Các hình thức gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả chống gian lận thương mại đối với Hải quan Việt Nam (Trang 20 - 24)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN

1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC HÌNH THỨC GIAN LẬN THƯƠNG MẠI

1.1.2. Các hình thức gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan

1.1.2.1. Các hình thức gian lận thương mại theo Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) Trong nhiều năm, hiện tượng GLTM trong hoạt động quốc tế đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới và trở thành mối đe dọa thực sự đối với sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh chính trị của các quốc gia. Những hậu quả xấu của nó có tác động rõ rệt và nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội, đi ngược lại với lợi ích của Nhà nước, làm tổn hại đến quyền lợi của người dân, phá hoại môi trường cạnh tranh lành mạnh của nền kinh tế Thế giới, đồng thời gây tốn kém không nhỏ cho ngân sách các quốc gia trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống gian lận thương mại.

Vì những tác hại nghiêm trọng của tệ nạn này, Tổ chức Hải quan Thế giới đã triệu tập Hội nghị quốc tế lần thứ năm về chống gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan được WCO, diễn ra tại Brussels Bỉ từ ngày 9/10/1995 đến ngày 13/10/1995.

Hội nghị đã xác định các hình thức GLTM, khẳng định gian lận thương mại tồn tại dưới 16 hình thức sau:

1. Buôn lậu hàng hóa (kể cả hàng bị cấm xuất nhập khẩu và đặc biệt hàng thuộc Công ước Washington về bảo vệ động vật quý hiếm và các quy định quốc gia bảo vệ môi trường) qua biên giới hoặc ra khỏi kho ngoại quan

2. Khai báo sai chủng loại hàng hóa 3. Khai tăng, giảm giá trị hàng hóa

4. Lợi dụng chế độ ưu đãi xuất xứ (kể cả chế độ hạn ngạch thuế quan) 5. Lợi dụng chế độ ưu đãi hàng gia công

6. Lợi dụng chế độ tạm nhập tái xuất (kể cả dùng thẻ ATA – Agreement on Temporary Admission)

7. Lợi dụng chế độ giấy phép xuất nhập khẩu (ví dụ như qua thỏa thuận lợi dụng giấy phép nhập hàng dệt cho trang bị quân đội để nhập hàng dệt nói chung) 8. Lợi dụng chế độ quá cảnh (mang hàng hóa quá cảnh để tiêu dùng ở nước hàng đi qua)

9. Khai sai số lượng, trọng lượng, chất lượng hàng hóa

10. Lợi dụng chế độ mục đích sử dụng, kể cả buôn bán trái phép hàng được ưu đãi thuế (lợi dụng sự ưu đãi của Chính phủ về thuế xuất nhập khẩu dành cho những đối tượng sử dụng nhất định)

11. Vi phạm luật lệ về biểu đạt thương mại hoặc quy định về chế độ bảo vệ người tiêu dùng

12. Sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng ăn cắp mẫu mã 13. Giao dịch buôn bán ngoài sổ sách

14. Giả mạo, khai khống để hoàn hoặc truy thuế hải quan (kể cả làm chứng từ giả về hàng đã xuất khẩu)

15. Kinh doanh “ma”, đăng ký kinh doanh lậu nhằm hưởng tín dụng trái phép 16. Tuyên bố thanh lý công ty để quỵt thuế sau đó thành lập công ty mới (nghĩa là thành lập công ty kinh doanh một thời gian ngắn để nợ thuế, khi số thuế lên cao thì

tuyên bố thanh lý để tránh nộp thuế, giám đốc công ty đó thành lập công ty mới ngay sau đó với cùng ý định. Loại gian lận này còn được gọi là “Hội chứng phượng hoàng”) [2, tr1]

Ngoài ra, hiện nay, Tổ chức Hải quan Thế giới rất quan tâm đến vấn đề gian lận thương mại trong chuyển tải hàng hóa xuất nhập khẩu. Chuyển tải là một khâu cần thiết trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại, nhằm đưa hàng hóa từ nơi này đến nơi khác nhưng phải đi qua một số địa điểm nhất định nào đó.

GLTM trong chuyển tải được định nghĩa là: việc thông qua một nước thứ ba để che dấu nguồn gốc thực sự của hàng hóa nhằm che mắt Hải quan nước nhập khẩu.

Trong trường hợp này, nước thứ ba là nước cung cấp tài liệu giả hoặc dùng các thủ đoạn thay đổi nguồn gốc hàng từ nước XK sang nước quá cảnh. Đến khi hàng được nhập vào nước NK sẽ tránh được các quy định hạn chế mặt hàng của các ngước nhập khẩu như: hạn ngạch, chế độ ưu đãi, bản quyền sản xuất [10].

Các loại GLTM qua chuyển tải thường là:

- Hàng hóa đưa vào một cảng hoặc một kho ở nước chuyển tải. Tại đó, người ta có thể thay nhãn mới (xem như sản phẩm của nước chuyển tải hoặc của một nước nào đó)

- Hàng thực tế đưa vào nước chuyển tải là hàng hoàn chỉnh hoặc bán sản phẩm, nhưng lại được khai là nguyên phụ liệu, được coi là nguyên liệu để sản xuất hoặc chế biến và nghiễm nhiên trở thành sản phẩm của nước chuyển tải.

- Hàng mang giấy tờ giả để chứng minh là hàng của nước thứ ba trên đường đi từ nước xuất hàng đến nước nhập hàng

Cách phân loại các hình thức GLTM như trên thể hiện cái nhìn khoa học và là kết quả nghiên cứu các vấn đề thực tiễn trong nhiều năm của hoạt động thương mại quốc tế ở nhiều nước trên thế giới. Nó mang những nét chung của tình hình gian lận thương mại Thế giới, trong đó có Việt Nam. Tình hình thực tế ở nước ta thời gian qua cũng cho thấy các thủ đoạn gian lận thương mại trong hoạt động thương mại quốc tế

cũng chính là các hình thức mà Tổ chức Hải quan Thế giới đã xác định như đã nêu trên.

1.1.2.2. Các hình thức gian lận thương mại theo Pháp luật Việt Nam

Thông tư 07/2017/TT-BTC ngày 24/01/2017 hướng dẫn khoản 2 điều 9 quyết định số 20/2016/QĐ-TTG ngày 11/05/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu theo quy định pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả áp dụng trong lĩnh vực tài chính, đã quy định rõ các hành vi GLTM trong lĩnh vực hải quan ở phụ lục I của thông tư này.

Thông tư đã nêu ra 73 hành vi được cho là GLTM trong lĩnh vực hải quan, chủ yếu thể hiện qua các hình thức sau:

- Không thực hiện đúng thời hạn quy định khi làm các thủ tục hải quan như:

Khai báo và làm thủ tục khi chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế; tái xuất, tái nhập phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh

- Không khai hoặc khai sai tên hàng, chủng loại, xuất xứ, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

- Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, cung cấp sai hồ sơ, chứng từ, tài liệu liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan hải quan yêu cầu

- Lợi dụng chính sách về hàng được ưu đãi về thuế, miễn thuế, không chịu thuế để gian lận thuế như: khai sai đối tượng được ưu đãi thuế, miễn thuế, chịu thuế theo quy định của pháp luật; sừ dụng hàng hóa trong hạn ngạch thuế quan không đúng quy định...

- Vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh như các quy định về tiền mặt, vàng, đá quý....mang theo

- Tự ý định đoạt hàng hóa đang chịu sự giám sát của Hải quan như: thay đổi bao bì, không bảo quản nguyên trạng hàng hóa, tiêu thụ hàng hóa,...

- Lợi dụng hàng hóa gia công, SXXK để GLTM với các hành vi như: làm thủ tục xuất khẩu nhưng không xuất khẩu, Xuất khẩu sản phẩm không được sản xuất từ nguyên liệu đã nhập khẩu,...

- Lợi dụng hình thức tạm nhập, tái xuất như: TNTX hàng hóa thuộc danh mục cấm TNTX, TNTX hàng hóa kinh doanh TNTX thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép...

- Vi phạm các quy định khi hàng hóa ở kho ngoại quan như: tẩu tán hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan, đưa vào kho ngoại quan hàng hóa thuộc diện không được lưu giữ trong kho ngoại quan theo quy định, Thực hiện các dịch vụ không được phép trong kho ngoại quan..., và các hành vi GLTM khác [27].

Với việc quy định cụ thể, chi tiết và rõ ràng các hành vi GLTM trong lĩnh vực hải quan đã phần nào giúp cho các DN nhận thức được những hành vi nào là vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời là cơ sở để các cơ quan chức năng xác định được các hành vi vi phạm từ đó tiến hành xử phạt theo pháp luật.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả chống gian lận thương mại đối với Hải quan Việt Nam (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)