NHỮNG HAN CHẾ TRONG ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CUA TRE TỰ KỶ 4 ĐẾN 8 TUỔI

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi tại bệnh viện Nhi đồng II TP. HCM (Trang 83 - 88)

rằng khả năng sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ có nhinh hơn.

2.2. ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN QUAN HỆ GIAO

TIẾP CỦA TRẺ TỰ KỶ 4 ĐẾN 8 TUỔI CŨNG NHƯ KHẮC PHỤC

NHỮNG HAN CHẾ TRONG ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CUA TRE TỰ KỶ 4 ĐẾN 8 TUỔI

Trên cơ sở phân tích thực trạng cũng như tìm hiểu nguyên nhân thực trạng một số đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng II

TP. HCM, chúng tôi xin định hướng một số biện pháp cải thiện quan hệ giao tiếp

của trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi cũng như khắc phục những hạn chế trong đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi như sau:

2.2.1. Tạo môi trường tâm lý an toàn cho trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi

Đối với trẻ tự kỷ, do bị ảnh hưởng của hội chứng tự kỷ nên trẻ khó nấm bat những thay đổi từ môi trường xung quanh và thường trực sống trong nỗi lo hãi thì nhu cầu được sống trong bầu không khí tâm lý an toàn càng trở nên cấp thiết và

78

quyết định toàn bộ sự phát triển vé mặt giao tiếp từ đó kéo theo sự phát triển

nhân cách của trẻ. Với lý do trên chúng tôi cho rằng việc tạo môi trường tâm lý

an toàn là biện pháp đầu tiên cần phải làm trước khi tiến hành bất cứ biện pháp

nào khác nhằm phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ.

Như thế nào là một môi trường an toàn về mặt tâm lý thực sự cho trẻ tự kỷ?

Ngoài yêu cẩu về sự yêu thương, quan tâm chăm sóc của những người xung

quanh như các trẻ bình thường khác, trẻ tự kỷ còn cẩn phải được thỏa mãn nhu

cầu về sự ổn định, ít biến đổi của thế giới vật chất cũng như các mối quan hệ đối với những người xung quanh. Chỉ khi chúng ta thỏa mãn được hai nhu cầu cơ bản đó trẻ tự kỷ mới cảm nhận được sự an toàn cần thiết để đủ tự tin bước ra lớp vỏ bọc tự kỷ kiên cố của mình, mở rộng và phát triển mối quan hệ giao tiếp với thế

giới xung quanh.

Trong gia đình, trong bệnh viện hoặc bất cứ nơi nào trẻ tham gia sinh hoạt học

tập, vui chơi cũng đều phải có ý thức tổ chức của người lớn để tạo ra môi trường

an toàn về mặt tâm lý cho trẻ tự kỷ mở rộng giao tiếp, phát triển nhân cách.

2.2.2. Hướng vào khả năng giao tiếp hiện có của trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi

Tuy ở cùng một độ tuổi như nhau nhưng khả năng của mỗi trẻ tự kỷ không

giống nhau vì hai lý do: thứ nhất, mức độ ảnh hưởng của hội chứng tự kỷ đối với mỗi trẻ tự kỷ không như nhau, có trẻ bị ảnh hưởng nặng bên cạnh những trẻ bị

ảnh hưởng nhẹ hơn; thứ hai, dưới ảnh hưởng của hội chứng tự kỷ, mỗi trẻ sẽ có

sự khác nhau về những rối loạn trong các lĩnh vực quan hệ xã hội, giao tiếp hoặc

hành vi.

Điều này cho thấy chúng ta không thể đánh đồng khả năng giao tiếp của các trẻ cùng tuổi, sử dụng những cách tác động như nhau cho mọi trẻ mà phải tìm hiểu những khả năng giao tiếp hiện có của từng trẻ và xây dựng kế hoạch tác

động phù hợp sát đối tượng. Trên cơ sở tìm hiểu những khả năng giao tiếp hiện có của trẻ tự kỷ: lĩnh vực nào trẻ ít bị rối loạn và lĩnh vực nào có những rối loạn

nặng để từ đó tác động khắc phục hoặc phát huy.

79

Đặc biệt đối với những người làm công tác giáo dục, thực hiện chương trình trị

liệu cho trẻ tự kỷ thì việc tim hiểu những khả năng giao tiếp hiện có lại càng trở

nên quan trọng bởi nó thực sự đem lại hiệu quả cho việc tác động cải thiện quan

hệ giao tiếp của trẻ tự kỷ cũng như khắc phục những rối loạn trong đặc điểm

giao tiếp của trẻ.

2.2.3. Hướng vào sở thích của trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi trong giao tiếp

Trong giao tiếp của trẻ tự kỷ, yếu tố sở thích là một yếu tố quan trọng mà

chúng ta cẩn phải chú ý. Khi tham gia giao tiếp, trẻ tự kỷ ít có khả năng hiểu

được những mối quan hệ xã hội cho nên trẻ có khuynh hướng thực hiện giao tiếp theo ý muốn riêng của trẻ. Không phải trẻ không giao tiếp với chúng ta theo cách chúng ta muốn trẻ giao tiếp nghĩa là trẻ không có giao tiếp, quan niệm sai lắm này đối với trẻ tự kỷ đã hạn chế nhiều khả năng phát triển giao tiếp của trẻ.

Trẻ tự kỷ cũng giao tiếp với những người xung quanh nhưng theo cách thức riêng của trẻ.

Nếu không hiểu được điều này mà lại tìm cách tác động lên tré mà không

xuất phát từ những ý muốn, sở thích của trẻ trong giao tiếp sẽ khiến trẻ tự kỷ cảm thấy mất an toàn, tự vệ bằng cách càng rút sâu vào thế giới riêng của mình.

Như vay mọi sự tác động không những không cải thiện được mối quan hệ giao tiếp cho trẻ còn làm ” tính tự kỷ” của trẻ trầm trọng thêm.

2.2.4. Xây dựng vòng tròn tác động khép kín khi hình thành những kỹ

năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi

Để học được một kỹ năng mới, đặc biệt là kỹ năng trong lĩnh vực giao tiếp trẻ tự kỷ cần rất nhiều thời gian với tần số lập đi lập lại kỹ năng ấy rất nhiều lần và

cần tránh những ảnh hưởng không chủ đích từ phía hoạt động khác. Do đó sẽ tốt hơn nếu gia đình kết hợp với bệnh viện và với những bộ phận có trách nhiệm

giáo dục trẻ cùng thảo luận xây dựng một chương trình tác động thống nhất, đảm bảo vào mỗi thời điểm nhất định chỉ tập trung hình thành một kỹ năng cho trẻ.

80

Tránh trường hợp chong chéo, một thời điểm mà trẻ phải lĩnh hội nhiễu kỹ năng

khác nhau ở những môi trường học tập, sinh hoạt khác nhau. Điều này sẽ khiến cho việc hình thành kỹ năng quan trọng mà chúng ta mong muốn ở trẻ tự kỷ sẽ

khó đạt được bởi ảnh hưởng rối nhiễu từ các kỹ năng không mong muốn khác

tác động cùng lúc.

Đặc biệt, cách thức hình thành kỹ năng giao tiếp ở trẻ tự kỷ càng cần phải chú

ý sự kết hợp thống nhất trong việc tạo ra vòng tròn tác động cải thiện mối quan

hệ giao tiếp của trẻ, khấc phục những rối loạn trong đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ. Điều này là do so với các loại kỹ năng khác kỹ năng giao tiếp là một loại kỹ năng trong quá trình hình thành dễ có tác động gây nhiễu từ các yếu tố bên

ngoài nhất.

2.2.5. Thực hiện từng bước nhỏ trong việc xây đựng kỹ năng giao tiếp cho

trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi

Không như trẻ bình thường với khả năng nhận thức phát triển đến một trình độ nhất định của lứa tuổi có khả năng lĩnh hội gần như trọn vẹn một kỹ năng

giao tiếp sau một tác động giáo duc, thì đối với trẻ tự kỷ khả năng ấy không thé

đạt được. Điều nay là do một kỹ năng giao tiếp được xem là đơn giản, dễ hình thành với trẻ bình thường thì dưới cách tiếp nhận có những rối loạn nhất định cũng như tư duy hạn chế của trẻ tự kỷ thì kỹ năng đó trở nên vô cùng phức tạp và hầu như trẻ tự kỷ không thể lĩnh hội được. Vì vậy sẽ dễ dàng hơn cho trẻ tự kỷ nếu chúng ta chia nhỏ một kỹ năng giao tiếp lớn thành các kỹ năng bộ phận

nhỏ hơn từ dễ đến khó tương ứng với việc phân nhỏ các tác động giáo dục. Việc

phân chia thành các bước nhỏ không những phù hợp với khả năng của trẻ tự kỷ

mà còn giúp cho trẻ tự tin hơn khi đạt được một kỹ năng nhỏ này và chuyển sang một kỹ năng tiếp theo phức tạp hơn.

Thực tế phương pháp này đã được áp dụng trong chương trình giáo dục đặc biệt dành cho trẻ chậm phát triển trí tuệ và tỏ ra có hiệu quả. Trẻ tự kỷ cũng là

một dạng khuyết tật trí tuệ, hơn nữa khi phân tích một số đặc điểm giao tiếp của

trẻ tự kỷ chúng tôi nhận thấy rằng phương pháp " từng bước nhỏ” (step by step)

này thực sự phù hợp để đưa vào chương trình giáo dục đặc biệt dành cho trẻ tự kỷ nói chung cũng như sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc tác động cải thiện mối quan hệ giao tiếp và khắc phục những hạn chế trong đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi nếu như cha mẹ hoặc những người xung quanh áp dụng hình

thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ.

82

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi tại bệnh viện Nhi đồng II TP. HCM (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)