Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 61 - 65)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN HAI BÀ TRƯNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng

2.2.4. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng

Đạo đức của con người biểu hiện rất đa dạng qua nhận thức, thái độ và hành vi trong học tập và trong cuộc s ng hàng ngày. Không thể chỉ nhìn vào một thái độ hành vi hay chỉ trong thời gian ngắn mà có thể đánh giá về phẩm chất đạo đức của một con người nhất là trẻ tiểu học: Tâm sinh lý các em con chưa hoàn thiện, dễ xúc cảm, hồn nhiên, dễ tự phát, chưa biết kiềm chế, bộc lộ tình cảm một cách hồn nhiên...Vì vậy, việc đánh giá mức độ hình thành và phát triển phẩm chất năng lực của học sinh cho đúng là công việc khó khăn phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức và phải kết hợp thu thập nhiều nguồn thông tin khác nhau.

Dưới đây là th ng kê kết quả đánh giá nhận xét học sinh của các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng qua 02 năm học liên tiếp từ năm học 2015 đến năm học 2017 theo các bảng sau:

Bảng 2.9. Kết quả đánh giá đạo đức học sinh tiểu học từ năm học 2015 đến 2017

Yêu cầu đánh giá

2015-2016 2016-2017

Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt

SL % SL % SL % SL %

Phẩm chất 4423 100 0 0 4313 100 0 0

Năng lực 4397 99,4 26 0,6 4305 99,2 8 0,2 Hoàn thành Chưa hoàn thành Hoàn thành Chưa hoàn thành Kĩ năng 4221 96 176 4 4237 97,1 82 1,9

(Nguồn: Số liệu thống kê từ Báo cáo tổng kết năm học 2015-2016 đến 2016-2017 của phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.)

Kết quả ở bảng trên cho thấy:

Kết quả xếp mức độ hoàn thành kĩ năng và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học thành ph liên tục được nâng lên. Cu i năm học 2015-2016; 2016-2017, ta có thể nhận thấy 100 % các em HSTH của quận Hai bà trưng đều có mức độ hình thành và phát triển phẩm chất đạt.

2.2.5. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức cho học sinh Để đánh giá các yếu t ảnh hưởng đến GDĐĐ cho HS, tác giả tiến hành khảo sát lấy ý kiến 300 HS ở 3 trường tiểu học quận Hai Bà Trưng b ng câu hỏi s 1phiếu điều tra s 6.

Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.10

Bảng 2.10. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức cho học sinh TH

TT Các yếu tố ảnh hưởng HS CBGV

TB Thứ bậc SL % SL %

1

Sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội, các hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp

204 68 91 72 70 1

2 Quản lý GD của gia đình, đời s ng

vật chất 174 58 78 62 60 4

3 Quản lý của xã hội, phim ảnh, báo

chí, dư luận tập thể 132 44 76 60 52 8

4 Nội dung giáo dục đạo đức 153 51 74 59 55 7

5 Biến đổi tâm sinh lý, ảnh hưởng

của bạn bè 186 62 91 72 67 2

6 Sự quan tâm của GVCN 180 60 88 70 65 3

7

Tính tích cực của học sinh trong việc tự rèn luyện, vai trò tự quản của học sinh

174 58 78 62 60 4

8 Kiểm tra, đánh giá, khen thưởng,

kỷ luật 156 52 76 60 56 6

Qua kết quả tại bảng 2.10 cho thấy:

Sự kết hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội được coi là mấu ch t quan trọng nhất(Chiếm 70 %)trong việc GDĐĐ của HS. Bên cạnh đó sự quan tâm của GVCN và quá trình biến đổi tâm sinh lý của học sinh c ng có tác động lớn đến quá trình GDĐĐ cho các em (chiếm 67% và 65%). Bên cạnh đó còn có một s yếu t ảnh hưởng như: Quản lý của XH, phim ảnh, báo chí, dư luận tập thể, kiểm tra, đánh giá... c ng có ảnh hưởng nhưng không lớn lắm.

Từ khảo sát trên chúng ta thấy r ng: Mỗi cá nhân chưa tự ý thức được vai trò quyết định của mình trong việc rèn luyện thì ý thức tập thể còn kém, việc rèn luyện đó còn phụ thuộc nhiều vào các tác động khách quan.

Tóm lại: GDĐĐ cho HS trong nhà trường TH bị chi ph i bởi nhiều yếu

t :

- Về gia đình: Có gia đình do cha mẹ s ng không gương mẫu, cha mẹ ly hôn; hay buông lỏng giáo dục, phó mặc cho xã hội, cho nhà trường “trăm sự nhờ thầy” …

- Về Nhà trường: Có lúc, có nơi uy tín người thầy bị sa sút, các giá trị truyền th ng “Tôn sư trọng đạo“ bị nhìn nhận một cách méo mó, vật chất hóa, thực dụng; có trường hợp người thầy không giữ được tư thế đáng kính trọng trong quan hệ thầy trò; tình trạng vi phạm dạy thêm, học thêm đã tác động xấu đến uy tín của người thầy trong suy nghĩ học sinh và không ít phụ huynh.

- Về Xã hội: Những hạn chế, tác động xấu từ môi trường của thời kỳ

“mở cửa, hội nhập”, những “tư tưởng văn hoá xấu, ngoại lai”; mặt trái của cơ chế thị trường …có cơ hội xâm nhập. Đây đó, còn có những hiện tượng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, thích chạy theo l i s ng thực dụng, thậm chí những hành động phạm pháp của “người lớn” đã tác động xấu trực tiếp đến học sinh. Các tệ nạn xã hội có nơi, có lúc đã xâm nhập vào trong trường học; tình trạng một s ít học sinh lún sâu vào tệ nạn xã hội thậm chí đánh thầy, gây án, giết người, cướp của, … s này tuy không phổ biến nhưng có xu hướng gia tăng, làm băng hoại đạo đức, tha hoá nhân cách; gây nỗi đau, đáng lo ngaị cho các bậc cha, mẹ; đã tác động xấu tới các gía trị đạo đức truyền th ng, ảnh hưởng không nhỏ trực tiếp đến công tác GDĐĐ học sinh, đến an ninh trật tự xã hội.

- Các thế lực phản động: Đang tìm mọi cách ch ng phá cách mạng XHCN ở Việt Nam. Với âm mưu “Diễn biến hòa bình”, lợi dụng “Tự do, dân chủ, dân quyền, dân tộc, tôn giáo,...” để kích động gây r i trật tự, an ninh xã

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)