Biện pháp 3: Xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực trong nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 87 - 91)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN HAI BÀ TRƯNG

3.2. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng

3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực trong nhà trường

- Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong nhà trường để xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực. Để qua đó HS thấy được môi trường học tập an toàn, hiệu quả và thân thiện. Những tấm gương sáng của thầy cô, của bạn bè giúp các em học tập, noi theo và rèn luyện đạo đức.

- Nhà trường không chỉ là nơi truyền thụ tri thức mà còn là nơi giáo dục các em trở thành những công dân t t, có ích cho xã hội vì vậy cần phải tăng cường nguồn lực trong và ngoài nhà trường cho GDĐĐ, hình thành các chuẩn mực đạo đức. Việc xây dựng một môi trường sư phạm mẫu mực sẽ có hiệu quả rất lớn đến việc giáo dục đạo đức HS.

3.2.3.2.Nội dung và cách thực hiện

Môi trường sư phạm là điều kiện quan trọng để tổ chức quá trình dạy học giáo dục, là một trong những nhân t quyết định tính hiệu quả của quá trình giáo dục. Hiệu trưởng phải thực hiện được vai trò quản lý trong việc xây dựng môi trường sư phạm phục vụ cho nhiệm vụ giáo dục nói chung và công tác giáo dục đạo đức nói riêng.

Người hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học, chăm lo xây dựng nhà trường từ cơ sở vật chất, cảnh quan, nề nếp, kỷ cương, không khí học tập... trong đó người hiệu trưởng cần chú ý xây dựng m i quan hệ lành mạnh, trong sáng giữa thầy với thầy, giữa thầy và trò, giữa bạn bè, giữa tập thể và cá nhân... Đây là m i quan hệ giữa người và người, những m i quan hệ đó t t đẹp sẽ tạo nên những nét bản chất nhất, những nét riêng của trường, tạo nên môi trường đạo đức thuận lợi nhất để hình thành nhân cách cao đẹp ở HS.

Môi trường sư phạm là nhân t quan trọng ảnh hưởng đến quá trình GDĐĐ, công tác giáo dục đạo đức chỉ có thể đạt hiệu quả khi nó diễn ra trong

một môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện cả về tinh thần và cơ sở vật chất. Cụ thể:

- Về tinh thần: Phải tạo dựng và duy trì không khí vui tươi, phấn khởi, đoàn kết, lành mạnh; hình thành nên phong cách học tập, lao động và vệ sinh trong nhà trường như:

+ Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của ngành, của nhà trường đề ra (có nề nếp học tập và làm việc nghiêm túc, vệ sinh sạch sẽ...).

+ Thực hiện t t các phong trào thi đua, mọi hành động đúng phải ủng hộ, phê phán những cái sai, cái tiêu cực.

+ Xây dựng văn hoá học đường: xây dựng quy ước ứng xử văn hoá, xác định hệ th ng giá trị, tầm nhìn của mỗi nhà trường.

+ Xây dựng m i quan hệ t t giữa các thành viên trong nhà trường:

Quan hệ giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa HS với HS. Trong các m i quan hệ phải thực sự đúng mực, hài hoà, giáo viên có những cử chỉ, hành động, lời nói ân cần đ i với HS. Quan hệ giữa HS với nhau phải đoàn kết, thân ái, không nói tục chửi bậy, không tham gia vào các tệ nạn xã hội. Qua các m i quan hệ làm cho các em luôn coi trường học là nhà, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em. Nhà trường phải thực sự là ngôi nhà thứ hai, là tổ ấm của mỗi em.

+ Tuyên truyền vận động trong đội ng GV thực hiện các phong trào thi đua: “Dạy t t - học t t”, cuộc vận động: “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”. “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”, xây dựng “Gia đình nhà giáo văn hoá”, “Cơ quan văn hoá”.

+ Nêu cao khẩu hiệu: “Tiên học lễ, hậu học văn” và lời dạy của Bác Hồ đ i với HS: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường qu c năm châu hay không, chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các em” trong nhà trường.

+ Đẩy mạnh hưởng ứng phong trào: “Nhà trường thân thiện, HS tích cực”, chương trình này chính là nh m mục đích xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh để đạt hiệu quả cao trong công tác giáo dục đạo đức cho HS.

+ Mở rộng tuyên truyền, vận động thầy cô giáo, HS và các tổ chức đoàn thể tiếp tục thực hiện t t cuộc vận động “Hai không” của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo với 4 nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo và không có học sinh ngồi nhầm lớp”.

+ Tuyên truyền, vận động toàn thể thầy cô giáo, các em HS hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, kể chuyện về tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Tổ chức t t các phong trào thi đua, các chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp với nhiều hình thức phong phú theo các chủ đề năm học. Đưa trò chơi dân gian, hát ca và các loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian khác vào trường học một cách bền vững. Tạo điều kiện để HS được tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ lành mạnh, bổ ích, qua đó vừa giúp các em có điều kiện khẳng định mình, mặt khác còn hạn chế thời gian các em đi chơi các trò chơi nguy hại. Ngoài ra nhà trường nên thường xuyên tổ chức cho các em học sinh lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, chăm sóc cây cảnh, lao động tăng gia sản xuất... Qua các buổi lao động đó các em được trực tiếp góp sức của mình xây dựng nhà trường và các em biết trân trọng công sức mình bỏ ra, giúp cho các em HS có được tình yêu đ i với lao động, giáo dục được tinh thần làm chủ tập thể.

- Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:

+ Tạo không gian thoáng đãng, sạch sẽ, công trình vệ sinh trường học đạt tiêu chuẩn...c ng có tác dụng t t trong việc giáo dục đạo đức HS. Do vậy

cần thường xuyên chăm lo xây dựng môi trường, cảnh quan sạch đẹp, cải tạo sử dụng môi trường đúng mục đích sư phạm.

+ Nhà trường có kế hoạch mua các thiết bị phục vụ cho dạy và học như: máy tính, máy chiếu, sách, báo, tài liệu tham khảo... Các thiết bị phục vụ cho hoạt động phong trào như: tăng âm, loa đài, máy phát điện. Xây dựng các công trình phục vụ cho các phong trào và phục vụ cho công tác vệ sinh như:

sân khấu, sân chơi thể thao, nhà vệ sinh, nhà để xe, giếng nước... B trí các khu trong khuôn viên như nhà đa năng, nhà bộ môn, sân chơi, bãi tập khoa học, hợp lý, đảm bảo cho các hoạt động của các em và của nhà trường.

Việc quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh trong m i quan hệ với môi trường sư phạm cần phải chặt chẽ và th ng nhất trong nhận thức c ng như trong hành động giáo dục làm sao cho c ng một hướng, một mục đích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của HS. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong m i quan hệ sư phạm không chỉ thể hiện ở một giai đoạn cụ thể nhất định mà phải được xem xét, hoà quyện và diễn ra trong toàn bộ quá trình hoạt động giáo dục, tạo điều kiện động lực thúc đẩy công tác giáo dục đạo đức cho HS đạt hiệu quả cao nhất.

3.2.3.3. Các điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng nhà trường phải xây dựng hội đồng sư phạm nhà trường là một tập thể đoàn kết, nhất trí, vững mạnh. Cán bộ giáo viên, nhân viên luôn luôn gương mẫu về mọi mặt, là tấm gương cho HS noi theo. Phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hoàn thiện nhân cách bản thân, luôn nhiệt tình, tâm huyết với công tác giáo dục HS, coi HS như con em của mình.

- Các lực lượng giáo dục trong nhà trường đều có ý thức th ng nhất được tầm quan trọng của quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS trong giai đoạn hiện nay: nền kinh tế thị trường, nhiều tệ nạn xã hội, nhiều giá trị nhân văn truyền th ng đạo đức bị coi thường, xô lệch... Cần phải đưa vấn đề GDĐĐ

vào công tác xây dựng sư phạm một cách khoa học, chặt chẽ.

- Huy động các lực lượng th ng nhất mục đích và th ng nhất chương trình hành động xây dựng môi trường sư phạm nh m GDĐĐ cho học sinh.

Phải quyết tâm thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ đã th ng nhất giữa các lực lượng trong nhà trường.

Nhà trường phải có diện tích đủ rộng để quy hoạch thành các khu vực tạo ra khuôn viên xanh - sạch - đẹp trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)