Thực trạng một số đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi tại Bệnh

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi tại bệnh viện Nhi đồng II TP. HCM (Trang 88 - 91)

viện Nhi đồng II TP. HCM cho thấy:

* Đối tượng giao tiếp:

Đối tượng giao tiếp của trẻ tự kỷ chủ yếu là mẹ. Mẹ được xem là đối tượng

"độc quyền” trong giao tiếp với trẻ. Những đối tượng được trẻ tự kỷ chọn đôi khi giao tiếp là: giáo viên hướng dẫn, người phục vụ, bố, chuyên viên tâm lý, trẻ cùng nhóm, anh chị em ruột, họ hàng... Gần như trẻ không hể chọn những đối tượng sau đây để giao tiếp: người lớn trong khu phố, trẻ khác trong khu phố, trẻ

khác cùng khoa...

Điều này cho thấy giáo viên hướng dẫn, người phụ vụ... cần phải thực sự chú

ý hơn nữa vẻ cách thức giao tiếp với trẻ cũng như kỹ năng giao tiếp với trẻ để thỏa mãn nhu cau giao tiếp của trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi vì trẻ đã được gửi tại Bệnh

viện trong thời gian khá dài trong ngày, tuần, tháng... Mặt khác, đối tượng mà

trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi hướng đến trong giao tiếp phụ thuộc khá nhiều vào thời

gian gần gủi, sự chủ động từ 2 phía - những người lớn và những trẻ khác xung

83

quanh. Và chính phải tạo ra những điểu kiện đã để cập này để mở rộng đối

tượng giao tiếp cho trẻ, kích thích trẻ chủ động giao tiếp góp phần giải quyết

“tính tự kỷ” trong hoạt động giao tiếp của trẻ.

So sánh sự đánh giá của phụ huynh và giáo viên vé mức độ giao tiếp với đối tượng khác nhau của trẻ tự kỷ có những tương đồng và khác biệt nhất định. Mức độ giao tiếp của trẻ với các nhóm đối tượng ở gia đình và khu phố giữa đánh giá

của phụ huynh và giáo viên không có sự khác biệt, chỉ có sự khác biệt có ý

nghĩa thống kê đối với mức độ giao tiếp của trẻ với một số đối tượng ở nhóm

bệnh viện do sự nhận thức chưa đẩy đủ của phụ huynh về đặc điểm giao tiếp của

trẻ tự kỷ trong sinh hoạt, học tập ở bệnh viện.

* Nội dung giao tiếp:

Nội dung giao tiếp mà trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi thực hiện nhiều nhất, nổi trội

nhất là sự phản ứng đối với những tác động từ phía những người xung quanh

(ĐTB = 2.38, thứ bậc 1). Điều này xuất phát từ đặc điểm của trẻ tự kỷ hay có

cảm giác không an toàn, không muốn đón nhận cái mới và thực hiện giao tiếp

theo kiểu thói quen rập khuôn. Những nội dung trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi cũng thực

hiện ở mức độ đôi khi giao tiếp là: đòi ăn, đòi đổ vật, đòi hành động (DTB

=2.31, thứ bậc 2); làm những gì được yêu cầu (ĐTB = 2.13, thứ bậc 3); bắt chước

người khác (PTB = 2.06, thứ bậc 4). Đây chính là những nội dung giao tiếp bộc lộ "nhu cầu" rất đặc trưng cũng như thói quen đặc trưng của trẻ tự kỷ. Trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi gần như chưa thực hiện hoặc rất ít thực hiện những nội dung giao tiếp xã giao và những nội dung giao tiếp nhận thức. Điều này do hạn chế về kha

năng nhận thức và khả năng thích ứng xã hội của hội chứng tư kỷ.

Sự đánh giá của phụ huynh và của giáo viên về mức độ thực hiện các nội dung giao tiếp của trẻ tự kỷ phần nhiều là không khác biệt, chỉ có ở một số nội dung như "Thu hút sự chú ý của người khác", "Đồi ăn, đòi đổ vật, đòi hành động", “Làm những gì được yêu cẩu". Khác biệt này là do sự quy định từ môi

trường gia đình và môi trường lớp học trong bệnh viện đến đặc điểm về nội dung

giao tiếp của trẻ.

* Phương tiện giao tiếp:

- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trẻ tự ky sử dụng

nổi trội hơn phương tiện ngôn ngữ, điểm trung bình cao hơn 0.37 điểm. Tuy vậy, việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ của trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi vẫn còn hạn

chế (chỉ ở mức độ "đôi khi” sử dụng trong giao tiếp). Phương tiện phi ngôn ngữ trẻ sử dụng nhiều nhất là hành động "La hét' - mức độ thường xuyên (ĐTB = 2.62, thứ bậc 1), kế tiếp là hành động "Khóc” (PTB = 2.31, thứ bậc 2). Sau đó là nét mặt biểu lộ các cảm xúc khác nhau, ánh mắt... Tuy nhiên, khả năng của trẻ thực sự thấp và một số trẻ vẫn còn lầm lẫn giữa cảm xúc này với cảm xúc khác

khi sử dụng nét mặt và một số trẻ gần như không sử dụng. Khoảng cách giao

tiếp (thân tình - xã giao) cũng được trẻ tự kỷ sử dụng ở mức độ đôi khi do trẻ tự

kỷ có xu hướng đồng nhất con người với dé vật.

Giữa sự đánh giá của phụ huynh và giáo viên về mức độ sử dụng phương tiện

phi ngôn ngữ của trẻ tự kỷ không có sự khác biệt ý nghĩa nhiều. Chỉ có một vài phương tiện phi ngôn ngữ cụ thể trẻ sử dụng ở mức độ đôi khi là có sự khác biệt

ý nghĩa, điều này là do chủ kiến của phụ huynh và giáo viên đem theo vào quá

trình đánh giá.

- Phương tiện ngôn ngữ: Ở trẻ ngôn ngữ được xem xét dựa trên 2 góc nhìn:

khả năng thông hiểu ngôn ngữ và khả năng diễn đạt ngôn ngỮ.

+ Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng thông hiểu ngôn ngữ của trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi rất thấp. Chỉ có một yêu cẩu về khả năng thông hiểu ngôn ngữ của lứa tuổi trẻ tự kỷ đạt được dù chỉ là đôi khi đạt được. Trẻ chỉ hiểu được loại ngôn ngữ ngữ cảnh, một số mệnh lệnh đơn giản, động từ... còn khả năng hiểu từ chỉ

kích thước, màu sắc, số lượng hoặc câu phức tạp, chữ viết thì trẻ hiếm có khả

năng đạt đến. Điều này có thể lý giải do trẻ tự kỷ hay tự "bế mình”, "tự thủ” nên

85

quá trình lĩnh hội ý và nghĩa bị hạn chế dẫn đến khả năng thông hiểu ngôn ngữ

kém,

Sự đánh giá của phụ huynh và giáo viên về khả năng thông hiểu ngôn ngữ của trẻ tự kỷ chỉ có khác biệt ý nghĩa về khả năng hiểu "Tên người" và "Mệnh

lệnh đơn giản", còn lại các khả năng thông hiểu ngôn ngữ cụ thể khác không cho

thấy có sự khác biệt ý nghĩa.

+ Khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi đạt mức rất thấp chỉ

thuộc biên giới trên của mức độ "không bao giờ” giao tiếp. Chỉ có một hình thức

dién đạt ngôn ngữ trẻ tự kỷ thể hiện được thường xuyên giao tiếp là "Âm thanh

ban dau” và ud thành phương tiện ngôn ngữ chủ yếu của trẻ tự kỷ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đôi khi trẻ sử dụng hai hình thức ngôn ngữ là "Tiếng kêu của con vật hoặc còi ôtô” và “Nói vô nghĩa" do đặc điểm của hội chứng tự

kỷ khiến trẻ thích tiếp xúc với đổ vật, con vật hơn người và rập khuôn khi tiếp

thu ngôn ngữ.

So sánh giữa đánh giá của phụ huynh và giáo viên về khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ tự kỷ không thấy có khác biệt ý nghĩa.

3. Định hướng một số biện pháp cải thiện quan hệ giao tiếp của trẻ tự kỷ 4

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi tại bệnh viện Nhi đồng II TP. HCM (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)