CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. KHÁI NIỆM GIAO TIẾP TRONG TÂM LÝ HỌC
1.1.1. Khái niệm giao tiếp
Cho đến nay vấn để giao tiếp vẫn còn là một trong số những vấn để tâm lý học có nhiều hướng tiếp cận, nhiều quan điểm khác nhau từ phía các nhà nghiên
cứu nhất. Những khái niệm giao tiếp được đưa ra đó có thể khái quát thành 6
hướng cơ ban sau:
1.3.1.1. Hướng nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu nội hầm khái niệm giao tiếp,
trong đó chia ra hai hướng nhỏ:
- Thu hẹp nội hàm giao tiếp:
Theo hướng này có các tắc giả sau : M.Acgain cho rằng giao tiếp là quá trình hai mặt của sự thông báo, thiết lập sự tiếp xúc và trao đổi thông tin; Theo L.X.Vưgôtxki: "Giao tiến là sự thông báo hoặc quan hệ qua lại một cách thuần
tuỷ giữa người với người như là một sự trao đổi về quan điểm, cảm xúc "[39,16];
K.K.Platonov và G.G.Golubey lại viết “Giao tiến là sự trao đổi thông tin giữa
những con người với nhau” và "Giao tiếp là sự tác động lin nhau trên cơ sử phần nh tâm lý lẫn nhau” [39,17]; A.G.Covaliov, D.Giactson, Goergen Thines,..
2u
Hưởng này chỉ tap trung vào phan tích một khía cạnh nào đó trong nội ham
khái niệm giao tiếp như hoạt động, hành vi của giao tiếp; tri giác; thông tin... mà
thôi. Do đó, chỉ đưa ra những mặt biểu hiện bên ngoài, đơn lẻ của quá trình giao
tiếp mà không nêu lên được sự kết hợp giữa trao đổi thông tin, nhận thức, xúc cảm, tình cảm, hoạt động của người tham gia giao tiếp.
- _ Mở rộng nội hàm khái niệm giao tiếp:
Một số tác giả đồng nhất khái niệm giao lưu và giao tiếp hoặc xem giao tiếp
là yếu tố có chung ở con người và vật,
B.V,Xocolov cho rằng "Giao tiếp là sự tác động lẫn nhau giữa những con
người uới nhau và gia những động vat có tâm lý với nhau, nếu thu hep hon thì có
thể coi giao tiếp là mối quan hệ giữa con người và những động vật nuôi trong nhà” hay L.P.Buieva nhấn mạnh giao tiếp "Không chỉ là một quá trình tinh thần mà còn là quả trình vật chất diễn ra sự trao đổi hoại động, sản phẩm của hoạt
động ".I39,17 - 18]
Một mặt do khái niệm giao lưu rộng hơn và bao trùm khái niệm giao tiếp, từ
điển Tiếng Việt định nghĩa “Giao lưu là có sự tiếp xúc và trao đổi giữa hai luỗng
khác nhau. Nơi giao lưu của hai dòng sông. Hàng hod giao liu giữa các vũng...”
còn "Giao tiếp là trao đổi, tiếp xúc với nhau. Ngôn ngữ là công cụ giao tiến"
[47,393]. Mặt khác, bản chất giao tiếp của con người mang bản chất xã hội lịch
sử, có tính chủ thể cao, khác xa giao tiếp mang tính bản năng của con vật. Do đó không thể đẳng nhất giao tiếp của con người với giao tiếp của con vật hay đẳng nhất giao tiếp với giao lưu,
1.2.1.2.Hưởng nghiên cứu thứ hai: Dé cập đến các khía cạnh khác nhau của
giao tiếp.
G.M.Andrccva cho rằng giao tiếp có ba mặt: mặt thông tin, mat trị giác con
người với con người, mặt tác động qua lại giữa con người với nhau. Ba mặt nay
có mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời.[39, I 8]
21
Con với V.N.Panpherov: "Giao tiếp là sự nhận thức lẫn nhau và trao đổi thông tin nhữ sự giúp đã của các phương tiện khác nhau nhằm mục đích xây dựng mối quan hệ qua lại trong quá trình hoạt động chung” [39,17], mục đích của giao tiếp là hướng đến sự thiết lập và tái tạo ra các mối quan hệ qua lại giữa con người
với con người.
Theo B.D.Parughin: "Giao tiếp là quá trình tác động lẫn nhau, trao đổi thông tin, ảnh hưởng lẫn nhau, hiểu biết và nhận thức lẫn nhau ".(39,LT]
Trong các giáo trình Tâm lý học đại cương, các tác giả như Phạm Minh Hạc,
Lễ Khanh, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uan, Phạm Hoàng Gia đã thay thế
khái niệm giao tiếp bằng giao lưu: “Giao lưu là hoạt động xác lận và vận hành
các quan hệ người — người để hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa con người
vii nhau ”.[14,39]{46,48]
Các nghiên cứu trên đã di sau hơn vào nghiên cứu những khía cạnh khác nhau
trong bản chất của vấn để giao tiếp nên có cái nhìn toàn diện hơn, tuy nhiên vẫn
cẩn tiếp tục nghiên cứu thêm để hoàn thiện khái niệm giao tiếp.
1.2.1.3.Hướng nghiên cứu thứ ba: Xác định vi trí của khái niệm giao tiếp
trong hệ thống các phạm trù, khái niệm của khoa học tâm lý. Trong lĩnh vực này có hai trường phái đấu tranh gay gat với nhau là trường phái của A.A.Leonchiev
và trường phái của B,Ph,Lomov.[12,337 - 367]
- A.A.Leonchiev coi giao tiếp là một dạng đặc biệt của hoạt động, xem
giao tiếp là phương thức, điều kiện của hoạt động có đối tượng và giao tiếp cũng có những đặc điểm cơ bản như tính mục đích, vận hành theo nguyên tắc gián tiến ... của hoại động. Giao tiếp bao gồm đẩy đủ các thành phan trong sơ đỗ cấu trúc của hoạt động: "chủ thể — hoạt động - đối tượng”. Tuy nhiên ông chưa lý
giải được một cách thuyết phục về đối tượng, chủ thể và động cơ của hoạt động
nảy.| 12]
- B.Ph.Lomov lại khẳng định giao tiếp là một phạm trù tương đối độc lập trong tâm lý học, nó không là một dạng của hoạt động mà bình đẳng với pham
22
trù hoạt động. Giao tiếp và hoạt động là hai mặt của sự tổn tại xã hội của con người. gan bó chặt chẽ và luôn chuyển hóa lẫn nhau trong một lối sống thống
nhất. Ông lý giải cho quan niệm của mình rằng nếu xem giao tiếp như là một
dạng của hoạt động thì sẽ không thể xếp giao tiếp vào bên cạnh các dạng hoạt
động khác như vui chơi, học tập, lao động... trong hệ thống phân loại trước đây.
Quan niệm trên của B.Ph.Lomoy đã quá đối lập mối quan hệ “chủ thể — hoạt
động - đối tượng” với quan hệ “chủ thể — chủ thé” trong giao tiếp.| 19]
Đây là hai khái niệm ngang bằng nhau trong phạm trù hoạt động. Hai khái
niệm tương đối độc lập này có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau trong cuộc sống và sự phát triển tâm lý của con người, tuỳ vào
mục đích của hoạt động của chủ thể mà hoạt động chủ đạo là hoạt động có đối tượng hay hoạt động giao tiếp. Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa hoạt động và giao tiếp bởi sơ da sau:
Hoạt động có đối tượng
các chuyên ngành khác nhau của khoa học tâm lý.
~ Các nhà tam lý học nhân cách cho rằng: “Giao tiếp là quá trình tác động
qua lại giữa người va người, thẳng qua đó sự tiếp xúc tâm lý được thực hiện và
các quan hệ liên nhân cách được cụ thể hỏa”.{[39,23)
- Các nhà tâm lý học cấu trúc lại xem “Sw giao tiếp là cơ chế truyền đạt
nhitng thông điệp về nhận thức hay tình cẩm, thuộc về ý thức hay vô thức, nhờ mội mạng lưới hay một hệ thống truyền thông tin giữa những người đối thoai” (39,22)
23
- Các nhà tâm lý học xã hội lại đưa ra khải niệm giao tiếp “như là một dạng heat động mà nó chế định sự phối hợp lẫn nhau và sự thích ứng hành ví của các cá thể tham gia vào quá trình giao tiếp”.[15,LT0]
Cé thể nhận thấy các nhà tâm lý học thuộc các chuyên ngành tâm lý học khác nhau đã xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và đặc trưng của chuyên ngành mình mà
xây dựng nên các khái niệm giao tiếp khác nhau, mang tính đặc trưng của từng
chuyên nganh tâm lý học cụ thể.
1.2.L.5. Hướng nghiên cứu thứ năm: Khái nệm giao tiếp trong tâm lý học ứng
dụng.
- - Các nhà tâm lý học pháp iy đưa ra khái niệm giao tiếp như sau: "Giao tiến là một hoạt động xác lận và vận hành các quan hệ người - người nhằm mục dich nhân thức, thông qua sự trao đổi thông tin, hiểu biết. cằm xúc và ảnh hưởng
tắc động qua lại lẫn nhau ".[23,40]
- Các nhà tâm lý học kinh doanh định nghĩa giao tiếp là “một quá trình trong dé một kích thích dưới dạng một thông điệp, được mội bộ phát truyền di, nhằm tác động và gây ra một hiệu quả khi di tới một bộ thu".[39,23]
- - Các nhà tâm lý học trị Hiệu định nghĩa: “Giao tiếp là sự tiến xúc tâm lý
giữa con người với con người trong xã hội nhằm trao đổi thông tin, kiến thức, tinh cảm, kinh nghiệm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau.[5,3T]
Ngoài ra còn có các khái niệm khắc của các nhà tâm lý học y học, tim lý học
truyền thông, tâm lý học quần sự... Các nhà tâm lý ứng dụng này bên cạnh việc nhấn mạnh khái cạnh thông bảo, truyền tin trong giao tiếp, còn tích cực nghiên
cứu việc ứng dụng hiệu quả giao tiếp cho từng chuyên ngành riêng biệt.
1.2.1.6. Hướng nghiên cứu thứ sáu: Phần biệt khái niệm giao tiếp với các khái
niệm khác có liên quan như: "Thông tin”, "Ứng xử", “Dam phán”, “Giao lưu”,
“Quan hệ xã hội"...
Theo hướng nay các nhà nghiên cứu đã định biên giới hạn của khái niệm giao
tiếp trong tâm lý học so với các khái niệm khác.
24
Từ những khái niệm của các hướng nghiên cứu khác nhau được dẫn ra trên đây, ta có thể rút ra một số điểm chung nhất, cơ ban và cốt lõi nhất mà nội ham của một khái niệm cẩn phải có như sau:
- Giao tiếp là một khái niệm độc lập trong tâm lý học.
- Giao tiến vận hành các mối quan hệ tác động qua lại một cách có ý thức
giữa con người và con người trong xã hội.
- - Giao tiếp diễn ra trong xã hội loài người, chịu sự chi phối của các điều kiện xã hội, các quan hệ kinh tế - chính trị - văn hóa của xã hội và thời đại nên mang bản chất lịch sử - xã hội.
~ _ Trong giao tiếp con người tiếp xúc tâm lý với nhau trên các mặt: Trao đổi thông tin, hiểu hiện cảm xúc, thái độ, sự tri giác lẫn nhau va sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau...
- Giao tiếp hướng đến việc phối hợp thống nhất hành động của các cá nhãn
nhằm hoàn thành hoạt động chung.
Vậy theo chúng tôi: Giao tiếp là mối quan hệ tiếp xúc tâm lý giữa con người với con người, thông qua đó con người ảnh hưởng tác động qua lại lẫn
nhau: tri giác, trao đổi thông tin, thể hiện thái độ, cảm xúc và phối hợp với
nhau trong hoạt động chung...