Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.2. Giáo dục đạo đức
Theo Từ điển Tiếng Việt thì: “Đạo đức là những tiêu chuẩn, những nguyên tắc quy định hành vi quan hệ của con người đ i với nhau và đ i với xã hội. Đạo đức là những phẩm chất t t đẹp của con người theo những tiêu chuẩn đạo đức của một giai cấp nhất định” [42.tr 211]
Theo giáo trình: “Đạo đức học ”: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nh m điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền th ng và sức mạnh của dư luận xã hội ” [18. tr 8]
Theo quan điểm của học thuyết Mác - Lê Nin: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội có nguồn g c từ lao động sản xuất và đời s ng cộng đồng xã hội. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh và chịu sự chi ph i của tồn tại xã hội. Vì vậy tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội (đạo đức) c ng thay đổi theo. Và như vậy đạo đức xã hội luôn mang tính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc”.
Tác giả Phạm Minh Hạc cho r ng: Đạo đức theo nghĩa hẹp là luân lý,
những quy định và chuẩn mực ứng xử trong quan hệ của con người. Nhưng bên trong điều kiện hiện nay, chính quan hệ của con người c ng đã mở rộng và đạo đức bao gồm những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với con người, với công việc và với bản thân, kể cả với thiên nhiên và môi trường s ng.
Theo nghĩa rộng, khái niệm đạo đức liên quan chặt chẽ với phạm tr chính trị, pháp luật đời s ng. Đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộ mặt nhân cách của một cá nhân đã được xã hội hoá. Đạo đức được biểu hiện ở cuộc s ng tinh thần lành mạnh trong sáng, ở hành động giải quyết hợp lý, có hiệu quả những mâu thuẫn.
Theo tác giả Phạm Khắc Chương: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc chuẩn mực xã hội, nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho ph hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội trong quan hệ xã hội giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội.” [12.tr 51]
Mặc d có nhiều định nghĩa khác nhau về đạo đức. Tuy nhiên ta có thể hiểu khái niệm này dưới hai góc độ:
Một là góc độ xã hội: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, phản ánh dưới dạng những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực điều chỉnh hoặc chi ph i hành vi của con người trong các m i quan hệ giữa con người với tự mhiên, giữa con người với xã hội và với chính bản thân mình.
Hai là góc độ cá nhân: Đạo đức chính là những phẩm chất, nhân cách của con người, phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử của họ trong các m i quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội, giữa bản thân họ với người khác và với chính bản thân mình.
Đạo đức biến đổi và phát triển c ng với sự biến đổi và phát triển của các điều kiện kinh tế xã hội, c ng với sự phát triển của xã hội. Các giá trị đạo
đức trong xã hội của chúng ta hiện nay là thể hiện sự kết hợp sâu sắc truyền th ng đạo đức t t đẹp của dân tộc với xu thế tiến bộ của thời đại, của nhân loại. Lao động sáng tạo, nguồn g c của mọi giá trị là một nguyên tắc đạo đức có ý nghĩa chỉ đạo trong giáo dục và tự giáo dục của con người hiện nay. Đạo đức có 3 chức năng sau:
Chức năng nhận thức: Nhận thức đạo đức đem lại tri thức đạo đức, ý thức đạo đức cho chủ thể, các cá nhân nhờ tri thức đạo đức, ý thức đạo đức xã hội đã nhận thức mà tạo thành đạo đức cá nhân.Cá nhân hiểu và tin ở các chuẩn mực, lý tưởng, giá trị đạo đức xã hội trở thành cơ sở để cá nhân điều chỉnh hành vi, thực hiện đạo đức.
Chức năng giáo dục: Trên cơ sở nhận thức đạo đức, chức năng giáo dục giúp con người hình thành những phẩm chất nhân cách, hình thành hệ th ng định hướng giá trị và các chuẩn mực đạo đức, điều chỉnh ý thức hành vi đạo đức. Hiệu quả giáo dục đạo đức phụ thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội, cách thức tổ chức, giáo dục mức độ tự giác của chủ thể và đ i tượng giáo dục trong quá trình giáo dục.
Chức năng điều chỉnh hành vi đạo đức: Sự điều chỉnh hành vi đạo đức làm cho cá nhân và xã hội c ng tồn tại và phát triển, đảm bảo quan hệ lợi ích cá nhân và cộng đồng. Chức năng này thể hiện b ng hai hình thức chủ yếu.
Trước hết là bản thân chủ thể đạo đức phải tự giác điều chỉnh hành vi của mình trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức xã hội. Thứ hai là tập thể cần tạo ra dư luận để khen ngợi, khuyến khích, đánh giá hoặc phê phán những biểu hiện cụ thể của hành vi đạo đức trên cơ sở những chuẩn mực giá trị đạo đức.
Đây là chức năng xã hội cơ bản, hết sức quan trọng của đạo đức: “Mục đích điều chỉnh của đạo đức nh m đảm bảo sự tồn tại và phát triển xã hội b ng việc tạo nên sự hài hoà quan hệ lợi ích cộng đồng và cá nhân (và khi cần phải ưu tiên lợi ích cộng đồng)” [18. tr 41]
Về bản chất, đạo đức là những quy tắc, những chuẩn mực xã hội, nó được hình thành, tồn tại và phát triển trong cuộc s ng, được xã hội thừa nhận và tự giác thực hiện. Đạo đức chính là văn hóa trong cuộc s ng, là biểu hiện của trình độ nhận thức của cá nhân và trình độ dân trí xã hội.
Như vậy, từ các quan niệm trên ta có thể hiểu một cách tổng thể: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt bao gồm một hệ th ng những quan điểm, quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội. Nó ra đời, tồn tại và biến đổi theo nhu cầu của xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho ph hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ của xã hội trong m i quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội.
1.2.2.2. Giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức là những tác động sư phạm một cách có mục đích, có hệ th ng và có kế hoạch của nhà giáo dục tới người được giáo dục (học sinh) để bồi dưỡng cho họ những phẩm chất đạo đức (chuẩn mực, hành vi đạo đức) phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Theo hai tác giả Đặng V Hoạt và Hà Thị Đức “Giáo dục đạo đức là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đ i với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của bản thân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục” [22].
Giáo dục đạo đức là quá trình hai mặt, mặt tác động của nhà sư phạm và mặt tiếp nhận tích cực của người được giáo dục, đó là sự chuyển hoá những nhu cầu của xã hội thành những phẩm chất bên trong của cá nhân.
Giáo dục đạo đức được thực hiện trong gia đình, nhà trường và trong môi trường xã hội, với những hình thức đa dạng và những phương pháp phong phú, trong đó giáo dục trong nhà trường có một vị trí đặc biệt quan trọng.
Bản chất giáo dục đạo đức là chuỗi tác động có định hướng của chủ thể giáo dục và yếu t tự giáo dục của học sinh, giúp học sinh nhận thức đúng, tạo
lập tình cảm và thái độ đúng, hình thành những thói quen hành vi văn minh trong cuộc s ng, ph hợp với chuẩn mực xã hội.
Từ cách hiểu trên tôi quan niệm giáo dục đạo đức là quá trình tác động đến người học để hình thành cho họ ý thức, tình cảm và niềm tin đạo đức, xác lập được những thói quen hành vi đạo đức ph hợp với chuẩn mực xã hội.