Trong cuốn "sổ tay chẩn đoán và thống kê những rối nhiễu tâm thần IV" đã đưa ra những tiêu chí chẩn đoán rối loạn tự kỷ như sau:
A. Một tap hợp gồm 6 hoặc nhiều hơn các tiêu chí của nhóm (1),(2) và (3), trong đó ít nhất hai tiêu chí từ nhóm (1) và một tiêu chí từ mỗi nhóm (2) và (3).
(1). Giảm khả năng định tính trong tương tác xã hội thể hiện ở ít nhất hai trong số các biểu hiện sau:
a. Giảm khả năng rõ rệt trong việc sử dụng các hành vi phi ngôn ngữ đa dang
như ánh mắt, nét mặt, các tư thế của cơ thể và các cử chỉ để tạo sự liên hệ
mang tính xã hội.
b. Không có khả năng xây dựng các mối quan hệ đối với bạn đồng trang lứa
phù hợp với mức độ phát triển.
c. Thiếu đòi hỏi tự nhiên đối với việc chia sẻ niểm vui, sở thích/ mối quan
tâm hay các thành tích đạt được với những người khác (ví dụ như thiếu nhu cầu mang hay chỉ cho người khác xem những thứ mình thích).
d. Thiếu sự trao đổi qua lại về tình cảm hoặc xã hội.
(2). Giảm khả năng định tính trong giao tiếp thể hiện ở ít nhất một trong số các biểu hiện sau:
a. Chậm hoặc hoàn toàn không phát triển kỹ năng nói (không có ham muốn
bù đấp lại hạn chế này bằng các cách giao tiếp khác, ví dụ như những cử chỉ
điệu bộ thuộc kịch câm).
b. Với các cá nhân có thể nói được thì lại suy giảm khả năng thiết lập và duy
trì đốt thoại.
c. Sử dụng ngôn ngữ trùng lặp và rập khuôn hoặc sử dụng ngôn ngữ khác thường.
42/PL.
d. Thiếu những hoạt động/ cách chơi đa dang, và đóng vai/ giả có chủ ý; hoặc thiếu hoạt động/ cách chơi bất chước mang tính xã hôi phù hợp với mức độ
phát triển.
(3). Những kiểu hành vi, những mối quan tâm và hoạt động lặp lại hoặc rập
khuôn thể hiện ở ít nhất một trong các biểu hiện sau:
a. Quá bận tâm tới một hoặc một số những mối quan hệ có tính rập khuôn và bó hẹp với một mức độ tập trung và cường độ bất thường.
b. Gan kết cứng nhắc với những thủ tục hoạc nghi thức riêng biệt và không
mang tính chức năng.
c. Có những biểu hiện vận động mang tính lập di lập lại hoặc rập khuôn (ví
dụ gõ tay hoặc van tay, hoặc có kiểu di chuyển cả thân người một cách phức
tạp).
d. Ban tâm dai ding đối với các bộ phận của vật thể.
B. Châm hoặc thực hiện một cách không bình thường các chức nãng ở một trong
các lĩnh vực sau, với mốc khởi đầu trước tuổi lên 3: (1) - tương tác xã hội, (2) -
sử dụng các ngôn ngữ trong giao tiếp xã hội, (3) - chơi/ hoạt động mang tính biểu
tượng hoặc tượng tượng.
C. Hội chứng không phải do rối loạn Rett hay rối loạn bất hòa nhâp thời kỳ ấu
thơ.
Như vậy những đặc điểm để chẩn đoán rối loạn tự kỷ chính là sự xuất hiện tình trạng phát triển đặc biệt bất thường hoặc khuyết tật trong phối hợp và giao tiếp xã hội cũng như sự xuất hiện của một tập hợp các hành động và sở thích đặc biệt hạn hẹp. Dạng biểu hiện của tình trạng rối loạn này rất khác nhau, phụ
thuộc vào mức độ phát triển và tuổi của cá nhân. Dưới đây là những thông tin cụ
thể hơn về những tiêu chí chẩn đoán trẻ tự kỷ:
e Những vấn để trong thiết lập giao tiếp xã hội: khiếm khuyết trong tương
tác xã hội mang tính qua lại có thể được thể hiện trong các tình huống như không
thích được âu yếm, thờ ơ hoạc gét tiếp xúc cơ thể (không hưởng ứng khi được bế
43/PL
lên), thiếu tiếp xúc bằng mắt, không đáp lại lời của cha mẹ (khiến lúc đầu cha
mẹ có thể lo lắng rằng trẻ bị điếc). Xử sự với người lớn một cách rất máy móc, không có khả năng xây dựng các mối quan hệ tay đôi phù hợp với tuổi phát triển (chứ không phải tuổi đời). Ít hoặc không quan tâm đến việc kết bạn. Thích ngồi
cách xa các trẻ khác. Thích những hoạt động một mình, hoặc nếu tham gia hoạt động với trẻ khác thì chỉ xem chúng là người trợ giúp máy móc hoặc như một
công cụ chơi của mình (ví dụ như đẩy bạn vì muốn nhìn bạn khóc hay ngã). Khi muốn chơi cùng các trẻ khác thì lại không hiểu luật chơi và cách phối hợp qua
lại. Không nhận thức được việc cần giao tiếp với người xung quanh, và cũng
không nhận ra sự đau khổ của người khác.
© Những vấn để trong giao tiếp: Những vấn dé trong giao tiếp có thể được biểu hiện như: chậm hoặc hoàn toàn không có ngôn ngữ nói (không đi kèm với
nỗ lực sử dụng các phương pháp giao tiếp thay thế ví dụ như cử chỉ), những cá nhân nói được thì có vấn để trong việc bắt đầu và duy trì cuộc hội thoại (thường chỉ nói chuyện theo một cách rất hạn chế, ví dụ như đòi một vật gì đó bằng cách gọi tên vật, phản đối bằng cách nói “ không !" nhưng không đưa ra các dạng dao
tiếp qua lai), nhắc lại những từ hoặc cụm từ mà không để ý đến nghĩa (nhắc lại một phần những gì chúng vừa nghe được), nhắc lại những bài hát hoặc những đoạn nói ngắn trong quảng cáo thương mại. Giọng thường cao bất thường và
không có khả năng hiểu những câu hỏi, những chỉ din hay những chuyện cười
đơn giản. Thích những trò bất chước đơn giản hoặc những thói quen khi còn nhỏ.
Thiếu kỹ năng bắt chước xã hội, thiếu những kỹ năng đa dạng để tạo lòng tin.
e© Những kiểu hành vi sở thích hay mối quan tâm và những hoạt động rap
khuôn hoặc lặp lại: ví dụ như: bận tâm quá mức tới các bộ phận của một vật thể
(như các cúc áo), thích thú sự chuyển động: kiên định với một hành động lặp lại
(ví dụ như chạm tay vào tất cả các thanh gỗ của hàng rào, chỉ mặc áo cộc tay);
có những cử động thân thể rap khuôn (vỗ tay, cử động bàn tay một cách kỳ quặc,
lắc người); có những tư thế bất thường (mặt và mắt thường chuyển động bất
44/PL.
thường); có các kỹ năng vận động toàn thân cứng ngấc; đi nhón chân; kiên định với sự giống nhau và phản đối hoặc bất mãn khi có sự thay đổi; chăm chú vào một vật bất động nào đó (ví dụ như một đoạn dây thừng).
Khi trẻ có nhiều biểu hiện của rối loạn tự kỷ nhưng không mang tất cả những
tiêu chí đã nêu trên, thì trẻ thường được chẩn đoán là có bệnh " tự kỷ không điển hình" (Atypical Autism) hoặc thông thường được gọi là rối loạn phát triển diện
rộng chưa xác định được (Pervasive Developmental Disoder Not Otherwise Specified / PDD - NOS).
45/PL
PHỤ LỤC 6