Kết quả đấu tranh chống gian lận thương mại của Hải quan Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả chống gian lận thương mại đối với Hải quan Việt Nam (Trang 51 - 57)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI Ở HẢI

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TẠI HẢI QUAN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.2. Kết quả đấu tranh chống gian lận thương mại của Hải quan Việt Nam

Trong những năm qua, Tổng cục Hải quan đã tích cực, nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh không khoan nhượng phòng, chống buôn lậu, GLTM và hàng giả. Để đạt được những thành tích cao trong công tác phòng chống gian lận thương mại, Tổng cục Hải quan đã phải vượt qua những khó khăn cả về các mặt chủ quan và khách quan cũng như tìm ra các phương hướng giải pháp để đạt năng lực và hiệu quả cao nhất.

Trước tình hình hoạt động GLTM có nhiều diễn biến phức tạp, Tổng cục Hải quan với quyết tâm "tích cực, chủ động trong phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả", đã chỉ đạo lực lượng kiểm soát hải quan, nòng cốt là Cục Điều tra chống buôn lậu (ĐTCBL), bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Ban chỉ đạo 138/CP, Bộ Tài chính tổ chức thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ được giao từ công tác tham mưu đến công tác đấu tranh trực tiếp, kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm GLTM. Qua đó, các đơn vị trong toàn ngành hải quan đã đoàn kết một lòng, phát huy sức mạnh tập thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tích cực, chủ động xây dựng các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh chống GLTM, tổ chức lực lượng kiên quyết ngăn chặn, triệt phá nhiều chuyên án, vụ việc lớn, phức tạp, lập nên những chiến công, thành tích xuất sắc.

Sau đây là bảng số liệu về số vụ vi phạm luật Hải quan bị phát hiện và bắt giữ bởi CQHQ Việt Nam từ năm 2015 cho đến năm 2017 cũng như quy mô vi phạm của các đối tượng:

Bảng 2.1: Tổng số vụ vi phạm bị phát hiện và bắt giữ bởi Hải quan Việt Nam giai đoạn 2015-2017

Hành vi vi phạm trong lĩnh

vực hải quan

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tăng trưởng

16/15

Tăng trưởng

17/16

số vụ số vụ số vụ % %

Buôn lậu, vận chuyển trái phép

hàng hóa qua biên giới

1.087 985 1.017 -9,38 3,25

Ma túy 186 143 101 -23,12 -29,37

Gian lận thương

mại 17.716 14.290 13.934 -19,34 -2,49

SHTT - Hàng giả 14 20 18 42,86 -10

VP khác 732 51 114 -93,03 123,5

TỔNG SỐ 19.735 15.489 15.184 -21,51 -1,97

(Nguồn: Cục điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan) Bảng số liệu cho thấy, các vụ gian lận thương mại luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số vụ vi phạm luật Hải quan. Từ năm 2015 đến năm 2017, các vụ vi phạm luật Hải quan có xu hướng giảm, đặc biệt là số vụ GLTM: năm 2015, lực lượng kiếm soát hải quan toàn ngành đã tiến hành phát hiện và bắt giữ được 17.716 vụ vi phạm. Năm 2016, số vụ GLTM đã giảm 19,34% so với cùng kỳ năm trước đạt 14.290 vụ. Tính đến năm 2017, lực lượng kiểm soát hải quan toàn ngành đã đấu tranh, phát hiện, bắt giữ, xử lý: 13.934 vụ GLTM, giảm 2,49% so với cùng kỳ năm 2016 và giảm 21,34% so với năm 2015.

Việc giảm số vụ GLTM nói riêng cũng như các hành vi vi phạm luật Hải quan khác nói chung đã cho thấy hiệu quả trong công tác phòng, chống cũng như xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của CQHQ. Với các biện pháp nâng cao công tác đống tranh chống GLTM thường xuyên được đưa ra và thực hiện, Hải quan đã thành công trong

việc giảm tỷ lệ tội phạm. Các hình thức xử phạt đối với các hành vi GLTM trong lĩnh vực hải quan đã phần nào răn đe được người dân không vi phạm pháp luật.

Bảng 2.2: Trị giá hàng hóa vi phạm luật Hải quan giai đoạn 2015-2017

Hành vi vi phạm trong lĩnh vực hải quan

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tăng trưởng

16/15

Tăng trưởng

17/16 Trị giá hàng

hóa vi phạm ước tính (Triệu đồng)

Trị giá hàng hóa vi phạm

ước tính (Triệu đồng)

Trị giá hàng hóa vi phạm

ước tính (Triệu đồng)

% %

Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa

qua biên giới

236.775 321.659 287.166 35,85% -10,72

Ma túy - - - - -

Gian lận

thương mại 188.697 86.871 349.967 -53,96 302,86 SHTT - Hàng

giả 556 3.407 23.166 512,77 579,95

VP khác 36.443 4.560 129.280 -87,48 2735,09

TỔNG SỐ 462.471 416.498 789.579 -9,94 89.57

(Nguồn: Cục điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan) Trong khi các số vụ vi phạm có xu hướng giảm thì trị giá hàng hóa vi phạm bị thu giữ bởi CQHQ trong lại giảm vào năm 2016, nhưng tăng đột ngột trong năm 2017.

Năm 2017 so với cùng kỳ năm 2015 có mức tăng đạt 70,73%, trong đó giá trị hàng hóa GLTM có mức tăng trưởng lớn. Năm 2015, báo cáo của Tổng cục Hải quan ghi nhận trị giá hàng hóa GLTM là 188.697 triệu đồng. Năm 2016, trị giá hàng GLTM giảm 53,96%

so với năm 2015, đạt 86.871 triệu đồng. Năm 2017, các vụ vi phạm GLTM lại có tổng

trị giá hàng hóa cao hơn gấp ba lần so với năm 2016, đưa trị giá hàng hóa vi phạm lên tới 349.967 triệu đồng. Sự gia tăng đáng kể trong năm 2017 của trị giá hàng hóa vi phạm trong lĩnh vực hải quan đã cho thấy sự lớn mạnh về quy mô của các vụ vi phạm, đặc biệt là trong GLTM bởi hoạt động của các đối tượng ngày càng tinh vi, phức tạp cũng như có sự liên kết trong và ngoài nước của các tổ chức tội phạm. Tuy nhiên, những con số này cũng nói lên rằng trong thời gian gần đây, đặc biệt là năm 2017, CQHQ đã phát hiện được nhiều vụ vi phạm có quy mô lớn, xư lý được nhiều vụ việc khó khăn và phức tạp.

Điều đó đã cho thấy có sự tiến bộ trong nghiệp vụ điều tra và xử lý của Hải quan Việt Nam.

Trong những năm qua, Hải quan Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác phòng, chống GLTM qua giá. Tổng cục Hải quan đã ban hành hơn 100 công văn hướng dẫn, quy định trách nhiệm của các Cục Hải quan địa phương, các đơn vị nghiệp vụ thuộc Tổng cục Hải quan trong việc cung cấp thông tin, đề xuất bổ sung, sửa đổi Danh mục và quy định chế tài xử lý đối với trường hợp cung cấp thông tin không kịp thời, không chính xác, thực hiện đánh dấu nghi vấn, tham vấn, KTSTQ, xác định trị giá, cập nhật dữ liệu không đúng quy định. Với giải pháp trên đã nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Danh mục hàng hóa XNK rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo, đảm bảo mức giá tham chiếu sát với mức giá thực tế, phục vụ công tác kiểm tra trị giá hải quan, chống GLTM qua giá. Việc quy định rõ các hình thức kỷ luật đối với việc xác định dấu hiệu nghi vấn, xác định trị giá hải quan, cập nhật dữ liệu không đúng quy định đã nâng cao ý thức của cán bộ công chức thực hiện công tác trị giá, góp phần tăng thu cho NSNN.

Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Cục Thuế XNK, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đánh giá,

năm 2017 công tác kiểm soát trị giá đã được triển khai tốt, trong đó đặc biệt là việc thường xuyên rà soát dữ liệu thông tin trên hệ thống GTT02 kiểm tra việc thực hiện công tác giá của các Cục Hải quan địa phương đã kịp thời phát hiện những nghi vấn và có những chỉ đạo kịp thời, tránh được gian lận và thất thu cho ngân sách nhà

nước. Đây là một trong những bài học kinh nghiệm để triển khai công tác quản lý hải quan trong năm 2018” [52, tr.85].

Về công tác phòng, chống GLTM trong lĩnh vực gia công, sản xuất, CQHQ cũng đã đạt được nhiều kết quả đáng mong đợi, phát hiện và bắt giữ được nhiều vụ vi phạm lớn. Cụ thể trong năm 2017, ở Đồng Nai nơi tập trung số lượng lớn DN hoạt động trong lĩnh vực gia công, SXXK, Cục Hải quan Đồng Nai đã phát hiện và xử lý hơn 436 vụ vi phạm với tổng số tiền phạt trên 15 tỷ đồng, trong đó các vi phạm chủ yếu là về quản lý nguyên liệu, vật tư trong lĩnh vực gia công, SXXK. Đơn vị đã tăng cường tuần tra, giám sát các địa bàn trọng điểm nhằm đạt được hiệu quả cao trong công tác phòng, chống GLTM. Cục Hải quan Đồng Nai đã phát hiện một DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xuất khống 320 ngàn m2 vải. DN này đã lợi dụng sự thông thoáng về thủ tục hải quan đối với hàng hóa tái xuất (thường miễn kiểm tra khai báo tái xuất nguyên phụ liệu thừa khi kết thúc hợp đồng gia công) để xuất khống 3 container (loại 40 feet) vải. Cục Hải quan Đồng Nai cũng đã lập biên bản vi phạm và ra quyết định xử phạt công ty số tiền bằng 1 lần thuế gian lận đối với hành vi xuất khống hàng hóa và truy thu số tiền thuế gian lận tương ứng với số nguyên phụ liệu may mặc xuất khống, tổng trị giá trên 6 tỷ đồng [34].

Trong công tác chống GLTM qua C/O, CQHQ cũng đã đẩy mạnh, tăng cường kiểm tra, xác định xuất xứ của hàng hóa NK. Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn số 1532/TCHQ-GSQL chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa NK, đặc biệt là mặt hàng xăng dầu và ô tô.

Đối với công tác phòng, chống GLTM lợi dụng hình thức TNTX, Tổng cục Hải quan đã ban hành nhiều kế hoạch kiểm soát đối với hàng hóa TNTX như: Kế hoạch kiểm soát, xử lý đối với hàng hóa NK quá thời hạn làm thủ tục hải quan tại Hải Phòng, Quảng Ninh; Kế hoạch kiểm tra, xử lý đối với 2.796 container hàng hóa NK quá thời hạn làm thủ tục hải quan tại cảng Hải Phòng mà tên hàng thể hiện trên manifest là lốp, lốp đã qua sử dụng, phế liệu cao su. Qua đó phát hiện và xử lý đối với hàng hóa đã quá thời hạn làm thủ tục hải quan còn tồn đọng tại các cảng biển,

cửa khẩu đường bộ. Phát hiện và xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh TNTX hàng hóa. Từ đó, phát hiện những sơ hở của chính sách, của công tác quản lý để kiến nghị các cấp có thẩm quyền có biện pháp sửa đổi, bổ sung nhằm giải quyết một cách căn bản tình trạng hàng hóa tồn đọng tại cảng.

Qua các kế hoạch đấu tranh bắt giữ, xử lý, CQHQ đã phát hiện hàng nghìn tờ khai kinh doanh TNTX quá hạn chưa thanh khoản; khởi tố nhiều vụ án hình sự về tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; kiểm tra, xử lý hàng nghìn container hàng hóa NK quá thời hạn chưa làm thủ tục hải quan. Thông qua các kế hoạch liên quan đến kiểm soát hàng TNTX, CQHQ đã kịp thời phát hiện các đường dây lợi dụng loại hình kinh doanh TNTX để GLTM có giá trị lớn, có tổ chức; xác lập chuyên án, điều tra làm rõ các vi phạm đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến hoạt động TNTX. Điển hình là vụ xác lập, đấu tranh thành công chuyên án bắt giữ 3 xe ô tô chở hơn 100.000 bao thuốc lá ngoại các loại, ước trị giá hàng hóa vi phạm khoảng 3 tỷ đồng. Vụ xác lập và phá thành công chuyên án XD-612 bắt giữ được 4 tàu vi phạm quy định về loại hình TNTX, thu giữ 1.650 tấn xăng, trị giá hàng hóa vi phạm khoảng 27 tỷ đồng. Việc đấu tranh thành công chuyên án này góp phần ổn định giá cả mặt hàng xăng dầu trong nước, kiến nghị Chính phủ sửa đổi, cơ chế quản lý đối với mặt hàng chiến lược này. Vụ tiêu thụ nội địa 296 tấn xăng TNTX của Công ty xăng dầu hàng không, trị giá hàng hóa vi phạm khoảng 8 tỷ đồng [53]…

Về công tác KTSTQ, Tổng cục Hải quan đã chú trọng chỉ đạo toàn lực lượng KTSTQ rà soát, thực hiện KTSTQ theo các chuyên đề, tập trung KTSTQ những mặt hàng phức tạp, có kim ngạch lớn, thuế suất cao, có khả năng gian lận về mã, giá như:

ô tô, rượu, bia, giấy, mỹ phẩm... Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn các địa phương trong triển khai thực hiện kiểm tra sau thông quan. Thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan một số chuyên đề kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan: Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn.

Vì vậy trong năm 2017, toàn ngành đã thực hiện KTSTQ 8.987 cuộc, trong đó: 1.265 cuộc tại trụ sở người khai hải quan (đạt 120% chỉ tiêu năm 2017) và 7.222 cuộc tại trụ sở hải quan. Tổng số tiền ấn định thuế và xử phạt vi phạm hành chính là:

2.454,6 tỷ đồng, đã thực thu vào NSNN số tiền: 2.231,5 tỷ đồng (đạt 112% chỉ tiêu năm 2017 là 2.000 tỷ đồng, bằng 86% so với cùng kỳ 2016). (Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan) [35].

Trong công tác QLRR, năm 2017, ngành hải quan đã phát hiện 5.000 vụ vi phạm lớn. Đồng thời, đã điều phối toàn ngành tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro như: chuyên đề kiểm soát rủi ro, hồ sơ rủi ro, đo lường tuân thủ, danh mục hàng hóa rủi ro, điều phối hoạt động soi chiếu... qua đó, phát hiện nhiều lo hàng xuất nhập khẩu, đối tượng xuất nhập cảnh vi phạm, tăng số tiền thuế phải thu lên hàng tỷ đồng [36].

Trong suốt những năm qua, ngành hải quan đã nỗ lực cải cách hiện đại hoá, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ở tất cả các khâu: xây dựng thể chế, chính sách, pháp luật; giải quyết thủ tục hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin... Bên cạnh đó, ngành hải quan tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành có liên quan mở rộng số lượng thủ tục hành chính thực hiện qua Cơ chế một cửa quốc gia; rà soát các văn bản liên quan thực hiện Đề án giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK; chú trọng cải cách thủ tục hành chính nội ngành nhằm tạo thuận lợi cho các DN XNK hàng hóa, từ đó nâng cao hiệu quả việc ngăn chặn hành vi GLTM trong lĩnh vực hải quan.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả chống gian lận thương mại đối với Hải quan Việt Nam (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)