Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Lý Thái Tổ 2, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Luận văn thạc sĩ) (Trang 50 - 67)

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG MẦM NON LÝ THÁI TỔ 2, QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.3. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tại trường mầm non Lý Thái Tổ 2, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

2.3.2. Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên

a) Thực trạng quản lý việc thực hiện kế hoạch và nội dung chương trình CS-GD của GV.

Thực tế công tác kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên của trường được điều tra 3 CBQL và 57 GV và kết quả thu được như sau:

Bảng 2.10 Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non

STT Nội dung Đánh giá

Mức độ thực hiện Điểm

Tốt TB Yếu

X

SL % SL % SL %

1 Dự giờ đột xuất 94 74.60 26 20.63 6 4.76 340 2.70 2 Dự giờ báo trước 89 70.63 34 26.98 3 2.38 338 2.68 3 Dự giờ thường

xuyên 87 69.05 37 29.37 2 1.59 337 2.67

4 Dự giờ định kỳ 93 73.81 33 26.19 0 0.00 345 2.74 5 Kiểm tra chuyên đề 85 67.46 35 27.78 6 4.76 331 2.63 6 Thanh tra hàng năm 96 76.19 30 23.81 0 0.00 348 2.76 7

Thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, quận

100 79.37 0 0.00 0 0.00 300 2.38 8 Kiểm tra toàn diện 89 70.63 37 29.37 0 0.00 341 2.71 9 Kiểm tra theo từng

nội dung 95 75.40 31 24.60 0.00 347 2.75

Trung bình chung 336.33 2.67

Qua bảng trên ta thấy công tác kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên đạt mức độ tốt, điểm TBC = 2.67.

Trên thực tế, trong những năm qua việc đánh giá đội ngũ giáo viên của trường đã đạt được những kết quả nhất định. Theo quan điểm chỉ đạo công tác đánh giá đội ngũ giáo viên phải đảm bảo yêu cầu “đúng lúc, đúng chỗ”

“công bằng, khách quan” để tuyên dương, khen thưởng kịp thời, mặt khác để đề xuất các phương án sử dụng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ

Bằng nhiều cách khác nhau, Hiệu trưởng tổ chức theo dõi chặt chẽ việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch hàng ngày của GV và đây cũng là cơ sở để người Hiệu trưởng đánh giá mức độ hoàn thành công việc theo từng

thời điểm trong năm học.Việc giáo viên thực hiện nghiêm túc kế hoạch và chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ theo đúng kế hoạch đã vạch ra sẽ khẳng định chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, chính vì vậy hiệu trưởng phải chỉ đạo sâu sát việc xây dựng kế hoạch.

Để xây dựng được kế hoạch động cụ thể cho từng giai đoạn, từng chủ để đòi hỏi GV phải nắm vững nội dung phân phối chương trình của độ tuổi theo chương trình khung do Vụ GDMN quy định, từ đó xây dựng cho mình kế hoạch phù hợp với độ tuổi trẻ lớp mình, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.Tổ trưởng từng tổ khối xây dựng kế hoạch chi tiết theo tuần, tháng cho tổ của mình, BGH duyệt trước khi thực hiện và sẽ kiểm tra trong quá trình thực hiện kế hoạch đó.

Qua số liệu bảng 2.10 cho thấy: Hiệu trưởng quản lý việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, thực hiện chương trình thường xuyên và kỹ lưỡng (100%) ở nội dung 1,2,5,6,7 liên quan tới việc giúp GV nắm vững phân phối chương trình, xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chuyên môn, kiểm tra ngày giờ công, nề nếp dạy và học, kiểm tra việc thực hiện chương trình qua thời gian biểu, biện pháp xử lý kịp thời tiến độ thực hiện chương trình theo tuần, theo tháng, theo từng chủ đề. Các nội dung này được tổ trưởng, GV đánh giá thực hiện thường xuyên (89,2% - 95,7% - 96,4% - 100% - 82,7%), mức độ thực hiện tốt (95,0% - 91,3% - 76,2% - 89,2%), mức độ thấp nhất là 66,1%.

Bảng 2.11. Ý kiến đánh giá về việc thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên

Các biện pháp quản lý việc thực hiện KH và nội dung chương trình

của giáo viên

Tự đánh giá của

HT, PHT (%) Đánh giá của Tổ trưởng, giáo viên (%) Thường

Xuyên

Không Thường

Xuyên

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Thường

xuyên

Không thường

xuyên

Không thực hiện

Tốt Khá TB Yếu HT giúp GV nắm vững

phân phối chương trình. 100 0,0 89,2 10,8 0,0 95,0 5,0 0,0 0,0 Chỉ đạo các tổ xây dựng

kế hoạch CM 100 0,0 95,5 4,5 0,0 91,3 8,7 0,0 0,0

Chỉ đạo GV xây dựng kế

hoạch CM 69,9 30,1 51,8 39,6 8,6 30,9 44,6 19,4 5,1 Yêu cầu GV dạy mở

rộng, sáng tạo 69,8 30,2 46,0 30,9 23,1 25,1 30,2 26,6 18,1 Kiểm tra ngày giờ công,

nề nếp dạy học. 100 0,0 96,4 3,6 0,0 76,2 23,8 0,0 0,0 Kiểm tra chất lượng việc

thực hiện chương trình qua dự giờ thăm lớp.

100 0,0 100 0,0 0,0 89,2 10,8 0,0 0,0 Có biện pháp xử lý kịp

thời việc thực hiện chương trình theo tuần , theo chủ đề

100 0,0 82,7 15,8 1,5 66,1 27,3 6,6

Ở nội dung 3,4 chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch cá nhân, yêu cầu GV dạy phần khó và có mở rộng chương trình chưa được quan tâm đúng mức, tỷ lệ đánh giá chưa tốt là 5,1% - 18,1%. Mức độ xử lý, điều chỉnh việc thực hiện KH và chương trình của Hiệu trưởng chưa được thực hiện chặt chẽ dẫn đến việc cắt xén, thay đổi nội dung chương trình, thậm chí có hiện tượng bỏ tiết ở một số giáo viên.

Nhìn chung, đa số GV tuân thủ sự chỉ đạo việc thực hiện chương trình của Bộ, của Phòng GD, điều đó thể hiện trên hệ thống sổ sách, bài soạn cuả GV, tuy nhiên vẫn còn một số GV còn thực hiện đối phó, hình thức.

b) Thực trạng quản lý việc chuẩn bị bài của giáo viên.

Soạn bài có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lương các hoạt động giáo dục trẻ của GV trên lớp. Cán bộ quản lý của trường mầm non Lý Thái Tổ 2 đều nhận thức được điều đó và hiểu được tính cần thiết của việc tổ chức hướng dẫn các văn bản về quy chế chuyên môn, các tài liệu hướng dẫn chương trình khung của Bộ GD &ĐT và đề ra các yêu cầu cụ thể đối với GV trong việc soạn bài, chuẩn bị đồ dùng đồ chơi khi tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.

Bảng 2.12. Ý kiến về công tác quản lý việc chuẩn bị bài của giáo viên

Các biện pháp quản lý việc chuẩn bị bài của

giáo viên

Tự đánh giá của

HT,PHT (%) Đánh giá của Tổ trưởng, giáo viên (%) Thường

xuyên

Không Thường

Xuyên

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện TX KTX KTH Tốt Khá TB Yếu Tổ chức hướng dẫn các văn

bản về quy chế CM 100 0,0 100 0,0 0,0 96,4 3,6 0,0 0,0 Cung cấp tài liệu hướng

dẫn, tài liệu tham khảo và tạo ĐK hỗ trợ.

100 0,0 88,5 11,5 0,0 37,4 39,5 5,7 16,4 Bài soạn theo đúng tinh

thần chương trình GDMN mới

100 0,0 96,4 3,6 0,0 91,4 8,6 0,0 0,0 Bài soạn nêu bật kiến thức

trọng tâm, kiến thức liên quan, kỹ năng cần rèn.

100 0,0 86,3 10,0 3,7 78,4 11,5 10,1 0,0 Phân phối thời gian hợp lý

thể hiện rõ công việc của cô và trẻ.

100 0,0 82,7 15,8 1,5 60,4 23,0 11,5 5,1 Thực hiện kiểm tra giáo án

thường xuyên 100 0,0 100 0,0 0,0 94,9 5,1 0,0 0,0

Có phương pháp phù hợp,

sáng tạo. 100 0,0 79,1 8,6 7,2 54,6 24,4 14,5 6,5

Chuẩn bị đồ dùng,đồ chơi

phục vụ cho cô và trẻ 100 0,0 95,6 4,4 0,0 91,3 8,6 0,0 0,0

Nhìn chung, nhận thức của Hiệu trưởng về công tác chỉ đạo việc giáo viên chuẩn bị bài là rất cao (100%). Đánh giá của GV trên thực tế chưa đạt kết quả tốt ở các biện pháp 2,5,7 (Chỉ đạt 37,4% - 60,4% - 54,6%). Do đó hiệu trưởng cần tạo điều kiện tốt hơn nữa về thời gian, tài liệu tham khảo, bổ sung thêm các phương tiện hỗ trợ cho việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV.

c) Thực trạng quản lý giờ lên lớp, việc thực hiện chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ của giáo viên

Với đặc thù của GDMN, giờ lên lớp của GV bao gồm việc thực hiện chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ từ thể dục sáng, hoạt động chung, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động chăm sóc giờ ăn ngủ…chính vì vậy, quản lý chặt chẽ việc thực hiện chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ của ĐNGV là biện pháp nhằm tăng đưa các hoạt động CS-GD trẻ đi vào nề nếp, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường.

Thực tiễn cho thấy, hệ thống trường lớp hoạt động tốt khi tất cả các hoạt động trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ được tiến hành nghiêm túc, thường xuyên và chất lượng.Đặc thù ở các trường MN là các cô giáo vừa dạy vừa nuôi trẻ nên lịch phân công công việc trong nhóm lớp phải theo một dây chuyền công việc từ cô A đến cô B, cô C và luân phiên liên tục gần 10 tiếng đồng hồ/ngày.Chính vì vậy GV hay sát nhập trẻ để dạy kết hợp, như vậy thì số lượng trẻ trên một lần dạy tương đối đông (vì GV sẽ không còn thời gian dạy bù) nên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng GD trẻ, nhất là ít có cơ hội tiếp cận cá nhân trẻ.

Từ khảo sát của bảng 2.13 cho thấy: cả 6 biện pháp quản lý giờ lên lớp và thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ của GV được CBQL đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên (100%), GV đánh giá từ 70,5% đến 90,6%. Qua tiếp xúc tìm hiểu cho thấy việc quản lý giờ các hoạt động với trẻ

trên lớp của GV của Hiệu trưởng khá chặt chẽ, tuy nhiên kết quả đạt được thì vẫn chưa đồng đều và mức độ ở mỗi trường có sự khác nhau.

Ở các nội dung 2,3,4,5,6 kết quả thực hiện được GV đánh giá chưa tốt từ 1,4 % -12,2%. Đa số GV nghiêm túc thực hiện chế độ sinh hoạt một ngày của bé, nhưng vẫn còn một số GV chưa có ý thức tốt, còn tùy tiện trong việc thực hiện quy chế, điều lệ trường MN và cũng được xử lý đúng mức. Thực chất một số hoạt động trên lớp của giáo viên chưa thực sự đi vào chiều sâu, một số GV chưa mạnh dạn tự tin còn e ngại khi có người dự giờ.

Bảng 2.13. Ý kiến về công tác quản lý việc lên lớp của giáo viên

Các biện pháp quản lý việc lên lớp của giáo viên

Tự đánh giá của

HT,PHT (%) Đánh giá của Tổ trưởng, giáo viên (%) Thường

xuyên

Không Thường

xuyên

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện TX KTX KTH Tốt Khá TB Yếu Quản lý giờ lên lớp theo sự

phân phối chương trình, thời khóa biểu.

100 0,0

QL việc thực hiện nề nếp,

quy chế chuyên môn 100 0,0 86,3 13,7 0,0 86.3 4,3 9,4 0,0 Đánh giá việc tổ chức hoạt

động dạy phát huy tính tích cực cho trẻ.

100 0,0 87,1 12,9 0,0 89,2 3,6 1,5 5,7 Đánh giá sự truyền đạt nội

dung kiến thức và xử lý tốt tình huống sư phạm

100 0,0 70,5 20,1 9,4 55,4 20,8 13,7 10,1 Quản lý sự đổi mới PP tổ

chức HĐ giáo dục trẻ. 100 0,0 84,9 11,5 3,6 49,6 26,7 13,7 10,0 Tổ chức kiểm tra định kỳ,

đột xuất và phân tích sư phạm bài dạy.

100 0,0 81,2 18,8 0,0 55,3 17,2 15,1 12,4

Bảng 2.14. Ý kiến đánh giá về công tác quản lý việc thực hiện các hoạt động trên lớp của giáo viên

Các biện pháp quản lý việc thực hiện các hoạt động

của giáo viên

Tự đánh giá của

HT, PHT (%) Đánh giá của Tổ trưởng, giáo viên (%) Thường

xuyên

Không Thường

xuyên

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện TX KTX KTH Tốt Khá TB Yếu Quản lý giờ lên lớp theo sự

phân phối chương trình, thời khóa biểu.

100 0,0 100 0,0 0,0 98,6 1,4 0,0 0,0 QL việc thực hiện nề nếp,

quy chế chuyên môn 100 0,0 86,3 13,7 0,0 86.3 4,3 9,4 0,0 Đánh giá việc tổ chức hoạt

động dạy phát huy tính tích cực cho trẻ.

100 0,0 87,1 12,9 0,0 89,2 3,6 1,5 5,7 Đánh giá sự truyền đạt nội

dung kiến thức và xử lý tốt tình huống sư phạm

100 0,0 70,5 20,1 9,4 55,4 20,8 13,7 10,1 Quản lý sự đổi mới PP tổ

chức HĐ giáo dục trẻ. 100 0,0 84,9 11,5 3,6 49,6 26,7 13,7 10,0 Tổ chức kiểm tra định kỳ,

đột xuất và phân tích sư phạm bài dạy.

100 0,0 81,2 18,8 0,0 55,3 17,2 15,1 12,4

d)Thực trạng quản lý việc sinh hoạt tổ chuyên môn.

Qua khảo sát ở trường, hiệu trưởng đều trực tiếp chỉ đạo và phân công phó hiệu trưởng cùng giám sát việc sinh hoạt tổ chuyên môn. Các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trong trường mầm non được thực hiện thông qua tổ chuyên môn nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của giáo viên, giúp giáo viên có cơ hội thu thập thông tin, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức, học hỏi lẫn nhau và cùng nhau giải quyết những vướng mắc trong chuyên môn

Bảng 2.15. Ý kiến đánh giá về mức độ quản lý việc sinh hoạt tổ chuyên môn của hiệu trưởng

Các biện pháp tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn.

Tự đánh giá của

HT, PHT (%) Đánh giá của Tổ trưởng, giáo viên (%) Thường

xuyên

Không Thường

xuyên

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện TX KTX KTH Tốt Khá TB Yếu Tổ chức cho GV học tập:chỉ

thị, quy chế của ngành, nội dung chương trình theo độ tuổi.

100 0,0 100 0,0 0,0 98,6 1,4 0,0 0,0 Đào tạo tổ trưởng chuyên môn

có phẩm chất, năng lực chuyên môn vững vàng, có uy tín.

100 0,0 88,5 11,5 0,0 92,1 7,9 0,0 0,0 Chỉ đạo kế hoạch, nội dung

sinh hoạt CM ở các CM 100 0,0 92,8 7,2 0,0 80,6 4,7 9,7 5,0 Xây dựng nề nếp sinh hoạt tổ

chuyên môn, có bổ sung và điều chỉnh

100 0,0 89,2 10,8 0,0 76,2 5,8 10,1 7,9 Thường xuyên kiểm tra hoạt

động của tổ chuyên môn 100 0,0 100 0,0 0,0 79,1 13,6 7,3 0,0

Qua số liệu Bảng 2.15 cho thấy: Ban giám hiệu các trường luôn quan tâm đến nội dung, chất lượng hoạt tổ chuyên môn, tỷ lệ đạt (100%); theo đánh giá của tổ trưởng và GV từ 88,5% đến 100%, nhưng bên cạnh đó, 2 biện pháp 4,5 về chỉ đạo kế hoạch nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, xây dựng củng cố nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn, bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với kế hoạch chung của trường GV đánh giá chưa tốt (5,0% - 7,9%), qua trao đổi được biết các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn còn nặng nề về hình thức, chưa đi sâu về chuyên môn. Nội dung ít được đổi mới, còn rập khuôn triển khai từ văn bản, chưa tạo sự thuyết phục cho đội ngũ giáo viên. Trên thực tế, qua tìm hiểu cho thấy, hiệu trưởng ít có thời gian trực tiếp chỉ đạo kế hoạch nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn do phải giải quyết quá nhiều công

tác hành chính tổ chức, hiệu trưởng một số trường còn giao phó hoàn toàn việc sinh hoạt tổ CM cho phó hiệu trưởng, tổ trưởng khối nên có những vấn đề chưa nắm bắt kịp thời dẫn đến thông tin cho GV chưa chính xác.

Mặt khác, nhận thấy hiệu trưởng của trường chưa phát huy được vai trò của tổ chuyên môn dẫn đến phó hiệu trưởng một là làm thay cho GV hoặc lại đẩy hết cho GV. Một số GV còn lơ là xem thường buổi họp chuyên môn, hay tìm cớ để vắng mặt vì cho rằng sẽ mất thời gian ngồi với nhau vì nội dung các buổi họp chuyên môn chỉ rập khuôn, không có gì mới, GV thậm chí còn cảm thấy căng thẳng mà không học hỏi được gì nhiều.

Do đó, để phát huy tốt vai trò của tổ trưởng chuyên môn, hiệu trưởng cần kiểm tra thường xuyên, cần nắm rõ lịch để có thể tham gia sinh hoạt tổ cùng giáo viên, lắng nghe và cùng giải quyết những vướng mắc trong chuyên môn, giải quyết những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện. Mặt khác, về mặt tâm lý, GV sẽ được cảm thấy an tâm, được động viên khích lệ khi có sự hiện diện của hiệu trưởng trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn hay họp riêng cùng các tổ khối thay vì triển khai bằng văn bản.

e) Thực trạng quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học.

Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề được quan tâm đặc biệt của ngành GD & ĐT nói chung và GDMN nói riêng. Đổi mới quản lý giáo dục đòi hỏi quản lý tốt việc đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục cho phù hợp với thời đại, phù hợp với xu thế phát triển chung.

Kết quả khảo sát bảng 2.16 cho thấy: Nhận thức về việc chỉ đạo cho GV nắm vững lý thuyết và cách tổ chức thực hiện các hoạt động cho trẻ mầm non theo tinh thần đổi mới; tổ chức hội thảo, hội giảng nhằm nâng cao chất lượng CS-GD trẻ, nhằm giúp GV đổi mới phương pháp của hiệu trưởng đạt tỷ lệ cao (100%). Các biện pháp 3, 4 chỉ đạo tăng cường rèn kỹ năng thực hành cho GV; tổ chức các hoạt động ngoại khóa có lồng ghép chương trình chưa được chú ý và được cán cán bộ đánh giá với tỷ lệ thực hiện thấp (66,6%

-75%). Giáo viên đánh giá 2 biện pháp này chưa đạt kết quả tốt từ 11,5% đến

17,9%. Biện pháp 4 có tỷ lệ không thực hiện là 17,2%, không thường xuyên 32,3%

Bảng 2.16. Đánh giá việc quản lý đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng

Các biện pháp quản lý việc đổi mới phương pháp

dạy học.

Tự đánh giá của

HT, PHT (%) Đánh giá của Tổ trưởng, giáo viên (%) Thường

xuyên

Không Thường

Xuyên

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện TX KTX KTH Tốt Khá TB Yếu Tạo điều kiện cho GV nắm

vững lý thuyết và thực hành các hoạt động GD trẻ theo hướng đổi mới.

100 0,0 88,5 11,5 0,0 92,8 2,2 2,2 2,8 Tổ chức hội thảo, hội giảng

nhằm cải tiến phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng GD trẻ.

100 0,0 61,1 38,9 0,0 51,8 28,8 10,7 8,7 Tăng cường các biện pháp

rèn kỹ năng thực hành cho GV.

66,6 33,4 61,1 38,9 0,0 57,5 14,5 10,1 17,9 Tổ chức các hoạt động

ngoại khóa có lồng ghép chương trình.

75,0 25,0 50,3 32,4 17,3 21,6 53,9 12,9 11,6

Hàng năm vào dịp hè các lớp tập huấn của ngành và của trường được tổ chức giúp GV tiếp cận phương pháp dạy học mới, được tập huấn kỹ năng sử dụng trang trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Hiệu trưởng tạo điều kiện tốt cho tất cả GV được tham gia, kết quả thực hiện tốt đạt tỷ lệ 92,8%. Trong năm học cũng có các lớp tập huấn không thường xuyên nên số lượng GV tham gia ít, chất lượng chưa cao, tài liệu cung cấp về tổ khối và cá nhân chưa đồng bộ, số lượng GV tham gia các buổi rút kinh nghiệm ở trường bạn về phương pháp giảng dạy chưa đông, một số ít giáo viên còn ngại đổi mới.

f) Thực trạng về công tác kiếm tra đánh giá phân loại giáo viên hàng năm của hiệu trưởng.

Kiểm tra đánh giá là một chức năng quản lý nhằm phát hiện những sai lệch, xác định những tác động điều chỉnh để đảm bảo việc hoàn thành mục tiêu quản lý đề ra.Kiểm tra đánh giá GV hàng năm là một việc làm quan trọng nhằm vừa đảm bảo sự khích lệ kịp thời vừa kịp thời điều chỉnh và hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên, vừa không ngừng tạo động lực cho đội ngũ rèn luyện phấn đấu. Do đó để kiểm tra đánh giá đảm bảo khách quan, công bằng cần dựa vào những tiêu chí đánh giá cơ sở để xây dựng chuẩn đánh giá. Chính vì thế, hiệu trưởng cần xây dựng một bộ chuẩn đánh giá của trường mình dựa trên cơ sở bộ chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành.Căn cứ vào tính mục tiêu, thông qua các nguyên tắc cụ thể ban giám hiệu cần có sự thảo luận thống nhất từ nội dung đến quan điểm sử dụng chuẩn sao cho hợp lý, công bằng và thể hiện tính chính xác cao trong đánh giá.

Qua trao đổi và phân tích kết quả bảng 2.16 cho thấy: 100% hiệu trưởng trường mầm non nắm vững chuẩn đánh giá quy định trong việc kiểm tra, đánh giá nhằm đưa quá trình hoạt động của GV ở mức độ thường xuyên đi vào ổn định nề nếp trong mỗi trường. Việc đánh giá GV tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục căn cứ trên chuẩn đã thống nhất luôn giúp cho hiệu trưởng xử lý tình huống sai phạm hợp lý công khai.

Tuy nhiên qua kết quả khảo sát cho thấy tổ trưởng và GV đánh giá kết quả thực hiện ở mức độ tốt là 88,5%, khá là 11,5%; trong thực tế việc quản lý các biện pháp kiểm tra đánh giá GV còn cứng nhắc, ở một số trường HT, phó HT, tổ trưởng chưa thực sự lắng nghe tâm tư nguyện vọng của GV, vẫn còn khoảng cách giữa người đánh giá và người được đánh giá, do đó tâm lý GV rất căng thẳng, ngần ngại khi được báo tin có kiểm tra và sẽ có ý thức chuẩn bị để đối phó.

Một vấn đề bất cập nữa trong công tác đánh giá là các mẫu chuẩn đánh giá đã được quy định thống nhất từ trên về trường chưa phù hợp với tình

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Lý Thái Tổ 2, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Luận văn thạc sĩ) (Trang 50 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)