Điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội, phong tục tập quán của địa phương

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 36 - 45)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học

1.5.2. Điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội, phong tục tập quán của địa phương

Như vậy, nếu có kinh tế phát triển mới đảm bảo nguồn lực cho giáo dục phát triển, công tác xã hội hoá giáo dục mới có kết quả. Kinh tế địa phương trong đó có gia đình học sinh đã góp phần xây dựng cảnh quan sư phạm, tạo một lực lượng giáo dục h ng hậu quyết định một phần không nhỏ vào công tác giáo dục giáo dục đạo đức cho học sinh.

Nói tổng quát hơn, nếu quan hệ sản xuất lành mạnh, lực lượng sản xuất

giàu tiềm năng, các nghề phát triển tạo môi trường định hướng nghề nghiệp t t, giúp học sinh tránh xa được các tệ nạn xã hội. Mặt khác, sự tăng trưởng kinh tế quyết định mức s ng, thu nhập của mỗi gia đình. Mức s ng nâng cao, các gia đình mới có điều kiện nuôi con em ăn học, dành nhiều thời gian, nhiều điều kiện chăm lo tới việc học tập, tu dưỡng đạo đức của con em mình.

Tuy nhiên trong cơ chế thị trường, với nền kinh tế tăng trưởng nhanh, xu thế hội nhập đã đem lại sự phát triển nhanh về mọi mặt song mặt trái của nó c ng tác động không nhỏ cho việc giáo dục đạo đức đến học sinh.

Các phong trào văn hoá xã hội ở địa phương sẽ lôi cu n gia đình, nhà trường và đặc biệt là các em tham gia các phong trào xây dựng “Gia đình văn hoá” “Giữ gìn trật tự trị an” “Bảo vệ môi trường” “Phòng ch ng tệ nạn”, kỷ niệm các ngày lễ lớn... là điều kiện để GDĐĐ cho HS t t nhất. Ngoài ra các truyền th ng văn hoá địa phương là một môi trường để các em được giáo dục về “cội nguồn”, lòng tự hào dân tộc, về tình yêu quê hương đất nước, giữ gìn bản sắc dân tộc. Nếp s ng văn minh, các phong tục dòng họ, lễ hội, các phong trào đền ơn đáp nghĩa được địa phương tổ chức t t sẽ là một điều kiện để các em tham gia rèn luyện. Qua đó tính nhân văn sẽ ngấm vào bản chất đạo đức của các em. Tổ chức t t phong trào văn hoá tinh thần như thư viện, các loại hình câu lạc bộ, phong trào thể dục thể thao.... Đó chính là môi trường GDĐĐ cho các em, tạo điều kiện để các em trưởng thành về nhân cách.

Tóm lại, một xã hội có văn hoá là một xã hội mà con người ta luôn s ng vì cái đẹp, cái thiện thắng cái ác. Mọi hoạt động của văn hoá kể trên sẽ giáo dục nhận thức để hình thành ý thức đạo đức, bồi dưỡng tình cảm, hình thành và phát triển những tình cảm đạo đức trong sáng, cao quý thuộc về nhân tính của con người: Từ đó giáo dục được niềm tin đạo đức, rèn luyện hành vi đạo đức, trau dồi thói quen t t đẹptrong ứng xử của HS.

1.5.3. Sự phối hợp các loại hoạt động trong giáo dục đạo đức cho học sinh

1.5.3.1. Hoạt động học tập

Học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh, nhưng vào tuổi thiếu niên, việc học tập của các em có những thay đổi cơ bản. Việc học tập giúp học sinh hiểu được r ng điều kiện cần thiết để tạo nên cuộc s ng tương lai là v n tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, là kỹ năng độc lập trau dồi những v n hiểu biết, kỹ năng tự học mà các em thu được trong quá trình học tập.

Việc học tập ở trường tiểu học là một bước ngoặt quan trọng trong đời s ng của trẻ. Ở trường tiểu học, việc học tập của các em phức tạp hơn một cách đáng kể. Các em chuyển sang nghiên cứu có hệ th ng những cơ sở của các khoa học, các em học tập có phân môn… Mỗi môn học gồm những khái niệm, những quy luật được sắp xếp thành một hệ th ng tương đ i sâu sắc.

Điều đó đòi hỏi các em phải tự giác và độc lập cao. Nhờ được học tập nên các em không chỉ hiểu được các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo tương ứng với các tri thức đó mà các em còn học được các khái niệm, các chuẩn mực đạo đức của xa hội, phân biệt được cái xấu, cái t t, cái thiện, cái ác... từ đó hình thành thái độ và hành vi đạo đức ph hợp.

1.5.3.2. Hoạt động lao động của học sinh

Hoạt động lao động có ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành nhân cách và giáo dục ý thức công dân cho các em.

Hoạt động lao động của các em là lao động công ích ở nhà trường, lao động sản xuất, giúp đỡ gia đình. Lao động của các em không những góp phần hình thành những phẩm chất như: tinh thần tập thể, lòng yêu lao động, óc sáng tạo, tính mục đích, tính kỷ luật, tính kiên trì. Khi tham gia lao động sẽ bồi dưỡng được tình cảm tôn trọng lao động và người lao động, làm nảy nở những tình cảm mới: niềm vui và kết quả lao động, tự hào những cái mình đã làm được, hài lòng với những thắng lợi sau những nỗ lực kiên trì; tình nguyện lao động giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Qua các hoạt động

đó các em sẽ thu được những kinh nghiệm đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Như vậy, nhờ tham gia vào hoạt động lao động nên học sinh tiểu học đã hình thành được nhận thức đúng đắn về lao động, người lao động, giá trị của lao động, quan hệ giữa người với người trong lao động.... từ đó có thái độ ph hợp đ i với lao động và có hành vi tích cực.Vì thế hoạt động lao động c ng là một trong những con đường để GDĐĐ cho HS nói chung và HSTH nói riêng.

1.5.3.3. Hoạt động chính trị - xã hội của học sinh

Đây là một loại hoạt động vô c ng quan trọng vì nó giúp các em nắm bắt được những kỹ năng hoạt động xã hội. Từ đó, các em nâng cao nhận thức của mình, trách nhiệm của mình đ i với xã hội. Nó sẽ là hành trang để các em chuẩn bị bước vào cuộc s ng.

Hoạt động chính trị xã hội của HS được tiến hành qua nhiều hình thức đa dạng và phong phú từ các phong trào thi đua của lớp, của Đội thiếu niên, nhi đồng c ng như các tổ chức chính trị xã hội. Từ đó, HS hiểu sâu thêm v n tri thức lý luận đã được tiếp thu đem kiểm nghiệm vào thực tiễn. Đây là một sản phẩm biểu hiện sự trưởng thành về mặt xã hội của các em và c ng là động cơ để các em tự khẳng định và hoàn thiện nhân cách; đồng thời giúp các em có trách nhiệm đ i với các nhiệm vụ xã hội giao cho, có trách nhiệm với tập thể và có nhu cầu thường xuyên được tiếp xúc và tham gia các công việc tập thể. Mặt khác, các hoạt động xã hội đó c ng chính là các hoạt động tuyên truyền về đường l i chính sách của Đảng, Nhà nước, các vấn đề mà toàn xã hội cần quan tâm như tuyên truyền cổ động, giữ trật tự đường ph , giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, phòng ch ng các tệ nạn xã hội, về phát triển dân s , về bảo vệ môi trường,... Quản lý việc GDĐĐ t t là giúp cho các hoạt động này diễn ra có chiều sâu, mang lại hiệu quả lớn trong việc giáo dục, hình thành hành vi ứng xử đẹp cho các em.

1.5.3.4. Các hoạt động tập thể khác

Đó là các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, từ thiện, phong trào mang tính hoạt động xã hội ở địa phương nh m nâng cao tính tập thể, tinh thần trách nhiệm tạo nên nếp s ng vui tươi đoàn kết thân ái. Đồng thời u n nắn các lệch lạc của mỗi cá nhân giúp mọi người hiểu và chấp hành đúng nghĩa vụ bản thân. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp là nhu cầu không thể thiếu, là phương thức giáo dục đạo đức t t nhất cho học sinh, đưa các em vào hoạt động thực tiễn để tập dượt rèn luyện hành vi và thói quen t t giúp các em hình thành nhân cách.

Như vậy, việc tổ chức ph i hợp các hoạt động giáo dục cho các em là một yếu t vô c ng quan trọng trong việc giáo dục đạo đức và phát triển nhân cách của HS. Đó c ng chính là một nhân t ảnh hưởng tới việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

1.5.4. Công tác phối hợp giữa các lực lượng tham gia giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức cho học sinh

Đây chính là sự ph i hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Mỗi lực lượng giáo dục này đều có vai trò riêng trong giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng. Cụ thể:

Gia đình là tế bào của xã hội. Đạo đức gia đình luôn gắn liền với đạo đức xã hội, gia đình có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Nếp sinh hoạt của gia đình, những giá trị đạo đức của xã hội được ông, bà, cha, mẹ, anh, chị em chọn lựa là những tác động trực tiếp, thường xuyên, lâu dài và mạnh mẽ đến học sinh, được học sinh tiếp nhận và thực hiện đầy đủ nhất. Nhiều gia đình do cha mẹ nhận thức lệch lạc, không có hoặc thiếu các tri thức về giáo dục cho con cái, việc quá quan tâm, nuông chiều thái quá trong việc nuôi dạy, sử dụng quyền uy của cha mẹ một cách cực đoan; tấm gương không t t của cha mẹ, người thân... đã

tác động không nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.

Vì vậy cần có sự giáo dục đúng mức, giáo dục toàn diện của cha mẹ đến con em mình, hình thành thói quen đạo đức, l i s ng chân thành giản dị cho con em mình, không ỷ lại vào nhà trường, xã hội.

Nhà trường ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến thức phổ thông cho học sinh thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh là mặt thứ hai của vấn đề đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, có tài, có đức để phục vụ và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Một s cán bộ quản lý, giáo viên có những định kiến, thiếu thiện cảm với HS; sử dụng các biện pháp hành chính thái quá; sự lạm dụng quyền lực của các thầy cô giáo, nhà quản lý; sự thiếu gương mẫu mô phạm trong giáo dục; việc đánh giá kết quả khen thưởng, kỷ luật thiếu khách quan và không công b ng; sự ph i hợp không đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục đều có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo dục đạo đức cho HS và quản lý GDĐĐ cho các em.

Ngược lại, trong sự phát triển nguồn nhân lực cho đất nước đang đổi mới hiện nay, rõ ràng nổi lên yêu cầu cấp bách là nâng cao chất lượng người lao động, đào tạo con người có nhân cách, có kỹ luật lao động. Để có được những con người đảm bảo được yêu cầu của đổi mới xã hội cần có sự kết hợp nhịp nhàng đồng bộ và hỗ trợ giữa giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội, tác động mạnh vào việc phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em. Nhà trường giữ vai trò trung tâm, tổ chức ph i hợp dẫn dắt nội dung, phương pháp giáo dục và các lực lượng trong xã hội. Bởi lẽ nhà trường là một tổ chức chuyên biệt đ i với công tác giáo dục, được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng và nhà nước, nắm vững quan điểm, đường l i, mục tiêu bồi dưỡng đào tạo con người xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, nhà trường luôn luôn có đội ng thầy cô giáo có trình độ, năng lực, nhiệt tình, tâm huyết và yêu nghề mến trẻ, đã được đào tạo

có hệ th ng. Giáo dục nhà trường trong mọi thời đại có chức năng cơ bản là truyền thụ tri thức văn hóa đã được rút kết từ các tinh hoa của nhân loại, mở mang trí tuệ cho học sinh đồng thời giáo dục các em. Nhờ đó nhân cách của các em được hình thành và phát triển một cách vững vàng.

Để th ng nhất và tập hợp được sức mạnh của toàn xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ, nhà trường vừa phải không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện vừa phải ph i hợp chặt chẽ với việc GDĐĐ và quản lý các tổ chức xã hội hướng vào một s công việc cụ thể sau đây:

- Đưa nội dung, mục tiêu giáo dục trong nhà trường vào các tổ chức xã hội trong địa phương nh m th ng nhất định hướng GDĐĐ và quản lý GDĐĐ đáp ứng được quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

- Ph i hợp với địa phương tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội như: xóa đói giảm nghèo, dân s kế hoạch hóa gia đình, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng gia đình văn hóa mới,…nh m góp phần cải tạo môi trường nhà trường và xã hội ngày càng t t đẹp hơn. Đó chính là điều kiện không thể thiếu để GDĐĐ và quản lý GDĐĐ cho học sinh.

Việc ph i hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội đ i với việc chăm sóc giáo dục trẻ là một nguyên tắc cơ bản không thể thiếu nếu mu n có sự thành công. Sự ph i hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục trên, trước là để đảm bảo sự th ng nhất trong nhận thức c ng như hoạt động giáo dục c ng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ, tránh sự tách rời mâu thuẫn, bài xích lẫn nhau gây cho các em tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị t t đẹp của nhân cách. Sự ph i hợp giữa nhà trường và xã hội có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Vấn đề cơ bản hàng đầu là tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra những m i quan hệ ph i hợp vì mục tiêu giáo

dục đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân hữu ích cho đất nước.

1.5.5. Trình độ, năng lực quản lý của cán bộ quản lý và Hiệu trưởng các trường tiểu học

Nhận thức về tầm quan trọng của GDĐĐ, quản lý GDĐĐ và xuất phát từ đặc điểm cơ bản của hoạt động tập thể, đặc biệt hoạt động giáo dục đạo đức trong ngành giáo dục. Hoạt động đó phụ thuộc vào nhận thức, trình độ và năng lực của các nhà quản lý giáo dục trong ngành giáo dục và trong các nhà trường tiểu học, đặc biệt là trình độ, năng lực của người đứng đầu ngành giáo dục và Hiệu trưởng các trường tiểu học cần phải có nhận thức về tầm quan trọng của GDĐĐ và quản lý GDĐĐ. Cần xóa bỏ ngay quan niệm chỉ chú trọng dạy chữ, dạy kiến thức mà xem nhẹ dạy người, giáo dục đạo đức cho HS. Người quản lý phải là người có năng lực quản lý, có năng lực tập hợp những người dưới quyền, mẫu mực về nhân cách, công b ng trong đánh giá, gần g i và hiểu cấp dưới, hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS, quan hệ đúng mực với cấp trên và cấp dưới, có uy tín với nhân dân, phụ huynh và HS, đồng nghiệp... Có như vậy mới trở thành tấm gương đạo đức cho HS noi theo.

Mặt khác, lực lượng trực tiếp ảnh hưởng tới học sinh về đạo đức là đội ng giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viện bộ môn. Họ là những người trực tiếp giảng dạy, theo dõi, dìu dắt, gần g i với học sinh nên hiểu được mọi diễn biến tâm lý c ng như biểu hiện hành vi đạo đức của học sinh. Hình ảnh người thầy ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh, chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm không những cần năng lực chuyên môn, mà còn đòi hỏi phải thật sự là tấm gương sáng về tác phong, tư cách đạo đức; chuẩn mực trong trang phục, lời nói, cách ứng xử… như vậy lời nói của giáo viên chủ nhiệm mới có trọng lượng với học sinh.

Kết luận chương 1

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, có vai trò vô cùng quan trọng trong đời s ng xã hội. Giáo dục đạo đức là một bộ phận của giáo dục tổng thể, nó có tác động lớn và mang tính nền tảng cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo trong ngành giáo dục, trong đó có các trường tiểu học.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý lên các thành t tham gia vào các quá trình giáo dục đạo đức nh m thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục đạo đức b ng việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó để những yêu cầu, mục tiêu, nội dung giáo dục đạo đức theo các chuẩn mực đạo đức mà xã hội đặt ra với thế hệ trẻ ph hợp với lứa tuổi học, cấp học trong hệ th ng giáo dục qu c dân trở thành hiện thực.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức là hoạt động điều hành việc giáo dục đạo đức để đạo đức vừa là yêu cầu vừa là mục tiêu của nền giáo dục.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức bao gồm 4 nội dung: Xây dựng kế hoạch; tổ chức và chỉ đạo thực hiện; kiểm tra đánh giá việc giáo dục đạo đức.

Có nhiều yếu t ảnh hưởng đến công tác quản lý GDĐĐ cho HS tiểu học bao gồm trình độ, năng lực quản lý của cán bộ quản lý, hiệu trưởng, sự ph i hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội...

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)