Tăng cường công tác quản lý rủi ro và hoàn thiện việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về doanh nghiệp, thông tin về hàng hóa

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả chống gian lận thương mại đối với Hải quan Việt Nam (Trang 73 - 76)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI Ở HẢI QUAN VIỆT NAM

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẤU TRANH CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI Ở HẢI QUAN VIỆT

3.3.5. Tăng cường công tác quản lý rủi ro và hoàn thiện việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về doanh nghiệp, thông tin về hàng hóa

QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là việc CQHQ áp dụng có hệ thống các biện pháp, quy trình nghiệp vụ nhằm bố trí, sắp xếp nguồn lực hợp lý để tập trung phân tích, đánh giá và quản lý có hiệu quả các lĩnh vực, đối tượng có nguy cơ vi phạm pháp luật về hải quan. Đồng thời, ưu tiên làm thủ tục hải quan và thông quan hàng hóa nhanh chóng cho các tổ chức, DN, cá nhân chấp hành tốt pháp luật hải quan, tạo ra môi trường và các điều kiện cho việc tự nguyện tuân thủ, hạn chế tối thiểu các vi phạm pháp luật về hải quan.

Việc xác định đối tượng có rủi ro cao, ưu tiên tập trung nguồn lực vào quản lý đối với số đối tượng này đã giúp cho công tác quản lý không bị dàn trải, giảm bớt áp lực về khối lượng công việc. Điều này vừa tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, vừa kiểm soát chặt chẽ quá trình tuân thủ pháp luật, vì có thể bố trí, sắp xếp nguồn lực phù hợp, hiệu quả dựa trên các đối tượng rủi ro được xác định, phân tích và đánh giá. Ngoài ra, việc áp dụng kỹ thuật QLRR cũng là một nội dung và là điều kiện cho việc triển khai thực hiện chương trình phát triển, hiện đại hóa hải quan, qua đó giảm thiểu các thủ tục hành chính, giảm bớt vai trò can thiệp của cán bộ hải quan trong quá trình làm thủ tục, giúp cho DN không bị lệ thuộc vào thủ tục hành chính, giảm chi phí phát sinh. Đặc biệt, nhờ đó, các tệ nạn gây phiền hà, sách nhiễu có thể nảy sinh trong quá trình làm thủ tục hải quan bị loại trừ; tạo ra môi trường minh bạch, giúp cho DN có điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Hải quan và DN, đồng thời thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển. Do vậy cần thiết phải tăng cường triển khai áp dụng quản lý rủi ro cho tất cả các bộ phận nghiệp vụ.

Các nhóm giải pháp để nâng cao năng lực QLRR được đưa ra như sau:

- Trước tiên, lực lượng hải quan sẽ cần hoàn thiện hệ thống quy trình, quy định, hướng dẫn về QLRR; kiện toàn tổ chức, bộ máy đơn vị quản lý rủi ro các cấp theo hướng bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức chuyên trách QLRR đủ về số lượng, đáp ứng về chất lượng để triển khai thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ QLRR theo phân cấp.

- Đồng thời, triển khai áp dụng QLRR đầy đủ, hiệu quả trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan theo các quy định của Luật Hải quan, trong đó tập trung hoàn thiện quy trình áp dụng QLRR trong lựa chọn soi chiếu container hàng hóa nhập khẩu trước khi làm thủ tục hải quan tại các cửa khẩu cảng biển và sân bay quốc tế. Hoàn thiện hệ thống phân luồng kiểm tra trong thực hiện thủ tục hải quan; xây dựng, triển khai áp dụng QLRR trong lựa chọn kiểm tra sau thông quan trên cơ sở nghiên cứu, xây dựng cơ chế kết nối thông tin QLRR giữa giai đoạn thực hiện thủ tục hải quan và sau thông quan.

- Song song với đó là nâng cao chất lượng quản lý, đánh giá tuân thủ DN, trên cơ sở tập trung hoàn thiện cơ chế thu thập, quản lý thông tin hồ sơ DN; tổ chức quản lý, theo dõi, cập nhật tình hình hoạt động của DN; thiết lập, cơ chế hỗ trợ DN tuân thủ pháp luật, qua đó nhằm nâng cao ý thức và năng lực tuân thủ của DN.

- Tăng cường các điều kiện hỗ trợ xác định trọng điểm, nâng cao chất lượng phân luồng kiểm tra; kết nối, tích hợp, xử lý dữ liệu kết quả soi chiếu trước với dữ liệu phân luồng và kiểm tra hải quan trong thực hiện TTHQ để giảm thiểu việc kiểm tra trong thông quan, từ đó nâng cao khả năng phát hiện vi phạm qua kiểm tra hải quan; xây dựng, triển khai cơ chế đảm bảo chất lượng, hiệu quả kiểm tra trực tiếp hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa.

- Bên cạnh đó, để triển khai sâu rộng QLRR trên tất các các bộ phận thì cần thiết phải xây dựng quy định và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu cần được xây dựng theo hướng: sắp xếp từ khái quát đến chi tiết để phục vụ nhu cầu cho từng cấp quản lý, từng bộ phận sử dụng. Các cơ sở dữ liệu cần được cập nhật thường xuyên, cập nhật chính xác.

Thông tin chung về DN có thể được xác định từ nhiều nguồn khác nhau nhưng nguồn chính xác nhất là được thu thập từ cơ quan thuế địa phương nơi DN đăng ký kinh doanh thông qua công tác tình báo và điều tra thông thường. Thông tin về hàng hoá cần được tổng hợp theo nhiều nguồn khác nhau như: Thông tin về hàng hoá tương tự trong quá khứ, các vi phạm và hình thức vi phạm về hàng hoá đó trong quá khứ;

thông tin về chính hàng hoá đang thực hiện thủ tục được thu thập từ bản lược khai

hàng hoá của các nhà vận tải, từ các kênh thông tin của người XK. Quá trình làm thủ tục hải quan là quá trình thông tin được cập nhật nhiều nhất và sát thực nhất vì nó trực tiếp làm về các lô hàng. Kiểm soát hải quan, KTSTQ cũng đem lại hệ thống thông tin, dữ liệu có liên quan đến các đối tượng, chủ thể trong quá trình thực hiện XNK hàng hoá, cung cấp kho thông tin chính xác phục vụ cho việc áp dụng QLRR trong hoạt động của hải quan. Ngoài các thông tin và cơ cở dữ liệu được cập nhật từ nguồn trong nước thì cũng ta cũng cần chú trọng đến thông tin từ nước ngoài. Muốn vậy cần có sự hợp tác chặt chẽ với hải quan các nước, xây dựng quy chế hợp tác, trao đổi cung cấp thông tin sẽ là một trong những nguồn thông tin quan trọng phục vụ quá trình thực hiện QLRR.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả chống gian lận thương mại đối với Hải quan Việt Nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)