Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 75 - 80)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN HAI BÀ TRƯNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học

Từ những kết quả nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý GDĐĐ cho HS các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, tác giả có những nhận xét sau:

2.4.1. Ưu điểm

Cán bộ quản lý các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng- thành ph Hà Nội đều có nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý giáo dục đạo đức cho HS. Nhiều Hiệu trưởng đã quán triệt t t các chỉ thị, các văn bản hướng dẫn của các cấp, các ngành đến đội ng GV, HS ngay từ đầu năm học. Trong quá trình giáo dục toàn diện, Hiệu trưởng đã có chỉ tiêu, kế hoạch, biện pháp nh m nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS trong giai đoạn hiện nay.

Về phía GV: bên cạnh nâng cao nhận thức cho GVCN, GV bộ môn và các đoàn thể trong trường, các nhà trường tiếp tục triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS thường kỳ từ cán bộ đến các lực lượng để họ quán triệt t t nội dung, chương trình, chỉ đạo HS tham gia hoạt động do nhà trường đề ra một cách có hiệu quả.

Các hình thức GDĐĐ thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn, giao lưu, thi tìm hiểu, tham quan... thật sự đã trở thành hoạt động giáo dục đạo đức cho HS có hiệu quả. Sự chỉ đạo và ph i hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường nh m phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng này trong việc nâng cao hiệu quả công tác GDĐĐ cho HS.

Về phía HS: Đại đa s các em HS có nhận thức đúng đắn về chuẩn mực đạo đức nên đã có những thái độ, hành vi đạo đức đúng đắn. Các em đã tự vươn lên để khẳng định mình trong học tập, rèn luyện và tu dưỡng. Những biểu hiện về đạo đức như: ngoan ngoãn, chăm chỉ, nghe lời thầy cô, cha mẹ,

ham học hỏi... đã được thể hiện ở nhiều HS. Rất nhiều em đã không ngừng phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện để trở thành HS ngoan, đội viên t t.

2.4.2. Hạn chế

Bên cạnh đó vẫn còn một s hạn chế cần sớm khắc phục: Một bộ phận nhỏ HS chưa có ý thức phấn đấu rèn luyện, nên vi phạm nội quy nhà trường;

có HS vi phạm một vài lần, có HS vi phạm có hệ th ng. Một s HS vi phạm khuyết điểm có khi bao che cho nhau, thiếu thành khẩn. S lượng HS chậm tiến về đạo đức năm nào c ng có và bắt buộc phải rèn luyện lại trong hè.

Công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS còn có một s hạn chế sau:

+ Công tác xây dựng kế hoạch chưa sát thực tế còn chung chung. Việc tổ chức thực hiện kế hoạch không được sâu sát, ít kiểm tra đánh giá.

+ Nội dung GDĐĐ chưa toàn diện còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục đạo đức trong tình hình mới, việc thực hiện chưa đạt hiệu quả cao. Các biện pháp, phương pháp tổ chức giáo dục đạo đức chưa phát huy được tính tích cực của học sinh. Một s giáo viên còn quan niệm r ng GDĐĐ cho HS chỉ diễn ra trong giờ dạy môn đạo đức, còn các môn học khác chỉ giúp các em hình thành tri thức.

+ Sự ph i hợp 3 môi trường: Nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức còn lỏng lẻo, chưa có hiệu quả cao.

+ Việc đánh giá, kiểm tra, khen thưởng kỷ luật về công tác giáo dục đạo đức HS vẫn còn chưa hiệu quả, chưa kịp thời nên chưa khuyến khích được các lực lượng giáo dục tham gia quản lí giáo dục đạo đức cho HS.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

GDĐĐ không phải chỉ mang tính sáo rỗng, giáo điều. Cần phải làm thế nào để hoạt động này có ý nghĩa và hiệu quả thực sự. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục đạo đức HS còn tồn tại như đã phân tích, tác giả tiến hành khảo sát 38 CBQL và GV của các trường TH quận Hai Bà Trưng.

Kết quả được trình bày ở bảng 2.17

Bảng 2.17: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về những

nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác quản lý giáo dục đạo đức cho HSTH

TT Các nguyên nhân

Số lượng (%)

X Thứ bậc

Đồng ý (2 đ)

Không đồng ý (1 đ) CHỦ QUAN

1 Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức không quan trọng, dạy sao cho HS ngoan là được

63 37 1,18 1

2 Không cần tuyên truyền về tầm quan

trọng của giáo dục đạo đức 34 66 0,97 5

3 Học sinh ở đâu(gia đình hoặc xã hội..) thì nơi đó có trách nhiệm giáo dục đạo đức, không cần phải kết hợp giáo dục

45 55 1,05 6

KHÁCH QUAN 1 Việc dạy văn hóa quan trọng hơn là

dạy đạo đức 52 48 1,1 3

2 Giáo dục và môi trường ảnh hưởng

đến đạo đức của học sinh 58 42 1,14 2

3 Giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong

việc giáo dục đạo đức cho học sinh 35 65 0,98 4

Thông qua kết quả khảo sát có thể thấy:

Có một s nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến việc GDĐĐ cho HS đó là:

Do công tác quản lý chưa hiệu quả. Nguyên nhân này xuất phát từ nhà trường trước sự biến động của xã hội nhưng chưa đổi mới phương pháp quản lý và nội dung GDĐĐ cho HS. Điều đó làm cho HS chưa thực sự hiểu giá trị về đạo đức.

Do sự ảnh hưởng của khoa học công nghệ: điện thoại, internet, games…. Sự phát triển của đất nước với nền kinh tế thị trường và hội nhập qu c tế, sự phát triển của khoa học công nghệ đã tác động vào mọi mặt của đời s ng xã hội, sự tác động đó tác động rất lớn đến các em, điều các em thấy

trong xã hội đang diễn ra khác xa nhiều so với những gì các em được giáo dục trong nhà trường và gia đình.

Phẩm chất, l i s ng của thầy, cô, cha mẹ, bạn bè. Những phẩm chất, l i s ng của những người xung quanh đã tác động không nhỏ đến suy nghĩ và hành động của các em HS.

Do không có chuẩn đánh giá giáo dục đạo đức HS nên việc tổ chức triển khai thiếu đồng bộ. Hoạt động GDĐĐ không mang tính pháp quy cao như hoạt động dạy học, nên trong thực tế GDĐĐ chưa được đặt ngang hàng với giáo dục trí tuệ.

Một bộ phận phụ huynh chưa quan tâm ph i hợp với nhà trường để giáo dục con em. Tư tưởng " trăm sự nhờ thầy", “ đến trường có thầy dạy rồi, tất cả là do thầy” còn khá phổ biến trong phụ huynh. Còn có những phụ huynh chăm lo làm ăn hơn chăm sóc con cái. Tâm lý "bao cấp" trong giáo dục còn ảnh hưởng lớn đến tư tưởng phụ huynh, quan niệm về xã hội hóa giáo dục chưa được nhận thức đầy đủ.

Sự ph i hợp của các lực lượng GDĐĐ trong và ngoài nhà trường chưa nhịp nhàng, chưa hiệu quả, nhiều khi còn bị xem nhẹ vì thế chưa phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia GDĐĐ cho HS, có lúc nhà trường mất đi tính chủ động, phụ thuộc vào nhận thức của từng gia đình PHHS trong việc ph i kết hợp để giáo dục đạo đức cho các em.

Kết luận chương 2

Trong những năm qua, các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành ph Hà Nội đã có nhiều c gắng trong công tác giáo dục đạo đức HS. Kết quả GDĐĐ được thể hiện: đa s HS có đạo đức t t, chăm ngoan, có ý thức tu dưỡng đạo đức. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một s HS s ng buông thả, sa sút về mặt đạo đức, có những biểu hiện và hành vi vi phạm đạo đức làm ảnh hưởng đến chất lượng GDĐĐ nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung của nhà trường.

Công tác quản lý hoạt động GDĐĐ trong nhà trường còn nhiều hạn chế. Công tác tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá ở một s lĩnh vực chưa mang lại hiệu quả cao. Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục chưa phong phú, thiếu các biện pháp quản lý ph hợp.

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động GDĐĐ trong nhà trường như:

Do ảnh hưởng của gia đình và môi trường xã hội; do nhiều giáo viên chủ nhiệm hiện nay thiếu kinh nghiệm trong thực hiện biện pháp giáo dục.

Cán bộ quản lý còn xem nhẹ việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức; công tác GDĐĐ chưa được tuyên truyền rộng rãi trong tập thể giáo viên.

Trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác này thì nguyên nhân khách quan có ảnh hưởng nhiều hơn nguyên nhân chủ quan. Nhưng nguyên nhân xây dựng kế hoạch đạo đức cho học sinh lại là nguyên nhân mà giáo viên thấy rất cần thiết bởi vậy chúng ta cần có những biện pháp ph hợp trong công tác quản lý hoạt động GDĐĐ nh m nâng cao chất lượng đào tạo của các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng.

Chương 3

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)