi mới phương pháp dạy học ở mầm non là đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ chính vì vậy cần tăng cường các hoạt động thực hành của giáo viên để đúc rút kinh nghiệm.
- Tổ chức, tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận phương pháp dạy học mới qua các đợt tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, tham khảo tài liệu, tham quan thực tế…
- Tổ chức hội thảo, hội giảng giáo viên giỏi để giáo viên có cơ hội dự giờ lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm để rút ra những phương pháp dạy học phù hợp nhất với từng độ tuổi trẻ mầm non.