4 ĐẾN 8 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG II TP. HCM
2.1.1. Đối tượng giao tiếp của trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi
2.1.1.1. Thục trạng đối tượng giao tiếp của trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi
Đối tượng trẻ tự kỷ tiếp xúc nhiều nhất là "Mẹ" (BTB = 2.87, thứ bậc 1) và là
đối tượng duy nhất trẻ giao tiếp đạt đến mức độ thường xuyên trong tất cả các
đối tượng (M > 2.50).
Tiếp theo là đối tượng "Giáo viên hướng dẫn” (ĐTB = 2.38, thứ bậc 2) và đối tượng “Trẻ cùng nhóm" (ĐTB = 2.19, thứ bậc 3). Đối tượng "Người phục vụ” ở thứ bậc thứ 4 (DTB = 2.13), đối tượng "Chuyên viên tâm lý" và đối tượng "BO"
cùng ở thứ bậc 5 (BTB = 2.06). Thứ bậc thứ 6 trong mức độ giao tiếp của trẻ với
các đối tượng là đối tượng "Ong bà" (ĐTB = I.88), đối tượng "Anh chị em ruột"
và đối tượng "Họ hàng" cùng ở thứ bậc thứ 7 (ĐTB = 1.81). Mức độ trẻ giao tiếp
với các đối tượng kể trên chỉ đạt ở mức đôi khi (1.50 <M < 2.50).
Những đối tượng xếp ở thứ bậc thấp nhất là “Người lớn trong khu phố” (DTB
= 1.44, thứ bậc 8). "Trẻ khác trong khu phố" (ĐTB = 1.19, thứ bậc 9) và "Trẻ
khác cùng khoa" (ĐTB = 1.00). Trẻ hầu như không tiếp xúc với các đối tượng
này (M < 1.50; Mức độ không bao giờ).
Sở di mẹ là đối tượng trẻ tự kỷ tiếp xúc nhiều nhất và sự tiếp xúc đạt đến mức
độ thường xuyên là do người mẹ thường là người trực tiếp chăm sóc trẻ, theo dõi
những giai đoạn phát triển vô cùng tinh tế của trẻ từ lúc sơ sinh lọt lòng cho đến tuổi hài nhi, ấu nhi... Mẹ là người nhận ra những khiếm khuyết về mặt giao tiếp
của con mình trước nhất và nỗ lực hết sức mình để tìm cách tác động đến trẻ, kéo trẻ trở lại con đường phát triển bình thường. Chị Phương N nói: "Làm một
41
người mẹ, có gì đau khổ bằng thấy con không chịu đến gân mình, không chịu giao
tiếp với mình để mình có thể bày tỏ tình cảm yêu thương với con hay nhận được
những tin hiệu thương yêu từ đứa con rứt ruột sinh ra của mình. Phải làm một người mẹ của trẻ tự kỷ, phải ôm một đứa trẻ tự kỷ trong tay hàng năm trời mới
hiểu được nỗi lòng của những người mẹ mong đứa con tự kỷ của mình trở lại bình
thường cháy bỏng đến thế nào. Dù có phải nhảy vào la hoặc phải chọn cái chết
để đổi lấy sự phát triển bình thường của con, tôi căng cam long!" (phy lục 4].
Bảng 2.1 : Điểm trung bình mức độ giao tiếp với các đối tượng của trẻ
tự kỷ
Đối tượng giao tiếp Điểm | Thứ
TB bậc
Ông bà [Re
mg. [mM am s- mm" [JM[NN[r,
SỞ |NgeitntmgtnnS | T6 [TH | © | Net mới [mOnSmaetwnE | le | HS | 3 | tates
Gievenneedn | 6 | 258 [2 C Đơn |Chyervendn— Ì 16 | 206 |S
vio NnBmeh — aD | + Teenie |e fa | | renee [6 | 100 ||
_ TÍNPBSiuenpsuG | 4 | te | T8ếMgm -
Xuất phát từ thứ tình cảm nền tảng đó, người me của trẻ tự kỷ luôn luôn chủ
DTB / thứ bậc nhóm
động giao tiếp với trẻ, cố gắng phá bỏ bức tường vô hình ngăn cách trẻ với mọi
42
người, mong muốn kéo con ra khỏi tình trạng tự cô lập với thế giới xung quanh và dạy cho trẻ những bài học giao tiếp đầu tiên.
Về phía trẻ, do đặc điểm của hội chứng tự kỷ, trẻ rất kém thích nghỉ với sự
thay đổi nên trẻ chỉ có thể tìm thấy những cách cư xử, những thói quen giao tiếp
quen thuộc và thích nghỉ với những thay đổi diễn ra từ từ trong quan hệ giao tiếp
thường xuyên với mẹ. Từ đó trẻ cố định giao tiếp vào đối tượng người mẹ để
vừa có được cảm giác an toàn vừa được thỏa man các nhu cầu của bản thân.
Người mẹ trở thành đối tượng giao tiếp "độc quyền” của trẻ tự kỷ.
Giáo viên hướng dẫn ở thứ bậc thứ hai trong mức độ giao tiếp với các đối tượng khác nhau của trẻ tự kỷ. Điều này được lý giải là do giáo viên hướng dẫn
là người trực tiếp chăm sóc và thực hiện các chương trình giáo dục đặc biệt, các
chương trình trị liệu cho trẻ. Nhiệm vụ của người giáo viên là phải dạy trẻ các kỹ năng sống cơ bản cho trẻ... trong đó đặc biệt quan trọng là kỹ năng giao tiếp.
Muốn dạy cho trẻ bất cứ điều gì, điểu đầu tiên người giáo viên phải làm là chủ động đến giao tiếp với trẻ, buộc trẻ giao tiếp với mình để lĩnh hội những kỹ năng sống cần thiết. Trung bình một ngày của trẻ tại bệnh viện (từ 7 giờ 30 đến
14 giờ), trẻ phải trải qua từ 60 phút đến 90 phút trong giờ học cá nhân một cô - một trẻ. Thời gian còn lai, trẻ tham gia vào các hoạt động: sinh hoạt tập thể, chơi tập tự do, vận động, âm nhạc, thủy trị liệu... cũng dưới sự hướng dẫn trực
tiếp của cô. Cho nên dù không thân thiết thì trẻ cũng buộc phải tiếp xúc với cô ở
mức độ nhất định.
Chính trong cùng một điều kiện nể nếp lớp học. một thói quen sinh hoạt như nhau khiến cho các trẻ trong nhóm không cảm thấy mất an toàn khi giao tiếp với trẻ khác. Trẻ chịu vui đùa, đôi khi đánh nhau hoặc dành đổ chơi của nhau. Đối
tượng “Trẻ cùng nhóm” được xếp ở thứ bậc 3 trong thứ bậc các đối tượng giao tiếp của trẻ tự kỷ.
Đối tượng ở thứ bậc thứ 4 là “Người phục vụ". Người phục vụ, bên cạnh cô
giáo, cũng là người trực tiếp chăm sóc các nhu cầu về mat vật chất cho trẻ: vệ
43
sinh, ăn uống... Trẻ chủ yếu hướng đến người phục vụ để được thõa mãn nhu
cầu sinh lý của mình nhưng không nhiều bằng đối với cô giáo. Một điều thú vị
trong qúa trình quan sát, chúng tôi thấy rằng: nếu trẻ bình thường ở nhà thực hiện hành ví chưa ngoan, bố mẹ dọa sẽ mách ông "ba bị” hoặc một đối tượng nào đó khiến cho trẻ khiếp sợ thì ở bệnh viện, ông “ba bị” được cô giáo thay thế
bằng tên của người phục vụ. Khi trẻ tự kỷ không vâng lời, cô giáo thường gọi to:
"Má Ð ơi! Quỳnh H đang phá đây này!'". Tuy nhiên, chỉ đôi lúc câu nói của cô
có tác dụng ngăn cần hành vi của trẻ còn phần nhiều trẻ cứ tiếp tục làm điều trẻ
muốn.
Cùng xếp ở thứ bậc 5 là đối tượng "Chuyên viên tâm lý” và đối tượng “BO”.
Khi trẻ vào bệnh viện, chuyên viên tâm lý chỉ tiếp xúc đánh giá ban đấu về trẻ
rồi sau đó cứ mỗi tháng một dn gặp phụ huynh và trẻ để đánh giá sự phát triển
của trẻ. Trong gia đình, người bố là người gánh trọng trách trụ cột về kinh tế, phải làm việc cả ngày, tối mới về với con. Nhưng bố lại không có được sự nhẫn nại hay bản năng chăm sóc con của ngưới mẹ nên hầu như công việc chăm sóc
› cho mẹ và mối quan hệ giao tiếp giữa bố và trẻ không được
CÔ. tương còn lại mà trẻ tự ky ít hướng đến khi giao tiếp có thể kể đến
4 của trẻ (thứ bậc 6), "Anh chi em ruột" và "Ho hang" của trẻ (thứ
Hi lớn trong khu phố" (thứ bậc 8) và “Trẻ khác trong khu phố” (thứ
lí x đối tượng này có thể nói là những đối tượng trẻ tự kỷ rất ít giao
~Ì`_ ý phụ thuộc khá nhiều vào thời gian gần gũi, sự chủ động giao tiếp
r ich thức tiếp xúc hoặc diéu kiện gặp gỡ với các đối tượng này của
¡n chế.
Thứ bậc mức độ giao tiếp của trẻ tự kỷ với từng nhóm đối tượng được sắp xếp như sau: gia đình ở thứ bậc 1, bệnh viện thứ bậc 2, khu phố ở thứ bậc 3. Điều
này là do môi trường gia đình tạo nhiều diéu kiện thuận lợi hơn cho trẻ tham gia
giao tiếp, trẻ được quan tâm hơn nên càng có nhiều cơ hội giao tiếp hay buộc
44
phải giao tiếp. Ở bệnh viện, một cô phụ trách 6 - 7 trẻ, người phục vụ chỉ có 2 /
15 trẻ nên ở môi trường này trẻ ít có cơ hội giao tiếp hơn.
Có thể thấy rằng về phương diện giao tiếp thụ động là phương điện giao tiếp chiếm ưu thế của trẻ: những đối tượng trẻ tự kỷ giao tiếp từ mức độ đôi khi đến mức độ thường xuyên là những người chủ động đến thiết lập mối quan hệ giao
tiếp, tương tác với trẻ: mẹ, cô, bố, người phục vụ, chuyên viên tâm lý... Còn những đối tượng trẻ hầu như không bao giờ tiếp xúc chính là những đối tượng không có sự chủ động hay mong đợi giao tiếp với trẻ: trẻ cùng khu phố, người lớn cùng khu phố... VỀ phương diện giao tiếp chủ động: trẻ thường chỉ hướng
đến những người có thể đáp ứng được nhu cẩu sinh lý của trẻ như mẹ, cô, người
phục vụ...
Điểm trung bình chung vé mức độ giao tiếp với các đối tượng ở những khu
vực khác nhau của trẻ tự kỷ chỉ đạt mức trung bình (1.50 < 1.90 < 2.50).
2.1.1.2.. So sánh sự đánh giá của phụ huynh và giáo viên về đối tượng giao tiếp của trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi
Nhìn chung, sự đánh giá của phụ huynh và giáo viên vé mức độ giao tiếp với
các đối tượng thuộc khu vực gia đình và khu phố không có sự khác biệt ý nghĩa.
Giáo viên hướng dẫn không chỉ dạy trẻ ở bệnh viện mà còn rất quan tâm đến hoàn cảnh và sinh hoạt của trẻ ở gia đình và khu phố. Một mặt do tính chất của quá trình giáo dục trị liệu cho trẻ đòi hỏi có sự kết hợp chặt chẽ, chia sẻ thông tin giữa phụ huynh và giáo viên. Mặt khác, xuất phát từ sự đồng cảm về tình yêu thương đối với trẻ, giữa gia đình và giáo viên có mối quan hệ tốt đẹp và thường
xuyên hơn.
Về mức độ giao tiếp của trẻ với các đối tượng trong nhóm đối tượng ở bệnh
viện, sự đánh giá giữa phụ huynh và giáo viên có những khác biệt ý nghĩa nhất
định.
45
Bảng 2 2 : So sánh điểm trung bình sự đánh giá của giáo viên và phụ huynh về mức độ giao tiếp của trẻ tự kỷ với các đối tượng
a,
Người lớn trong
khu phố
Trẻ khác trong khu phố
Giáo viên hướng
dẫn
Chuyên viên tâm
Người phục vụ
Trẻ cùng nhóm
Trẻ khác cùng
khoa
46
(*): Sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.
Gia đình có ý thức đúng đắn về vai trò của giáo viên trong việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ ở bệnh viện nên sự đánh giá mức độ giao tiếp của trẻ với giáo viên của phụ huynh gần với sự đánh giá của chính bản thân giáo viên, và không có sự khác biệt ý nghĩa. Mặc dù tất cả điểm trung bình đánh giá về mức độ của trẻ với các đối tượng khác nhau của phụ huynh đều cao hơn sự đánh giá của giáo viên thể hiện sự kỳ vọng chủ quan của phụ huynh nhưng chỉ có sự khác biệt ý nghĩa khi giáo viên và phụ huynh đánh giá mức độ giao tiếp của trẻ với các đối tượng:
"Chuyên viên tâm lý", "Người phục vu", "Trẻ cùng nhóm", "Trẻ khác cùng
khoa". Hàng ngày, buổi sáng phụ huynh chỉ đưa con đến cửa khoa rồi để cho giáo viên ra đón hoặc trẻ tự chạy vào lớp, chiểu nhận con ở cửa bệnh viện rồi đón về. Phụ huynh không có sự quan sắt trực tiếp sinh hoạt của con ở bệnh viện mà chỉ có hình dung qua thông tin cuối ngày cô trao đổi khi phụ huynh đón trẻ.
Từ lý do này cộng với thái độ nóng lòng muốn thấy được sự tiến bộ của con, phụ huynh đánh giá cao hơn thực tế mức độ giao tiếp của trẻ với các đối tượng ở
bệnh viện.
Tóm lại: Đối tượng giao tiếp thường xuyên của trẻ tự kỷ vẫn là mẹ, mẹ được
xem là đối tượng giao tiếp "độc quyển” của trẻ tự kỷ dù rằng trẻ đã bước vào
tuổi mở rộng mối quan hệ giao tiếp với những người xung quanh. Những đối
tượng tiếp xúc với trẻ nhiều hơn được trẻ chọn là đối tượng giao tiếp nhiều hơn dd là chi ở mức độ đôi khi như: giáo viên hướng dẫn, trẻ cùng nhóm, người phục
vụ...
2.1.2. Nội dung giao tiếp của trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi
2.1.2.1. Thực trạng nội dung giao tiếp của trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi
Nội dung trẻ tự kỷ giao tiếp nhiều nhất trong tất cả các nội dung giao tiếp là nội dung "Phan đối” với những tác động từ phía những người xung quanh (DTB =
2.38, thứ bậc 1). Kết quả quan sát sâu cho thấy trẻ luôn tìm cách phản ứng tự vệ đối với những chủ động giao tiếp, những đc dọa thay đổi thói quen của trẻ từ
47
phía người khác và trẻ cũng thường xuyên phản ứng chống đối lại việc học tập.
Trẻ tự kỳ gần như không thể linh hoạt trong việc nắm bắt sự thay đổi do đó bất cứ sự thay đổi nào cũng gây cho trẻ thứ cảm giác khó chịu là lo âu, sợ hãi. Để có được cảm giác an toàn, trẻ tự kỷ tìm cách kiểm soát môi trường xung quanh,
biến những sự kiện trong sinh hoạt hàng ngày thành thói quen rập khuôn, mọi sự
tác động của người khác làm thay đổi những thói quen do trẻ tự đặt ra sẽ khiến
cho trẻ tức giận, phản ứng rất dữ dội. Đơn cử trường hợp bé Hồng P có thói quen
để cặp của mình ở một vị trí nhất định mà bé có thể thường xuyên nhìn thấy trên kệ đổ dùng của lớp học, vô tình cô di chuyển cặp của bé sang nơi khác, bé cứ kéo áo cô khóc cho đến khi cô lấy cặp để lại vị trí cũ cho bé, bé mới thôi.
Ngoài ra, trẻ tự kỷ ít chấp nhận sự chủ động tiếp xúc từ phía người khác. Khi người khác chủ động đến giao tiếp với trẻ, cảm giác an toàn giao tiếp của trẻ bị phá vỡ, trẻ cảm thấy bị đe dọa và nảy sinh phản ứng tự vệ. Bé Kim N thường
nằm trên ghế hoặc dưới nên gạch, tư thế bất động, không nhìn vào những trẻ khác xung quanh hoặc cô giáo. Khi cô giáo lại gần, gọi tên và dang tay tỏ ý
muốn ôm bé vào lòng, bé lập tức nhắm mắt, hai tay bịt kín tai và thu mình lại để
tự vệ đối với nỗ lực chủ động giao tiếp từ phía cô giáo.
Mặt khác, để tổn tại trong xã hội loài người, người lớn bắt buộc trẻ phải học
những kỹ năng sống cần thiết. Chính việc học những kỹ năng này mới cũng là một sự thay đổi gây khó chịu cho trẻ tự kỷ. Trẻ luôn tìm cách từ chối học tập, phản ứng chống đối tác động dạy dỗ của bố mẹ và những người khác, đặc biệt là cô giáo vì cô giáo thường xuyên thực hiện nhiệm vụ dạy dỗ trẻ. Đến giờ học, cô
giáo đón trẻ từ phòng sinh hoạt tập thể vào phòng học cá nhân. Trẻ không chịu đi, cô giáo phải cẩm tay kéo mạnh mới đưa trẻ vào phòng học được. Trong gid
học, cô giáo rất khó khăn khi dạy trẻ những kỹ năng mới vì trẻ thường hay phản ứng lai yêu cầu của cô bằng cách ngồi yên không chịu thực hiện, chạy trốn hoặc khóc. Như trường hợp của bé Anh D, bé không ngồi yên xâu hạt theo yêu cầu
của cô mà chạy lăng xăng trong phòng, đòi mở cửa đi ra ngoài.
48
Tuy nhiên ở nội dung giao tiếp này, trẻ cũng chỉ giao tiếp ở mức độ đôi khi vì không phải lúc nào bố mẹ, cô giáo hay những người khác cũng có nhiều thời gian để chủ động giao tiếp với trẻ, dạy đỗ trẻ và những đối tượng này cũng rất ngại phản ứng của trẻ khi bi thay đổi một thói quen nào đó nên tránh làm thay
đổi những trật tự, thói quen của trẻ.