Thực trạng khả năng ngôn ngữ của trẻ tự kỳ 4 đến 8 tuổi

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi tại bệnh viện Nhi đồng II TP. HCM (Trang 69 - 78)

2.1.3.2.1. Mô tả khả năng thông hiểu ngôn ngữ trong giao tiếp của trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi

* Đánh giá về khả năng thông hiểu ngôn ngữ của trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi trong

giao tiếp

Kết quả bảng 2.7 cho thấy điểm trung bình chung về khả năng thông hiểu ngôn ngữ của trẻ tự kỷ chỉ đạt mức độ rất thấp. Trong số các khả năng cụ thể mà

chúng tôi đưa vào biên bản quan sát có rất ít khả năng đôi khi trẻ đạt được.

Nhóm các khả năng thông hiểu ngôn ngữ đạt đến mức độ đôi khi hiểu là khả năng hiểu "Ngữ cảnh" (PTB = 1.87, thứ bậc 1), hiểu "Mệnh lệnh đơn giản"

(ĐTB = 1.81, thứ bậc 2) và hiểu “Động từ" (ĐTB = 1.75, thứ bậc 3) hầu hết điểm trung bình của chúng đều nằm trong khoảng giữa, lệch về biên giới phía dưới

khoảng liên tục của mức độ "đôi khi". Bốn khả năng thông hiểu ngôn ngữ ở thứ bậc tiếp theo từ thứ bậc 4 đến thứ bậc 7: khả năng hiểu các từ chỉ “Bộ phận cơ thể” (ĐTB = 1.31, thứ bậc 4), hiểu "Tên người" (ĐTB = 1, 25, thứ bậc 5), hiểu

"Tên và hành d6ng"(DTB = 1.19, thứ bậc 6), hiểu "Tên các vật thông dụng - có làm dấu" (ĐTB = 1.06, thứ bậc 7) mặc dù có điểm trung bình được xếp vào mức

độ "không bao giờ” nhưng vẫn thuộc khoảng giữa, lệch nhiều vẻ biên giới liên tục phía dưới nghĩa là trẻ cũng có các khả năng này nhưng hiếm khi đạt được trong giao tiếp. Các khả năng thông hiểu ngôn ngữ ở thứ bcd cuối cùng thì gắn

như trẻ không bao giờ đạt được trong giao tiếp với mức điểm trung bình ở mức

tuyệt đối (ĐTB = 1.00). '

Sự phát triển khả năng thông hiểu ngôn ngữ của trẻ bình thường tuân theo trình tự phát triển từ thấp đến cao: Hiểu ngữ cảnh rồi mới hiểu tên người, từ chỉ bộ phận cơ thể, hiểu tên các vật thông dụng có làm dấu réi không làm dấu, các động từ, hai từng trẻ khác nhau có khả năng thông hiểu ngôn ngữ có thể không

theo một từ trong câu, ba từ trong câu... rồi câu đơn, câu phức, chữ viết. Ở trình

tự rap khuôn như trình tự mà các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, tuy nhiên về cơ bản

quy luật phát triển khả năng thông hiểu ngôn ngữ của trẻ bình thường phải phát

triển từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

Theo Mukhina quá trình người lớn dạy trẻ thông hiểu lời nói thường được xây

dựng như sau: người lớn hỏi trẻ: "Cái gì đó ở đâu?". Câu hỏi này gây ra ở trẻ

phản ứng định hướng hành vi của người lớn. Thường thường người lớn chỉ ra đối tượng được nhắc đến. Kết quả của sư lặp di lặp lại nhiều lan là sự xuất hiện mối liên hệ giữa từ do người lớn nói ra với đối tượng mà họ chỉ cho trẻ nhìn thấy. Sự hình thành mối liên hệ này được bắt đầu từ phản ứng chung với vị trí mà đối

tượng thường được đặt ở đó với ngữ điệu của câu hỏi: ngữ điệu câu hỏi hướng về

trẻ, quyết định sự thông hiểu lời nói của trẻ. Sự lặp lại nhiễu lần mối liên hệ này sẽ giúp trẻ có thể hiểu được lời nói mà không cần phụ thuộc vào tình huống, ngữ cảnh cụ thể nữa.

Cũng như các trẻ em cùng tuổi, con đường phát triển khả năng thông hiểu ngôn ngữ của trẻ tự kỷ cũng phát triển từ khả năng thông hiểu ngôn ngữ có quan

hệ với một tình huống, ngữ cảnh trọn vẹn, và tất cả chỉ có thế. Trẻ tự kỷ không

có khả năng đạt đến mức phát triển cao hơn mà bị cố định lại ở khả năng thông hiểu ngôn ngữ gắn liển với ngữ cảnh. Do đó, trước câu nói của người lớn, trẻ tự kỷ thường tìm cách nắm bắt ngữ cảnh (vị trí của các vật xung quanh, động tác và ngữ điệu lời nói của người lớn...) để tìm ra mối liên hệ giữa ngữ cảnh với ngôn ngữ của người lớn. Nếu tìm ra mối liên hệ trẻ sẽ đáp ứng còn nếu không tìm ra được mối liên hệ trẻ sẽ tỏ ra thờ ở với ngôn ngữ của người ig". Hiện tượng cố định này không hẳn là sự dam chân tại chổ của quá trình phát triển khả thông năng hiểu ngôn ngữ của trẻ tự kỷ mà thay vì phát triển theo “chiểu doc” như con đường phát triển của các trẻ bình thường khác, con đường phát triển khả năng

thông hiểu ngôn ngữ của trẻ tự kỷ lại đi theo "chiểu ngang". Theo lứa tuổi, trẻ tự kỷ ngày càng lĩnh hôi nhiều mối liên hệ giữa ngữ cảnh và ngôn ngữ. Chính đo sự

phát triển theo “chiéu ngang" này mà trẻ tự kỷ cũng ngày càng mở rộng vốn từ,

65

di nhiên vốn từ này luôn gắn lién với ngữ cảnh, tức là cũng có cải thiện đáng kể

trong việc phát triển khả nang thông hiểu ngôn ngữ theo "chiều đọc". Tuy nhiên

sự phát triển theo "chiểu ngang” mới là sự phát triển chủ yếu, chiến ưu thế đặc biệt trong khả năng thông hiểu ngôn ngữ của trẻ tự kỷ.

Khi quan sát khả năng thông hiểu ngôn ngữ trong điều kiện trẻ tự kỷ sinh hoạt vui chơi và học tập tại bệnh viện, chúng tôi nhận thấy con đường phát triển khả năng thông hiểu ngôn ngữ theo "chiểu ngang” chính là con đường phát triển chủ

đạo của trẻ tự kỷ.

Bảng 2.7 : Điểm trung bình mức độ hiểu ngôn ngữ của trẻ tự kỷ

Thông hiểu ngôn ngữ Điểm TB | Thif bậc

Ngữ cảnh 1.87

Động từ l6 1.75

Trong bảng 2.7 trên chỉ có 3 khả năng thông hiểu ngôn ngữ trong giao tiếp của trẻ tự kỷ đạt đến mức độ đôi khi hiểu là các khả năng: khả năng thông hiểu

"Ngữ cảnh", khả năng thông hiểu "Mệnh lệnh đơn giản”, khả năng thông hiểu

“Dong từ". Quan sát của chúng tôi đã chỉ ra một mối liên hệ khá thú vị giữa 3 khả năng thông hiểu ngôn ngữ này của trẻ tự kỷ.

Khi cô giáo nói với trẻ, trẻ thường mất khá nhiều thời gian để xác định lời nói của cô giáo. Trẻ cũng có biểu hiện cau mày lại khiến người khác dễ lầm tưởng

như trẻ đang suy nghĩ về lời nói của cô. Thực chất trẻ không thể hiểu được chính

lời nói ấy mà chỉ cố gắng nắm bắt ngữ cảnh, tìm ra một mối liên hệ nào đó giữa

lời nói và ngữ cảnh để đáp ứng. Khả năng nắm bắt ngữ cảnh được rèn luyện và phát triển. Nhưng không phải lời nói nào của cô giáo cũng có thể trở thành một

kích thích làm cho trẻ tích cực đi tìm mối liên hệ ấy mà chỉ những lời quát mắng hoặc ra lệnh của cô mới khiến trẻ sợ hãi, lập tức phản ứng đi tìm mối liên hệ

giữa lời quát mắng, mệnh lệnh của cô với ngữ cảnh xung quanh và đáp ứng để

không bị cô quát mắng nữa. Tuy nhiên, nếu những mệnh lệnh của cô giáo quá

dài hoặc quá phức tạp trẻ cũng không thể tìm ra mối liên hệ giữa lời nói với ngữ

cảnh, vì những rối loạn do ảnh hưởng từ hội chứng tự kỷ về thính giác của trẻ không cho phép trẻ tiếp nhận một câu đài, Trong một câu dài thính giác của trẻ

chỉ có thể tiếp nhận được một đến hai âm tiết mà thôi, do không thể tiếp nhận

hết câu nói phức tạp của cô giáo, trẻ sẽ phản ứng bằng cách làm ngơ với lời nói

của cô. Trẻ chỉ có thể tiếp nhận những mệnh lệnh đơn giản và tìm ra mối liên hệ giữa những “Mệnh lệnh đơn giản" với ngữ cảnh để đáp ứng, mệnh lệnh càng đơn

giản càng tạo điều kiện tốt cho trẻ. Những mệnh lệnh đơn giản này của cô thường là những yêu cầu trẻ phải thực hiện một hành vi nhất định, nên thành

phẩn chủ yếu cô nhấn mạnh trong mệnh lệnh là những động từ. Chính sự nhấn mạnh các động từ này của cô giáo thu hút sự tập trung chú ý của trẻ và do đó

làm cho khả nang thông hiểu động từ của trẻ phát triển trước các thành phan khác trong câu như: danh từ, thán từ, từ để hỏi... Bộ ba khả năng thông hiểu

67

ngôn ngữ của trẻ tự kỷ: khả năng thông hiểu "Ngữ cảnh”, khả năng thông hiểu

"Mệnh lệnh đơn giản", khả năng thông hiểu “Động từ" phát triển gắn bó chặt

chẽ và thống nhất với nhau, Khả năng này là nguyên nhân và khả năng tiếp theo là hệ qủa, so sánh điểm trung bình không thấy có sự cách biệt nhiều (nhiều hoặc ít hơn 7 điểm) đã chứng minh diéu đó. Trẻ tự kỷ đi từ phát triển khả năng thông hiểu ngữ cảnh, tiếp theo là sự phát triển khả năng thông hiểu mệnh lệnh đơn

giản và hiểu các động từ.

Trong quan sát sâu đối với bé Hoàng D là tré có khả năng về ngôn ngữ rất

tốt, chúng tôi nhận thấy rằng, mặc dù trẻ có thể hiểu được tên người, tên đồ vật hoặc hai từ trong câu, từ chỉ màu sắc hoặc kích thước... tức là mức độ phát triển khả năng thông hiểu ngôn ngữ theo chiéu dọc đã bước đầu có tiến bộ đáng kể so

với các trẻ khác, nhưng sự thông hiểu đó vẫn bất buộc phải gấn liển với ngữ cảnh nhất định. Cô giáo bảo trẻ đọc, nếu trước mặt bé có cuốn sách bé mới hiểu được cô muốn gì và thực hiện việc đọc chữ theo yêu cẩu của cô còn nếu trước mặt trẻ không có sách, trẻ sẽ không hiểu. Hoàng D cũng hiểu nhiều nhất là các động từ, các loại từ loại khác thỉnh thoảng bé mới hiểu được. Đối với bé Thành P là bé có mức độ phát triển về ngôn ngữ trung bình như các trẻ cùng nhóm,

chúng tôi cũng kết luận rằng bé gần như chỉ hiểu được động từ và bắt buộc phải gắn liền với một ngữ cảnh nhất định, chúng tôi nhấn mạnh, ngữ cảnh này phải

vô cùng quen thuộc với trẻ tức là đã được lặp lai rất nhiều lần. Cô giáo Cát U

cho biết: "Dé day cho trẻ hiểu và thực hiện một mệnh lệnh đơn giản nhất la đứng lên hoặc ngôi xuống theo yêu cầu của cô có khí phải dạy liên tục trong một tháng, các mệnh lệnh càng phúc tạp càng cần nhiều thời gian".[phụ lục 4]

Hơn nữa, tham dự các tiết học của trẻ, chúng tôi rút ra kết luận rằng hầu hết giáo viên không tập trung dạy cho trẻ khả năng hiểu một mệnh lệnh mà trong gid học luân phiên yêu cầu trẻ thực hiện nhiều mệnh lệnh khác nhau khiến cho

trẻ không thể thiết lập được mối liên hệ giữa lời nói của cô với ngữ cảnh. Do đó

khả năng phát triển khả năng thông hiểu ngôn ngữ theo “chiéu ngang", đặc biệt

68

là theo "chéu dọc" của trẻ bị hạn chế. Điều này được chứng minh một cách rõ

ràng vì những khả năng thông hiểu ngôn ngữ còn lại trong bảng 2.7 của trẻ tự kỷ

đạt mức rất thấp.

* So sánh sự đánh giá của phụ huynh và giáo viên về khả năng thông hiểu ngôn ngữ trong giao tiếp của trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi:

Giữa đánh giá của phụ huynh và giáo viên về khả năng thông hiểu ngôn ngữ

của trẻ tự kỷ căn cứ vào bảng 2.8 gần như không có sự khác biệt có ý nghĩa về

mặt thống kê. Chỉ có 2 khả năng thông hiểu ngôn ngữ là khả năng hiểu "Tên người” và khả năng hiểu “Mệnh lệnh đơn giản" là có sự khác biệt ý nghĩa trong

sự đánh giá của phụ huynh và giáo viên.

Bảng 2.8 : So sánh điểm trung bình đánh giá của phụ huynh và giáo viên về khả năng thông hiểu ngôn ngữ trong giao tiếp của trẻ tự kỷ

— M@weng TÔ T[N [PM] mm] +ịĐP—

Eanairar li li

HE ~|=1.000

Por [6 [rr

. Tên các vật thông dụng

(có làm dấu)

Tên và hành động oa a pepe

VÌ lãinimml per [6 [oe [a0 | Por [ie [ia |

pepe pier) pes [6 [a li

Lm [ M [oar |e fase

ee eee tran ret etter |

KIIN.RIEIESE

pa peta

= ea All ol ial) Bel

”— ee | eee] E.1L1

(*): Sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.

Sự khác biệt giữa đánh giá của phụ huynh về khả năng hiểu "Tên người”

của trẻ tự kỷ là do ở gia đình các thành viên khác nhau déu có hình dáng bên ngoài, nhân cách và đặc biệt là cách ứng xử đối với trẻ khác nhau do đó trẻ để hình thành mối liên hệ giữa tên với người đồng thời cũng phân biệt được các tên người dựa vào các mối liên hệ khác nhau đó. Còn ở bệnh viện, trong lớp trẻ có

Tử chỉ sư sở hữu

Mệnh lệnh đơn giản

nhiều trẻ khác phan lớn giống nhau về ngoại hình cũng như cách tương tác với

trẻ, trẻ khó phân biệt được tên các trẻ khác. Chỉ có một đối tượng ở đây được trẻ

biết tên là cô giáo của trẻ, hầu hết các đối tượng còn lại trẻ không thể hiểu được

tên nào của ai.

70

2.1.3.2.2 Mô tả khả năng điễn đạt ngôn ngữ trong giao tiếp của trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi

* Kết quả đánh giá khả năng diễn đạt ngôn ngữ trong giao tiếp của trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi:

Kết quả thống kê ở bảng 2.9 cho thấy điểm trung bình chung về khả năng diễn đạt ngôn ngữ trong giao tiếp của trẻ rất hạn chế, chỉ đạt ở mức biên giới trên của mức độ "không bao giờ" diễn dat được (DTB = 1.33; M < 1.50).

Nhìn vào bảng trên, có thể thấy rằng “Am thanh ban đầu" trẻ tự kỷ điển đạt

được ở mức độ thường xuyên (PTB = 2.56, thứ bậc 1) và là hình thức điễn đạt ngôn ngữ của yếu của trẻ tự ky. Chỉ có hai hình thức diễn đạt ngôn ngữ của trẻ tự kỷ dat đến mức độ đôi khi gồm: "Tiếng kêu của con vật hoặc còi ôtô" (PTB =

1.81, thứ bậc 2) và “Nói vô nghĩa" (ĐTB = 1.56, thứ bậc 3). Tất cả các hình thức

dién tả ngôn ngữ còn lại từ thứ bậc 4 đến thứ bậc 10 đều có số điểm trung bình

nhỏ hơn 1.50 tức là chỉ đạt ở mức độ "không bao giờ" diễn đạt được trong tiêu

chí xếp loại. Như vậy mặc dù trong bảng 2.9 trên, các hình thức diễn đạt ngôn ngữ của trẻ tự kỷ cũng được thể hiện đầu đủ ở ba mức độ không bao giờ, thỉnh thoảng và thường xuyên có thể đạt được nhưng do ba mức độ này không quân bình giữa các hình thức mà lệch nhiểu vé mức độ không bao giờ nên khi tính điểm trung bình chung cho khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ vẫn cho ra một

kết quả điểm trung bình rất thấp nằm ở biên giới trên của mức độ không bao giờ

đạt được ngôn ngữ.

Khi trẻ tự kỷ tham gia sinh hoạt học tập và vui chơi ở lớp, chúng tôi nhận thấy

trẻ rất hay phát ra những âm thanh ban đầu như các âm thanh ban dau "ư a"... kể

cả đối với những trẻ đã biết nói lẫn chưa biết nói. Trường hợp bé Kim N, bé

Thành P, bé Quỳnh H... và một số bé khác rất thích thú khi xem chương trình ca nhạc và bắt chước “ư a” theo điệu nhạc bởi vì các bé chưa biết cách phát âm, chưa biết nói. Đặc biệt, bé Kim N có lần bị cô giáo mắng, bé khóc nhưng tiếng

71

khóc lại theo một giai điệu nhạc của bài hát bé đã từng nghe. Hay trường hợp bé

Hoàng D đã nói được nhưng rất ít sử dụng lời nói trong giao tiếp, trẻ thường phát

ra những âm thanh ban đầu khi muốn thể hiện một nhu cầu gì. Khi muốn mở cửa

đi ra ngoài, Hoàng D cẩm lấy cánh tay cô kéo ra cửa đồng thời phát ra âm thanh

“uy... ư... uw...” ngất quảng. Âm thanh ban đầu trở thành ngôn ngữ diễn đạt chủ yếu

của trẻ tự kỷ trong giao tiếp hàng ngày vì đây là hình thức phát âm đơn giản nhất trẻ có thể dé dàng thực hiện được, chỉ gồm những âm thanh hình thành do khí thoát ra làm rung dây thanh quản chứ không cẩn uốn lưỡi, hình miệng hay

vận động hàm.

Trong khi vui chơi trẻ tự kỷ cũng thích tự mình phát ra những âm thanh như

tiếng kêu của con vật, tiếng còi ôtô (ở trẻ chưa biết nói) và cả một số từ đơn giản (ở trẻ đã biết nói). Hình thức phát âm này tuy có phát triển hơn so với hình thức phát ra những âm thanh ban đầu nhưng về bản chất vẫn chưa mang ý nghĩa giao tiếp, Trẻ tự kỷ chúng tôi chọn quan sát ở đây, một số trẻ thậm chí có thể

nói được nhưng cách phát âm chỉ là một hình thức tự kích thích. Trẻ phát ra âm

thanh gồm những từ ngữ rời rac, đôi khi là một dãy từ lộn xộn không theo một trật tự hay ngữ pháp nào và chú ý lắng nghe âm thanh do mình phát ra đó. Trẻ tự kỷ xem từ ngữ như một món đồ chơi, thích thú thử nghiệm từ ngữ bằng công cụ là chính thanh quản của mình. Vì thế, cách nói của trẻ tự kỷ thường là nói vô nghĩa, không mang ý nghĩa trong giao tiếp với những người xung quanh.

Trong vốn ngôn ngữ diễn đạt nghèo nàn của trẻ tự kỷ có khả năng nói được, chúng tôi ghi nhận một số từ có tính xã hội (DTB = 1.38, thứ bậc 4) như "bai bai", “chào bố / mẹ / cô"... một số từ thông dụng (PTB = 1.38, cũng xếp ở thứ bậc 4) như “hết”, “cho”, “nữa”... một số động từ (PTB = 1.31, thứ bậc 5) "đi",

"về"... hay một số tên các vật quen thuộc (ĐTB = 1.31, thứ bậc 5) và rất hiếm

khi trẻ có thể làm cho cô giáo bất ngờ vì nói đúng tình huống, nói có nghĩa (ĐTB

= 1.31, thứ bậc 5). Đối với những từ diễn tả công dụng của đồ vật trẻ không thể diễn đạt được (ĐTB = 1,00).

72

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi tại bệnh viện Nhi đồng II TP. HCM (Trang 69 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)