Gian lận thương mại qua trị giá hàng hóa

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả chống gian lận thương mại đối với Hải quan Việt Nam (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI Ở HẢI

2.1. TÌNH HÌNH GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC HẢI

2.1.3. Gian lận thương mại qua trị giá hàng hóa

Trong bối cảnh thuế đánh vào hàng hóa NK đang chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nước thì tình trạng các doanh nghiệp tìm nhiều cách GLTM

để trốn thuế càng gia tăng, trong đó không thể không kể đến GLTM thông qua trị giá tính thuế. GLTM thông qua trị giá tính thuế là việc DN khai báo không chính xác trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán của hàng hóa XK, NK để được hưởng những lợi ích nhất định.

Trị giá tính thuế hàng hóa XNK là một trong những yếu tố cơ bản để xác định số thuế XK, NK (và các sắc thuế khác như: thuế TTĐB, thuế GTGT) mà doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước khi làm TTHQ đối với hàng hóa XK, NK. Hiện tại, việc xác định trị giá tính thuế hàng hóa XNK tuân thủ theo Hiệp định chung về thuế quan và thương mại năm 1994 ( trước đây có tên gọi là Hiệp định xác định trị giá Hải quan GATT) tức là căn cứ trên trị giá giao dịch, thực thanh toán của lô hàng (giá ghi trên hợp đồng thương mại, hóa đơn thương mại, chứng từ ngân hàng...) vì vậy một số doanh nghiệp đã lợi dụng để thực hiện những hành vi gian lận, cụ thể:

* Khai báo giá không trung thực

Với cách này, bên NK sẽ khai báo giá trị hàng hóa NK thấp hơn so với giá trị hàng hóa đó trong thực tế, đặc biệt là đối với những mặt hàng chịu thuế TTĐB, mặt hàng có thuế suất cao, những mặt hàng nhạy cảm hay biến động về giá.

Gian lận thuế qua giá đối với hàng hóa NK không chỉ dừng lại ở những mặt hàng có giá trị lớn, mà ngay cả những mặt hàng có giá trị thấp như quần áo, giày dép cũng bị DN “đạo” giá làm giảm số thuế phải nộp.

Cơ sở tính thuế đối với hàng hóa NK là giá bán được tính đến cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên, bao gồm cả chi phí vận tải F và phí bảo hiểm I (giá CIF). Theo đó, với cơ chế tự kê khai, tự tính, tự nộp thuế, nhiều DN đã tự ý hoặc thông đồng với người bán điều chỉnh giá giao dịch của hàng hóa NK về mức thấp nhất có thể trên hợp đồng mua bán và hóa đơn thương mại nhằm giảm số thuế nhập khẩu phải nộp.

Trước đây từng xảy ra rất nhiều vụ việc các DN khai báo giá không trung thực nhằm gian lận thuế. Điển hình trong trường hợp này là công ty TNHH Tài Thắng, nhập khẩu lô hàng gồm 266 chiếc xe gắn máy Trung Quốc, khai báo hải quan với đơn giá 585 USD/chiếc. Phát hiện thấy giá khai báo của DN chưa hợp lý, Hải quan cửa

khẩu cảng Sài Gòn đã chuyển toàn bộ hồ sơ của lô hàng cho Phòng trị giá tính thuế- Cục hải quan Tp. Hồ Chí Minh để tham vấn giá. Qua tham vấn, DN không đưa ra được các chứng cứ chứng minh cho giá mua thực tế của lô hàng, trong khi CQHQ quan đã đưa ra các chứng cứ cho thấy giá xe gắn máy tương tự cao hơn nhiều so với giá trị khai báo của DN. Vì vậy, Phòng trị giá tính thuế đã bác bỏ trị giá giao dịch của DN, áp giá 650 USD/chiếc, tăng thuế trên 350 triệu đồng [43].

Hiện nay tại CQHQ, có những sản phẩm sữa được kê khai với giá 150.000 đồng/hộp, tuy nhiên khi phân phối tại thị trường nội địa lại có giá lên đến 550.000 đồng/hộp. Theo Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục hải quan), đây là hình thức GLTM để trốn thuế, làm giảm số thu ngân sách và ảnh hưởng đến hàng hóa sản xuất trong nước.

* Giảm giá trị hàng nhập bằng cách tháo rời hàng nguyên chiếc thành linh kiện hoặc nguyên liệu nhập khẩu

Lợi dụng chính sách thuế hiện hành: “Thuế suất đối với linh kiện hoặc nguyên liệu nhập khẩu thấp hơn hàng nguyên chiếc nhập khẩu”. Do vậy, thủ đoạn này được thực hiện bằng cách lập nhiều công ty khác nhau hoặc kết hợp giữa các công ty khác nhau và mỗi công ty tiến hành NK một bộ phận cấu thành hàng nguyên chiếc về các cửa khẩu khác nhau trong các thời điểm khác nhau để tránh sự kiểm soát của CQHQ.

Đối với trường hợp hàng hóa là nguyên chiếc có thuế suất thuế NK cao hơn thuế suất thuế NK của các chi tiết tháo rời thì DN nhập khẩu sẽ tháo rời các chi tiết rời của một sản phẩm, chia nhỏ lô hàng để NK làm nhiều chuyến (NK các chi tiết, linh kiện rời không đồng bộ trong từng lô hàng NK nhưng lại là đồng bộ qua nhiều lô hàng NK) để được phân loại theo từng chi tiết linh kiện nhằm gian lận thuế NK qua thuế suất.

Hiện nay, quy định về độ rời rạc của linh kiện ô tô nhập khẩu, khi kiểm tra thực tế hàng hóa, cơ quan hải quan khó có thể xác định chính xác đâu là linh kiện rời, đâu là linh kiện đã lắp ráp hoàn chỉnh để áp dụng mức thuế. Những quy định này phức tạp và nhiều kẽ hở, không những gây khó khăn cho lực lượng kiểm soát mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện hành vi trốn thuế. Căn cứ duy nhất hiện nay để xác định linh kiện rời hay linh kiện hoàn chỉnh là Thông tư

05/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, tuy nhiên, các tiêu chí còn mang nặng tính kỹ thuật nên rất nhiều trường hợp phải trưng cầu giám định, kéo dài thời gian thông quan [23]. Sự chênh lệch lớn về thuế giữa linh kiện rời với linh kiện nguyên chiếc là nguyên nhân chính dẫn tới GLTM. Những đợt phối hợp kiểm tra sau thông quan cho thấy, tình trạng gian lận này diễn ra phổ biến đối với hầu hết các DN lắp ráp ô tô. Và thực trạng chung là kiểm tra ở đâu là phát hiện ở đó có gian lận.

Năm 2015, Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đã phát hiện Công ty Máy nông nghiệp Việt Trung (Hải Dương) nhập 20 chiếc ca bin xe tải thùng đã lắp ráp hoàn chỉnh, nhưng lại khai báo là linh kiện rời nhằm trốn hơn 1 tỷ đồng tiền thuế [24].

* Giảm giá trị hàng hóa bằng cách khai thấp về chất lượng hàng hóa

Có thể thấy như vải, sợi, sắt thép, hương liệu... DN sẽ khai báo hàng hóa của họ là hàng hóa thứ phẩm, hàng tồn kho, hàng loại A, B, C, D hoặc là hàng vỡ vụn nhiều. Trên thực tế, một số DN khai báo thép cuộn của họ là thép cuộn loại 2 nên giá khai báo thấp hơn trên cơ sở dữ liệu giá mà các DN khác đã nhập, khi cán bộ giá hỏi cơ sở xác định hàng loại 2 thì DN không thể giải trình được. Đối với mặt hàng vải như hàng vải giả da, khi DN khai báo vải giả da loại A, B, C, D thì cũng không có cơ sở xác định căn cứ vào đâu khai báo như vậy. Ngay cả nhà sản xuất cũng không thể xác nhận hay chứng minh được khi Hải quan yêu cầu xuất trình cơ sở đối chiếu khai báo. Những trường hợp như trên đều bị hải quan bác giá và chịu truy thu thuế sau khi tham vấn.

* Giảm giá trị hàng hóa bằng các hình thức khác

- Lợi dụng các quy định về chiết khấu, giảm giá hoặc không khai báo tiền bản quyền, các khoản trợ cấp, phí hoa hồng,... để làm giảm trị giá tính thuế hàng NK - Khai tăng trị giá tính thuế so với trị giá thực tế của hàng NK để tăng vốn đầu tư và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Hình thức này được thực hiện bởi các công ty, tập đoàn đa quốc gia.

Những năm gần đây, lực lượng KTSTQ đã phát hiện nhiều hành vi vi phạm, nhất là gian lận về trị giá hải quan. Theo Cục KTSTQ trong năm 2016, lĩnh vực truy

thu nhiều nhất liên quan đến trị giá hải quan, với số thu đạt 1.115 tỷ đồng [40], chiếm 43% tổng số thuế thu nộp ngân sách của toàn lực lượng.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng GLTM thông qua trị giá tính thuế ngày càng gia tăng là: do hệ thống các văn bản quy phạm hướng dẫn liên quan đến xác định trị giá tính thuế còn chưa đồng bộ, thống nhất, thiếu hướng dẫn cụ thể; hệ thống cơ sở vật chất, thông tin dữ liệu trang bị cho công tác quản lý trị giá tính thuế còn nghèo nàn, chưa đạt hiệu quả; trình độ năng lực của một số cán bộ hải quan về kiểm tra trị giá khai báo tính thuế còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra do thiếu chuyên môn về trị giá tính thuế, về các thông lệ, hình thức thanh toán quốc tế.

Các mặt hàng bị vi phạm thường là những mặt hàng có thuế suất cao như ô tô, linh kiện điện tử, rượu, mỹ phẩm... Tình trạng GLTM thông qua trị giá tính thuế không chỉ làm thất thu NSNN mà còn tạo ra môi trường cạnh tranh không bình đẳng giữa các DN gian lận với các DN làm ăn chân chính.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả chống gian lận thương mại đối với Hải quan Việt Nam (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)