MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẤU TRANH CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả chống gian lận thương mại đối với Hải quan Việt Nam (Trang 67 - 70)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI Ở HẢI QUAN VIỆT NAM

3.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẤU TRANH CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN

3.2.1. Những thuận lợi trong hoạt động đấu tranh chống gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan

Trong những năm qua, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; các bộ, ban, ngành, địa phương, lực lượng chức năng và nhân dân tích cực thực hiện và đã đạt

được những kết quả quan trọng, góp phần ổn định và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng thu ngân sách, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ quyền lợi của người dân.

Ngày 19 tháng 3 năm 2014, thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 389/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) với nhiệm vụ thay thế cho Ban chỉ đạo 127, đánh dấu một bước phát triển mới trong công tác phòng, chống gian lận thương mại của toàn ngành hải quan Việt Nam.Việc thành lập Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã mang lại nhiều chuyển biến rõ rệt và bước đầu đạt được những kết quả rất tích cực trong công tác chống gian lận thương mại, nhận thức của các cấp, các ngành được nâng lên, vai trò, trách nhiệm của các lực lượng chức năng được đề cao.

3.2.2. Một số khó khăn trong hoạt động đấu tranh chống gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan

- Một số văn bản pháp luật còn thiếu đồng bộ, còn chồng chéo, chế tài không rõ ràng nên khó áp dụng trong quá trình phát hiện, bắt giữ, điều tra và xử lý.

- Công tác nhận định, dự báo, đánh giá tình hình thị trường, công tác phối hợp trao đổi thông tin giữa các đơn vị đôi lúc chưa có sự phối hợp đồng bộ, quyết liệt và kịp thời ở một số vụ việc và thời điểm. Các đối tượng thường hoạt động liên tuyến, liên tỉnh, trong khi việc phân quản lý địa bàn, sự phối hợp trao đổi thông tin giữa các đơn vị, lực lượng liên tuyến, liên tỉnh còn hạn chế, dẫn đến có trường hợp bị lộ thông tin, các đối tượng bỏ trốn, thay đổi lộ trình... nhằm trốn tránh việc phát hiện, bắt giữ của các lực lượng chức năng.

- Việc xác minh lý lịch của các đối tượng để xác lập chuyên án đấu tranh gặp nhiều khó khăn. Các đối tượng hoạt động phạm tội trên các lĩnh vực buôn lậu, GLTM thường hoạt động theo đường dây, ổ nhóm, với sự tham gia của nhiều đối tượng; trong đó có các đối tượng ở ngoại tỉnh, có đối tượng người nước ngoài nên việc xác minh lý lịch của các đối tượng để xác lập chuyên án đấu tranh gặp nhiều khó khăn. Các đối tượng lại thường hoạt động liên tuyến, liên tỉnh, trong khi việc phân quản lý địa bàn, sự phối hợp giữa các đơn vị, lực lượng trên tuyến còn hạn chế dẫn đến có trường hợp bị lộ thông tin, các đối tượng bỏ trốn, thay đổi lộ trình ảnh

hưởng đến công tác khám phá, bắt giữ... Mặt khác, chưa có văn bản quy phạm pháp luật hay quy định cụ thể nào về thời hạn, quy trình, quy định việc tổ chức xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của các đối tượng ở nước ngoài.

- Các vụ án buôn lậu, GLTM và hàng giả với quy mô lớn thường có số lượng tang vật, vật chứng nhiều, sau khi khám xét thu giữ lại thiếu kho chứa.

Theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013, thì thẩm quyền cấp Đội, Hải đội chỉ được tịch thu tang vật vi phạm có trị giá không vượt quá 25 triệu đồng với cá nhân và không quá 50 triệu đồng với tổ chức; thẩm quyền của cấp Cục trưởng chỉ được phạt và tịch thu hàng hóa vi phạm có trị giá không vượt quá 50 triệu đối với cá nhân, 100 triệu đồng đối với tổ chức [17]. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều vụ bắt giữ của cơ quan hải quan có trị giá hàng vi phạm cao hơn (100 triệu đồng) so với quy định.

Trong hoạt động tổ chức điều tra hình sự thì việc thu giữ, bảo quản, sử dụng vật chứng để phục vụ công tác điều tra là hết sức quan trọng, nhưng cơ quan Hải quan không được pháp luật cho phép xây dựng kho tạm giữ vật chứng. Do vậy, khi thu giữ vật chứng, cơ quan Hải quan phải gửi ở cơ quan Công an nên ảnh hưởng nhất định đến tiến độ, hiệu quả điều tra vụ án.

- Thời hạn điều tra theo quy định đối với lực lượng hải quan là quá ngắn. Theo quy định tại Điều 33 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định “Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, khám nơi cất giữ hàng hóa trong khu vực kiểm soát của hải quan, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án” [16, tr.82]. Như vậy, thời hạn điều tra theo quy định đối với lực lượng hải quan là quá ngắn vì có những vụ việc khi CQHQ yêu cầu giám định thì chất lượng và thời hạn chưa được đảm bảo và kịp thời cho công tác điều tra và xử lý vụ án.

- Kinh phí của công tác giám định, bốc xếp, lưu kho, tiêu hủy... rất lớn nên công tác điều tra, xử lý gặp nhiều khó khăn…

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả chống gian lận thương mại đối với Hải quan Việt Nam (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)