CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. KHÁI NIỆM GIAO TIẾP TRONG TÂM LÝ HỌC
1.2.2. Đặc điểm giao tiếp
Giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tổn tại và phát triển của con người, Giao tiếp diễn ra một cách thường xuyên, liên tục trong đời sống xã
hội tuy nhiên đối với mỗi cá nhân cụ thể sẽ có những nét riêng biệt mang đậm
tính chủ thể khi tham gia giao tiếp với người khác. Sự khác biệt này là do những đặc điểm về nhân cách (tính cách, khí chất, năng lực, xu hướng...), lứa tuổi, nghề
nghiệp, trình độ văn hóa... quy định, Đó chính là đặc điểm giao tiếp của mỗi
người.
25
Chúng tôi cho rằng: Đặc điểm giao tiếp của một đối tượng nhất định là
những tính chất, những nét riêng trong quan hệ giao tiếp của đối tượng ấy
đổi với những người xung quanh. Đây chỉnh là khái niệm chúng tôi chọn làm
khái niệm công cụ của để tài nghiên cứu.
Đặc điểm giao tiếp là những yếu tố thuộc về tính chất giao tiếp của một chủ thể trong quan hệ với đối tượng giao tiếp, nội dung giao tiếp, nhu cầu, phương tiện, hình thức, phong cách, hiệu quả... Pham vi của để tài khóa luận này không
nghiên cứu toàn bộ đặc điểm giao tiếp mà chi đi sâu tìm hiểu một số đặc điểm giao tiếp cụ thể ở nội dung giao tiếp, đối tượng giao tiếp, phương tiện giao tiếp
của trẻ tự kỷ.
1.2.2.1. Đấi tượng giao tiễn:
Giao tiếp không bao giờ là một quá trình tự thân, người ta không thể vận hành giao tiến bởi chính bản thân mình được mà phải hướng vé người khác để tương tác giao tiếp. Những đối tượng được hướng tới trong giao tiếp của một người được gọi là đối tượng giao tiếp của người ấy. Đối tượng giao tiếp là những
người mà cá nhân hướng đến để thiết lập những mối quan hệ trao đổi thông
tin, chia sẻ tình cảm hoặc phối hợp trong hoạt động chung. Đối tượng giao
tiếp của con người vỗ cùng đa dang vì xuyên suốt quá trình sống của mình con
người phải thiết lập rất nhiều mối quan hệ khác nhau: đạo đức, pháp luật, huyết thống, tình cảm, sản xuất, thương mại...
1.3.2.2. Nội dung giao tiếp:
Nội dung giao tiếp là những vấn để hay thông tin mà con người trao đổi
với nhau trong cuộc sống hàng ngày.
Nội dung giao tiếp thường được chia làm hai loại là nội dung tâm lý và nội
dung công việc.
- — Nội dung tâm lý: Bao gam các yếu tố nhận thức, thái độ và hành vi,
* Nội dung nhận thức của giao tiếp;
26
Khi tham gia giao tiếp, mỗi cá nhân sẽ thu được hoặc chia sẻ một lượng
thông tin nào đó để "làm giàu" cho nhận thức của chính bản than mình. Sự nhận
thức trong giao tiếp có thể là nhận thức về bản thân, vé người khác hoặc có thể là nhận thức về sự vật - hiện tượng trong hiện thực khách quan.
e_ Nội dung thái độ của giao tiếp:
Trong quá trình giao tiếp, con người luôn thể hiện hoặc đòi hỏi sự thể hiện sự
quan tâm hay thờ ở, bang quan hay nẵng nhiệt, lạnh lùng hay ấm áp... đối với
người khác để thỏa mãn nhu cầu về mặt tâm lý, nhu cầu về người khác, nhu cầu
được yêu thương,
s- Nội dung hành vi:
Trong giao tiếp, con người cũng mong muốn thực hiện những nhu cẩu về mặt
sinh lý của bản thân hoặc bày tỏ những phản ứng tự vệ thông qua những hành
động, hành vi cụ thé, Ngoài ra trong giao tiếp, con người còn sử dụng hành vi để
thực hiện các quy tắc xã giao, thân tình với người khác.
- Nỗi dung công việc:
Nội dung công việc của giao tiếp thường được dùng để vận hành các quan hệ
xã hội. Trong quá trình cùng nhau thực hiện một công việc chung đôi hỏi mọi
phải trao đổi với nhau về việc làm, phân công lao động hay quản lý thì mới hoàn
thành được công việc.
Nội dung công việc luôn bao ham nội dung tâm lý và chịu ảnh hưởng của nội
dung tam lý.
1.2.2.3. Phương tiện giao tiếp:
Trong giao tiến mỗi cá nhân nhất thiết phải tự thể hiện, tự hộc lộ nhu cầu, suy
nghĩ, tinh cảm của chính ban thân mình đối với người khác đẳng thời nhận thức
được người khác thông qua những gì họ thể hiện, bộc lộ ra bên ngoài. Tuy nhiên để có thể bộc lộ mình hoặc hiểu những bộc lộ của người khác như thế, con người
buộc phải sử dung những cơng cụ nhất định đã cĩ hộc quy ước với nhau cĩ như
thế giao tiếp mới thực sự diễn ra.
27
Phương tiện giao tiếp là những công cụ được con người sử đụng trong quá trình giao tiếp. Phương tiện giao tiếp gdm có hai loại:
- Phương tiện nhỉ ngôn ngữ: Phương tiện phi ngôn ngữ là ánh mắt, giọng
núi, tư thế, cử chỉ, nét mặt, khoảng cách, trang phục... được con người sử dụng trong giao tiếp.
- Phương tiện ngôn ngữ: Khi giao tiếp, con người biết để ra và thống nhất
những hệ thống tín hiệu để trao đổi với nhau gồm có tiếng nói và chữ viết -
được gọi là phương tiện ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ cơ bản của giao tiếp
xã hội.
Sự phát triển ngôn ngữ thường đi theo 2 hướng:
+ Thông hiểu ngỗn ngữ: là sự phát triển khả năng nghe và giải mã được hệ
thống tín hiệu ngôn ngữ của người khác.
+ Ngôn ngữ tích cực: là sự phat triển khả năng diễn tả như cau, quan điểm của
hắn thân bằng hệ thống ngôn ngữ.