Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1.3. Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học
Mục tiêu của giáo dục đạo đức là chuyển hoá những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các quy định của pháp luật.
- Về nhận thức: Cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về các phẩm chất đạo đức và chuẩn mực đạo đức. Giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về bản chất, nội dung các chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam trong thời kỳ mới ph hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Trên cơ sở đó giúp các em hình thành niềm tin đạo đức.
- Về thái độ tình cảm: Giúp học sinh có thái độ đúng đắn với các quy phạm đạo đức, có tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc đ i với các thế hệ cha anh vì độc lập tự do của Tổ qu c. Khơi dậy ở học sinh những rung động, những cảm xúc với hiện thực xung quanh. Để các em có thái độ rõ ràng đ i với các hiện tượng đạo đức, phi đạo đức trong xã hội và có thái độ đúng đắn về hành vi đạo đức của bản thân.
- Về hành vi: Có các hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. Có quan hệ xã hội lành mạnh, trong sáng, tích cực.
1.3.2. Nhiệm vụ giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình sư phạm, đóng vai trò chủ ch t trong hoạt động giáo dục của các nhà trường trong đó có trường tiểu học. Nó bao gồm các nhiệm vụ sau đây:
Phát triển các nhu cầu đạo đức cá nhân: Giáo dục đạo đức là quá trình biến các hệ th ng chuẩn mực đạo đức từ những đòi hỏi của bên ngoài xã hội đ i với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong cá nhân, thành niềm tin, thói quen của người được giáo dục. Từ đó họ luôn nảy nở những tình cảm hướng tới cái chân, thiện, mỹ, họ luôn rèn luyện, phấn đấu để đạt được những phẩm chất mong mu n.
Hình thành và phát triển ý thức đạo đức và giáo dục tình cảm đạo đức.
giáo dục đạo đức luôn cung cấp những tri thức về phẩm chất đạo đức, về các chuẩn mực đạo đức, từ đó giúp cho người được giáo dục hình thành và phát triển ý thức đạo đức. Đồng thời khơi dậy ở họ những rung động, xúc cảm với hiện thực xung quanh, biết yêu, ghét rõ ràng, có thái độ đúng đắn với các hiện tượng phức tạp trong đời s ng xã hội.
Rèn luyện ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử đạo đức. Trong quá trình giáo dục đạo đức sẽ tổ chức cho người học lặp đi, lặp lại, những hành động đạo đức trong học tập, sinh hoạt và trong cuộc s ng. Từ đó giúp họ rèn
luyện ý chí, hành vi, thói quen đạo đức và cách ứng xử. Qua việc rèn luyện thường xuyên đó giúp được giáo dục có thói quen đạo đức bền vững.
Mặt khác quá trình giáo dục đạo đức là một quá trình tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại và quá trình sáng tạo những tri thức mới. Các tri thức đó luôn mang tính đặc th dân tộc và thời đại. Chính vì vậy mà giáo dục đạo đức còn có nhiệm vụ rất quan trọng là phát triển các giá trị đạo đức cá nhân theo những định hướng giá trị mang tính đặc th dân tộc và thời đại.
1.3.3. Nội dung của hoạt động giáo dục đạo đức
Nội dung giáo dục đạo đức thông qua môn đạo đức và được tích hợp từ các môn học trong chương trình học của học sinh đảm bảo các nội dung:
- Giáo dục quan hệ cá nhân của học sinh đ i với xã hội như: Giáo dục lòng yêu hương đất nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ qu c; Giáo dục niềm tự hào về truyền th ng anh h ng của dân tộc; Giáo dục lòng tôn trọng, giữ gìn các di sản văn hóa của dân tộc, có thái độ tiến bộ đ i với các giá trị truyền th ng và tinh thần qu c tế vô sản; Biết ơn các vị tiền liệt có công dựng nước và giữ nước, giáo dục lòng tin yêu Đảng Cộng Sản Việt Nam và kính yêu Bác Hồ.
- Giáo dục quan hệ cá nhân của học sinh đ i với lao động: Giáo dục học sinh có thái độ đúng đắn đ i với lao động, biết yêu thích lao động, chăm chỉ học tập, say mê khoa học, biết quý trọng người lao động d lao động chân tay hay lao động trí óc.
- Giáo dục quan hệ cá nhân học sinh đ i với tài sản xã hội, di sản văn hóa và thiên nhiên: Giáo dục yêu cầu bản thân các em phải có ý thức giữ gìn, tiết kiệm, bảo vệ của công, không xâm phạm tài sản chung và của cải riêng của ngườikhác. Biết bảo vệ môi trường tự nhiên nơi cư trú, học tập và nơi công cộng.
- Giáo dục quan hệ cá nhân của học sinh đ i với mọi người xung
quanh:Giáo dục các em biết kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị và những người lớn tuổi; Biết kính trọng, lễ phép, lòng biết ơn đ i với thầy cô giáo; Đ i với em nhỏ phảicó sự cảm thông, nhường nhịn, giúp đỡ, vị tha; Giáo dục tình bạn chân thành, tìnhyêu chân chính, dựa trên sự cảm thông, hết sức tôn trọng và có c ng mục đích lý tưởng chung. Có tinh thần khiêm t n, luôn lắng nghe và biết học hỏi. Giáo dục tính thông cảm, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lợi ích và ý chí tập thể.
- Giáo dục quan hệ cá nhân đ i với bản thân: Phải luôn tự nghiêm khắc đ i với bản thân mình khi có sự sai phạm; bản thân có đức tính khiêm t n, thật thà, có tính kỷ luật, có ý chí, có nghị lực, có tinh thần d ng cảm, lạc quan yêu đời…
- Giáo dục cho học sinh có tính nhân văn, biết cảm thụ với cái đẹp, biết bảo vệ hòa bình, s ng thân thiện với môi trường,…
1.3.4. Các hình thức tổ chức GDĐĐ
1.3.4.1. Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp
Các hoạt động ngoài giờ lên lớp như sinh hoạt Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên và các hoạt động văn nghệ, văn hoá, thể thao, các buổi ngoại khoá về các hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường, góp phần ch ng các tệ nạn xã hội, các chủ đề u ng nước nhớ nguồn, tìm hiểu truyền th ng dân tộc....
Giáo dục đạo đức thông qua các giờ lao động công ích và vệ sinh trường lớp, vệ sinh các công trình công cộng.... Thông qua con đường này, giáo dục cho học sinh có nhận thức đúng đắn về m i quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa lao động trí óc và lao động chân tay; qua đó giáo dục lòng yêu lao động, sự trân trọng với các thành quả lao động của cá nhân, của cộng đồng và xã hội.
Qua lao động, các em sẽ thu được những kinh nghiệm, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Thói quen phục t ng những lợi ích của tập thể. Đặc biệt lao
động gắn liền với học tập là một trong những nguyên lý giáo dục của chúng ta hiện nay.
1.3.4.2. Giáo dục đạo đức bằng việc tự tu dưỡng, tự rèn luyện hoàn thiện mình Đây là nhân t quyết định trực tiếp đến trình độ đạo đức của mỗi học sinh. Sự phát triển đạo đức đòi hỏi có sự tác động bên ngoài và những động lực bên trong. Đó chính là giáo dục và tự giáo dục. Tự giáo dục c ng mang yếu t quyết định đến việc rèn luyện đạo đức.
1.3.4.3. Giáo dục đạo đức thông qua sự gương mẫu của người thầy Lứa tuổi này, các em đã biết nhìn nhận, đánh giá người thầy với thái độ Trọng thầy vì đạo đức của thầy. Phục thầy vì kiến thức của thầy. Quý mến thầy vì lòng độ lượng của thầy. Các em hiểu được mặt yếu, mặt mạnh của giáo viên, biết nhận xét đánh giá từng thầy cô và có xu hướng cảm phục những giáo viên giỏi, có phẩm chất cao quý, luôn tự hào về các giáo viên đó.
Các em sẵn sàng làm theo sự hướng dẫn của họ và họ - những người thầy giáo cao quý đó thực sự là tấm gương cho học sinh học tập và làm theo.
Người thầy luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Nhân cách của người thầy có một ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh.