Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 69 - 75)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN HAI BÀ TRƯNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng

2.3.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức

Xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HS là công việc cần thiết đ i với các nhà quản lý, song việc chỉ đạo thực hiện để sao cho đạt được kết quả lại càng quan trọng hơn. Nếu xây dựng kế hoạch t t song chưa chú ý tổ chức việc triển khai chỉ đạo t t thì kế hoạch sẽ không đạt các yêu cầu đặt ra.

Để tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS tác giả sử dụng phiếu điều tra CBQL và GV. Xếp thứ bậc, kết quả đánh giá được trình bày ở bảng 2.14.

Bảng 2.14: Công tác chỉ đạo thực hiện các nội dung giáo dục đạo đức cho HSTH

TT Nội dung

Mức độ thực hiện

Thứ bậc Làm

tốt Chưa

tốt Điểm TB (2đ) (1đ) X

1 Chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục đạo đức

thông qua giờ chào cờ đầu tuần 111 15 1.88 1

2 Chỉ đạo thực hiện các chủ điểm giáo dục đạo

đức hàng tháng 66 60 1.52 13

TT Nội dung

Mức độ thực hiện

Thứ bậc Làm

tốt Chưa

tốt Điểm TB (2đ) (1đ) X

3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức

trong năm học của nhà trường 102 24 1.81 3

4 Chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục đạo đức

thông qua giờ sinh hoạt lớp 76 50 1.6 8

5

Chỉ đạo thực hiện đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh thông qua hồ sơ giáo viên chủ nhiệm

73 53 1.58 10

6 Chỉ đạo thực hiện giáo dục đạo đức thông

qua hoạt động dạy trên lớp 72 54 1.57 11

7 Chỉ đạo thực hiện việc tổ chức, điều hành

hoạt động đoàn, đội 86 40 1.68 6

8 Chỉ đạo thực hiện sự ph i hợp giữa các lực

lượng trong nhà trường 102 24 1.81 3

9 Chỉ đạo thực hiện mục đích, nhiệm vụ hoạt

động giáo dục đạo đức theo chủ điểm 47 79 1.37 14 10 Chỉ đạo thực hiện việc ph i hợp các lực

lượng giáo dục ngoài nhà trường. 76 50 1.6 8

11 Chỉ đạo thực hiện việc ph i hợp giáo dục nhà

trường với gia đình 78 48 1.62 7

12 Chỉ đạo thực hiện việc sử dụng cơ sở vật chất

và kinh phí hoạt động giáo dục 67 59 1.53 12

13

Thường xuyên nâng cao nhận thức giáo dục đạo đức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

91 35 1.72 5

14 Tổng kết, đánh giá, tuyên dương, khen

thưởng, xử lý kết quả giáo dục đạo đức 107 19 1.85 2 Qua bảng 2.14 cho thấy:

Các nội dung quản lý GDĐĐ học sinh đã được CBQL các nhà trường quan tâm nhưng chưa đúng mức. Một s nội dung được các nhà quản lý quan tâm và khẳng định đã làm t t như: “Chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục đạo đức thông qua giờ chào cờ đầu tuần” xếp vị trí thứ 1( X = 1,88); “Tổng kết, đánh giá, tuyên dương khen thưởng, xử lí kết quả GDĐĐ” xếp vị trí thứ

2( X = 1,85); “Chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ trong năm học của nhà trường” và “Phối hợp các lực lượng trong nhà trường” cùng xếp ở vị trí thứ 3( X = 1,81); Còn rất nhiều nội dung khác mức độ thực hiện thấp hơn rất nhiều như: “Chỉ đạo thực hiện mục đích, nhiệm vụ hoạt động GDĐĐ theo chủ điểm” xếp ở vị trí thứ 14( X = 1,37) hay “Chỉ đạo thực hiện các chủ điểm GDĐĐ hàng tháng” xếp ở vị trí thứ 13( X =1,52). Cá biệt, ở một s trường, hiệu trưởng phó mặc cho GVCN chuẩn bị nội dung sinh hoạt lớp, hiệu trưởng không sử dụng kết quả đánh giá của Tổng phụ trách hoặc của GVCN để điều chỉnh nội dung, biện pháp giáo dục đạo đức hoặc để xử lí, động viên, khen thưởng, kỷ luật. Có 42% GV cho r ng CBQL đã quản lý chưa t t kết quả rèn luyện đạo đức HS thông qua hồ sơ của GVCN. Việc quản lý ph i hợp các lực lượng tham gia GDĐĐ học sinh trong và ngoài nhà trường c ng còn rất hạn chế. Trong khi đó, việc GDĐĐ không phải chỉ riêng là trách nhiệm của nhà trường mà còn là của toàn xã hội vì thế nếu biết ph i hợp t t, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng này thì hiệu quả GDĐĐ cho HS sẽ được nâng cao vì các em được quản lý giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi.

Để tìm hiểu thực trạng sử dụng các biện pháp quản lý GDĐĐ cho HS của các hiệu trưởng, tác giả đã tiến hành khảo sát ở câu hỏi 2 phiếu khảo sát s 7.

Kết quả đánh giá được trình bày ở bảng 2.15.

Bảng 2.15: Triển khai các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh của các hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn

quận Hai Bà Trưng

TT Các biện pháp

Mức độ thực hiện

Thứ TX bậc

(3đ)

TT (2đ)

CL (1đ)

Điểm TB

1

Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức học sinh

87 26 13 2.59 3

2 Xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục

đạo đức cho học sinh 44 66 16 2.22 6

3

Tổ chức, chỉ đạo triển khai kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh

45 67 14 2.25 5

4

Ph i hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia giáo dục đạo đức học sinh

37 64 25 2.09 7

5

Làm t t công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, xử lý vi phạm kịp thời

32 60 34 1.98 8

6 Chỉ đạo hoạt động ngoại khóa 87 33 6 2.64 2

7

Chỉ đạo hoạt động của giáo viên chủ nhiệm triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh

107 19 0 2.85 1

8

Chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh gắn liền nhà trường với thực tế địa phương

60 49 17 2.34 4

(TX: Thường xuyên; TT: Thỉnh thoảng; CL: Chưa làm) Kết quả khảo sát cho thấy:

Các nhà trường TH c ng đã thường xuyên triển khai các biện pháp trên trong quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS. Trong đó, công tác chỉ đạo hoạt động của GVCN được các nhà trường áp dụng thường xuyên nhất xếp vị trí thứ

1( X = 2,85), việc GDĐĐ thông qua hoạt động của GVCN là rất quan trọng vì GVCN là người gắn bó với lớp và HS và là người hiểu các em nhất, việc chỉ đạo thường xuyên hoạt động của GVCN c ng đã đem lại hiệu quả cao trong công tác GDĐĐ cho HS. Hoạt động ngoại khoá có thể coi như một trong các hình thức để đánh giá HS theo quan điểm phát triển toàn diện, các nhà trường c ng thường xuyên chỉ đạo và được đánh giá ở vị trí thứ 2( X =

2,64). Một trong những biện pháp được Hiệu trưởng nhà trường quan tâm và sử dụng nhiều là nâng cao ý thức trách nhiệm cho cán bộ, GV về giáo dục đạo đức, quản lý GDĐĐ được đánh giá ở vị trí thứ 3( X = 2,59). Tuy nhiên việc áp dụng các biện pháp không đồng đều chẳng hạn: “Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, xử lý vi phạm kịp thời” chưa được các nhà trường quan tâm đúng mức (Xếp thứ 8 với X = 1,98) là một trong những hạn chế của các nhà trường trong hoạt động GDĐĐ học sinh.

Từ kết quả trên cho thấy trong chỉ đạo thực hiện các biện pháp GDĐĐ cần phải tiến hành đồng bộ các biện pháp mới đem lại kết quả mong mu n.

2.3.4. Công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức

Công tác kiểm tra giúp nhà quản lý có thể đánh giá được tiến độ thực hiện kế hoạch, tìm ra những ưu điểm c ng như những hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó, kiểm tra, đánh giá còn là cơ sở để khen thưởng hợp lý, có tác dụng khích lệ tinh thần nh m mang lại hiệu quả cao trong công việc.

Để tìm hiểu vấn đề này tác giả đã khảo sát lấy ý kiến của 138 CBQL và GV ở câu hỏi s 2 trong phiếu điều tra s 8 về mức độ kiểm tra công tác GDĐĐ cho HS của lãnh đạo các trường tiểu học trên địa bàn quận hai Bà Trưng.

Kết quả đánh giá thể hiện trên bảng 2.16

Bảng 2.16. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về kiểm tra công tác giáo dục đạo đức cho học sinh TH

TT Nội dung kiểm tra

Mức độ thực hiện

Thứ TX TT KKT bậc

(3đ) (2đ) (1đ) X

1

Kiểm tra hoạt động giáo dục đạo đức của

GVCN 121 17 0 2.88 1

2

Kiểm tra hoạt động giáo dục đạo đức của

GV bộ môn 28 58 52 1.8 6

3 Kiểm tra hoạt động tự quản của HS 121 17 0 2.86 2 4

Kiểm tra hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

lớp của các bộ phận được phân công 90 40 8 2.59 5 5

Kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch

giáo dục đạo đức trong từng tuần 105 4 29 2.75 3 6 Kiểm tra công tác giáo dục học sinh cá biệt 105 32 1 2.75 3

(TX: Thường xuyên; TT: Thỉnh thoảng; KKT: Không kiểm tra) Kết quả trên cho thấy:

Việc kiểm tra hoạt động GDĐĐ của GVCN, kiểm tra hoạt động tự quản của HS, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ trong từng tuần, kiểm tra công tác giáo dục HS cá biệt được tiến hành thường xuyên hơn (Với X lần

lượt là: 2,88; 2,86; 2,75). Việc kiểm tra các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của các bộ phận được phân công và kiểm tra hoạt động GDĐĐ của GV bộ môn chưa được chú trọng thường xuyên ( X = 2,59 và 1,8). Kết quả này nhắc nhở Hiệu trưởng các trường cần tăng cường chỉ đạo dự giờ thăm lớp, kiểm tra hồ sơ giáo án đột xuất, định kỳ, tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm nh m nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực thực hiện nhiệm vụ GDĐĐ thông qua hoạt động giảng dạy và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho đội ng GV.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)