Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG MẦM NON LÝ THÁI TỔ 2, QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.3. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tại trường mầm non Lý Thái Tổ 2, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
2.3.1 Tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên
Đội ngũ giáo viên trong trường được được tuyển chọn từ nhiều nguồn khác nhau:
- Nguồn giáo viên tốt nghiệp từ các trường THSP Nhà trẻ-Mẫu giáo Hà Nội, Trường CĐSPTW, khoa GDMN trường ĐHSP Hà Nội do ban nhân
lực của Tổng công ty cổ phần Vinaconex tuyển chọn cùng với ban giám hiệu của nhà trường.Với nguồn này, điều kiện để tuyển chọn lệ thuộc vào sự phân bổ giáo viên của Ban lãnh đạo ngành; ưu thế là số GVMN có chuyên môn, được đào tạo cơ bản đúng chuyên ngành mầm non, song nhiều lúc sẽ không có sự phù hợp tuyệt đối với trường.
- Nguồn GV là giáo sinh thực tập sư phạm tại trường, sau khi tốt nghiệp trường giữ lại làm hợp đồng. Với nguồn này, yêu cầu đặt ra tương đối cao: Phải tốt nghiệp loại khá trở lên, có khả năng nghiệp vụ sư phạm vững vàng thông qua các đợt thực tập sư phạm cả nhà trẻ, có khả năng giao tiếp chuẩn mực, phẩm chất đạo đức tốt.
Trên thực tế, những năm gần đây, theo yêu cầu thực hiện 5 tiêu chí xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia, Bộ và Sở GD & ĐT chú trọng tiêu chí 2 về xây dựng cơ cấu nhân sự giáo viên đạt chuẩn 100% về trình độ đào tạo sư phạm và trên 60% tổng số GV trên chuẩn (CĐ-ĐH) ở mỗi trường. Chính vì vậy, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn của trường là 100%.
Bảng 2.8. Ý kiến đánh giá của giáo viên về quy chế tuyển chọn giáo viên tại trường mầm non
Quy chế tuyển chọn
Mức độ (%) Rất
hợp lý
Hợp lý Không hợp lý
Không Ý kiến Đề nghị ban nhân lực Tổng công ty phân
bổ chỉ tiêu - 100 - -
Tự tuyển chọn theo nhu cầu và báo cáo
về PGD - 87,4 13,6 -
Ban nhân lực Tổng công ty điều động
phân bổ GV về trường 25,2 74,8 - -
Tự điều chỉnh nội bộ - 91,6 8,4 -
Ký hợp đồng với GV làm việc bán trú - 70 50 -
Chính sách khác - - - -
Nhìn chung, ĐNGV của trường mầm non Lý Thái Tổ 2 được tuyển chọn từ các nguồn đều phát huy được thế mạnh của mỗi nguồn đào tạo, đều đảm bảo trình độ và năng lực để hoàn thành công việc được giao.
Kết quả khảo sát phiếu điều ra với 57 GV của trường cho kết quả là 91% ý kiến cho rằng tự tuyển chọn theo nhu cầu rồi báo cáo lên Phòng GD là hợp lý vì thực tiễn ở trường khi Hiệu trưởng được giao quyền tuyển chọn, thử việc thì nguồn GV được tuyển chọn đáp ứng nhu cầu tốt hơn, ngay từ đầu nguồn GV này đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn giúp cho người hiệu trưởng hoàn thành tiêu chí xây dựng ĐNGV đạt chuẩn theo quy định của trường MN đạt chuẩn Quốc gia. Khi được hỏi về hình thức Ban nhân lực của Tổng công ty điều động phân bổ GV về trường có 74,8 % ý kiến cho là hợp lý, 25,2% cho là rất hợp lý. Bên cạnh đó, còn có 91,6% ý kiến tán thành việc chủ động tự tuyển chọn tại các đơn vị là hợp lý, đáp ứng nhu cầu tự điều chỉnh nội bộ.
b) Thực trạng về việc sử dụng giáo viên
Bảng 2.9. Mức độ thực hiện công tác sử dụng đội ngũ giáo viên
Giáo viên Mức độ Điểm
X
Thứ Tốt TB Yếu bậc
Tính công bằng 92 24 10 2.67 2
Thực hiện các chế độ chính sách 86 25 15 2.61 4
Hợp lý phát huy được tính tích cực của
GV 95 28 3 2.65 3
Phát huy tính dân chủ trong trường học 93 23 10 2.74 1
Năng lực, khả năng xử lý thông tin 91 28 7 2.60 5
Hiệu quả 87 24 15 2.19 6
Trung bình chung 2.58
Qua bảng kết quả 2.9 cho thấy kết quả khảo sát về thực trạng sử dụng giáo viên được đánh giá ở mức độ tốt (= 2.58).
Thực tế cho thấy, trong những năm qua việc sử dụng đội ngũ giáo viên nhà trường đã đạt được những kết quả nhất định, trên quan điểm “đúng người, đúng việc” đã phát huy được năng lực của giáo viên và hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường đề ra.
Hàng năm, vào cuối năm học, căn cứ vào quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, nhà trường đã tiến hành lập kế hoạch sử dụng đội ngũ giáo viên.
Trong kế hoạch thể hiện khá đầy đủ và phù hợp sự bố trí, sắp xếp vị trí công tác cũng như công việc cụ thể của các vị trí cho từng giáo viên. Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, có sự chỉ đạo sát sao, kiểm tra và đánh giá, để có những điều chỉnh phù hợp với thực tế. Việc sử dụng ĐNGV trong nhà trường đã có nhiều tiến bộ và đổi mới, trong việc phân công và bổ nhiệm phù hợp mang lại thành công trong công tác phát triển ĐNGV, chẳng hạn bố trí giáo viên giỏi, nhiều kinh nghiệm kèm các giáo viên mới, giáo viên ổn định gia đình kèm giáo viên có con nhỏ, hoàn cảnh khó khăn… Đây cũng là biện pháp kích thích và rèn luyện cho đội ngũ giáo viên thành công trước nhiều tình huống, hoàn cảnh và yêu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.