Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 101 - 104)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN HAI BÀ TRƯNG

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Biện pháp quản lý là một hệ th ng đa dạng, năng động. Không có biện pháp nào vạn năng. Mỗi biện pháp có ưu thế riêng nhưng lại có nhược điểm riêng. Chính vì vậy chúng ta nên d ng nhiều biện pháp để ph i hợp giải quyết một nhiệm vụ. Phải tuỳ theo công việc, con người, hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn các biện pháp thích hợp.

Qua thực tiễn, các biện pháp trên phải được thực hiện một cách đồng

bộ, th ng nhất. Mỗi biện pháp khi đứng riêng lẻ thì ít có giá trị nhưng khi có sự ph i hợp sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục đạo đức cho HS.

Trong các biện pháp trên: Biện pháp “Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về giáo dục đạo đức” có ý nghĩa tiên quyết. Trong bất kỳ một hoạt động nào, việc nâng cao nhận thức cho mọi người tham gia là hết sức cần thiết vì có nhận thức đúng mới hành động đúng, nhận thức chi ph i mọi hoạt động. Do vậy, việc nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về hoạt động giáo dục đạo đức HS sẽ mang lại sự thành công của hoạt động này.

Biện pháp “Kế hoạch hoá công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh” có ý nghĩa quyết định đến thành công của công tác quản lý giáo dục đạo đức cho HS, bởi vì bất cứ một hoạt động nào mu n đạt được mục tiêu đặt ra thì phải xây dựng được kế hoạch hoạt động. Trên cơ sở phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, căn cứ vào những tiềm năng và những khả năng cần có để xác định rõ mục tiêu, nội dung hoạt động và các biện pháp cần thiết ph hợp với thực tiễn. Biện pháp “Xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực trong nhà trường” mang ý nghĩa then ch t bởi vì trường học là nơi truyền bá những nét đẹp của văn hóa một cách khuôn mẫu và bài bản nhất. Môi trường sư phạm là nhân t quan trọng ảnh hưởng đến quá trình giáo dục đạo đức, công tác giáo dục đạo đức chỉ có thể đạt hiệu quả khi nó diễn ra trong một môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện cả về tinh thần và cơ sở vật chất. Nét đẹp văn hóa trong giao tiếp c ng đòi hỏi các nhà sư phạm dạy cho học sinh những điều mẫu mực nhất. Những chuẩn mực về lời nói, hành vi trong giao tiếp, ứng xử một cách mẫu mực đòi hỏi về phía nhà trường phải đưa ra những chuẩn mực trong chương trình giảng dạy. Chính vì thế việc xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực trong nhà trường sẽ giúp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho HS. Biện pháp “Quản lý đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh” là biện pháp trọng tâm vì nó

quyết định chất lượng GDĐĐ. Người ta nói phương pháp nào, nội dung ấy.

Đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức nó còn bao hàm cả đổi mới nội dung giáo dục đạo đức, sự đổi mới phương pháp có hiệu quả sẽ đưa giá trị giáo dục lên một chất lượng mới. Với phương pháp giáo dục mới: trò làm trung tâm thì hướng học trò tự tìm ra chân lý khoa học. Các em không những nắm bắt được nó mà còn rất sáng tạo, rất thích ứng với những biến động của môi trường.

Phương pháp mới chủ yếu trang bị cho các em cách học, cách tự chiếm lĩnh tri thức, chiếm lĩnh giá trị đạo đức. Biện pháp “Tăng cường giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cộng đồng, địa phương cho HS” có ý nghĩa bổ trợ, góp phần GDĐĐ và phát triển nhân cách cho HS. Mặt khác còn gián tiếp giúp các em nắm được hệ th ng giá trị đạo đức truyền th ng Việt Nam từ đó giáo dục lòng tự hào về truyền th ng vẻ vang của dân tộc, định hướng giáo dục tư tưởng tình cảm hành động con người Việt Nam. Giúp các em mặc d tiếp cận với những khoa học hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc độc đáo của dân tộc mình. Những giá trị đạo đức truyền th ng của dân tộc mà giúp các em vượt qua khó khăn, thử thách trong học tập, lao động rèn luyện sẵn sàng bảo vệ và xây dựng Tổ qu c với tình yêu quê hương đất nước thiết tha. Biện pháp:

Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài Nhà trường” mang tính toàn diện bởi vì đích của biện pháp là xã hội hoá giáo dục. Phát huy được sức mạnh tổng hợp cho giáo dục. Biện pháp này đã giải quyết được mâu thuẫn bức xúc nhất trong quản lý giáo dục nói chung và quản lý giáo dục đạo đức nói riêng. Biện pháp: “Nâng cao năng lực quản lý giáo dục đạo đức cho cán bộ quản lý” mang ý nghĩa bao hàm bởi vì ở đâu có cán bộ giỏi thì ở đó có thành công. Cán bộ như cái g c của mọi công việc. Cán bộ quản lý giỏi mới có thể chỉ đạo t t, thực hiện t t các giải pháp trên. Nếu người thực thi công việc không giỏi thì sản phẩm của họ c ng chỉ méo mó, không đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)