Nội dung quản lý hoạt động thanh tra chuyên môn trường Trung học cơ sở của Phòng Giáo dục & Đào tạo

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động thanh tra chuyên môn trường trung học cơ sở của phòng giáo dục và đào tạo quận lê chân thành phố hải phòng trong bối cảnh hiện nay (Trang 42 - 46)

Trong quản lí giáo dục, các biện pháp quản lí hoạt động thanh tra chuyên môn có ý nghĩa rất quan trọng, nó tác động vào đối tượng quản lí bằng việc xem xét, đánh giá, kết luận việc thực hiện quá trình dạy học; điều chỉnh quá trình dạy học đạt đến mục tiêu đã định.

Quản lí hoạt động thanh tra chuyên môn là cách làm, cách tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra chuyên môn của thủ trưởng đơn vị với tổ chức thanh tra chuyên ngành trực thuộc, nhằm xác nhận và đánh giá khách quan hoạt

động chuyên môn của đơn vị, cá nhân; tác động đến hoạt động dạy và học của trường học và đội ngũ giáo viên nhằm đảm bảo tốt việc chấp hành đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về giáo dục.

Quản lí hoạt động thanh tra chuyên môn Trung học cơ sở của Phòng Giáo dục & Đào tạo bao gồm:

1.5.1. Lập kế hoạch thanh tra

Căn cứ vào hướng dẫn thanh tra của thanh tra Sở Giáo dục & Đào tạo, căn cứ vào tình hình thực tế ở mỗi quận, huyện, thị... Phòng Giáo dục & Đào tạo tiến hành lập kế hoạch thanh tra chuyên môn và thanh tra toàn diện các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận nhằm xác định mục tiêu, chương trình hành động, biện pháp thực hiện và các điều kiện cần thiết để hoàn thành mục tiêu đề ra.

1.5.2. Tổ chức, xây dựng lực lượng thanh tra viên

Phải xây dựng được đội ngũ cán bộ thanh tra tốt, có đạo đức, có tư tưởng XHCN, biết quản lý. Lúc sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng cán bộ, Người coi đó là gốc của thắng lợi “có cán bộ tốt, việc gì cũng xong”. Người còn nói: Cán bộ “Là tiền vốn của đoàn thể, có vốn mới làm ra lãi, không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn”. Cán bộ tốt theo Hồ Chí Minh là “Công bộc của dân”. Qua nghiên cứu hoạt động thanh tra giáo dục tại cơ sở, nếu cơ sở giáo dục nào có cán bộ tốt thì giáo dục đó phát triển, vì thế trong việc xây dựng lực lượng thanh tra giáo dục tại phòng Giáo dục và Đào tạo quận cần có cán bộ tốt với nghĩa đầy đủ của nó đó là 8 phẩm chất của người cán bộ

+ Có khả năng, tư cách;

+ Dũng cảm, kiên quyết, không độc đoán;

+ Toàn tâm, toàn ý;

+ Thái độ công bằng;

+ Tinh thần trách nhiệm cao;

+ Trung thực;

+ Cởi mở, khen mà không nịnh, sửa mà không đay nghiến;

+ Quan tâm đến mọi người.

1.5.3. Chỉ đạo hoạt động thanh tra chuyên môn trường THCS

Trên cơ sở lập kế hoạch, tổ chức hoạt động thanh tra chuyên môn năm học, Phòng GD&ĐT phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra; đồng thời chỉ đạo hoạt động này một cách sát sao, nhằm phát huy ưu điểm, thế mạnh của từng thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra, thể hiện sự tác động thường xuyên của lãnh đạo Phòng GD&ĐT đối với công tác thanh tra chuyên môn để đảm bảo cho hoạt động thanh tra vận hành theo đúng kế hoạch đã đề ra và đảm bảo cho các hoạt động thanh tra diễn ra trong trật tự, kỷ cương nhằm đạt được mục tiêu.

1.5.4. Đôn đốc, giám sát hoạt động thanh tra chuyên môn trường THCS Là một khâu hết sức quan trọng trong việc quản lý hoạt động thanh tra của phòng GD&ĐT, đôn đốc, giám sát nhằm đảm bảo các kế hoạch thanh tra chuyên môn thành công, phát hiện kịp thời các sai sót, tìm ra nguyên nhân, biện pháp sửa chữa kịp thời những sai sót đó. Theo lý thuyết hệ thống, kiểm tra chính là thiết lập mối quan hệ ngược trong quản lý nhằm thực hiện ba chức năng: phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích.

1.5.5. Khen thưởng hoạt động thanh tra chuyên môn

Nhằm động viên khuyến khích, nhân điển hình những tập thể, cá nhân làm tốt công tác thanh tra chuyên môn.

Tóm lại: Quản lí tốt hoạt động thanh tra chuyên môn, Phòng GD&ĐT sẽ thu nhận đầy đủ, kịp thời những thông tin phản hồi từ cơ sở, từ đó có giải pháp điều chỉnh (bằng các văn bản hướng dẫn chuyên môn - Quyết định quản lí) để các hoạt động chuyên môn tiến lên một bước về chất. Ngoài ra, thông qua hoạt động thanh tra chuyên môn Phòng GD&ĐT sẽ "dự báo" khá chuẩn xác tình hình phát triển giáo dục Trung học cơ sở trong tương lai trên địa bàn của quận.

Tiểu kết chương 1

Có thể khẳng định: Hoạt động thanh tra là một mắt xích vô cùng quan trọng trong công tác quản lý nói chung và trong quản lý giáo dục nói riêng.

Trong giai đoạn hiện nay, khi mà chúng ta đang tiến hành đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong xu thế hội nhập thì việc tăng cường, đổi mới quản lý công tác thanh tra giáo dục càng trở nên vô cùng quan trọng. Luật giáo dục 2005 đã khẳng định: “Thanh tra giáo dục thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục nhằm đảm bảo việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục” (Khoản 1- Điều 111).

Đối với Phòng Giáo dục & Đào tạo, quản lý hoạt động thanh tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý giáo dục trên địa bàn quận. Thanh tra của phòng Giáo dục & Đào tạo quận đảm bảo các hoạt động giáo dục tuân theo các quy định pháp lý, mặt khác giúp các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận phát triển nâng cao chất lượng hoạt động của mình. Về nguyên tắc, quản lý không thể không có thanh tra. Hoạt động thanh tra giáo dục trên địa bàn quận ngày càng có tầm quan trọng đặc biệt. Thanh tra của phòng Giáo dục & Đào tạo không những góp phần đắc lực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục mà còn góp phần ngày càng hoàn thiện công tác quản lý ở các trường trong quận.

Thanh tra nói chung và thanh tra chuyên môn nói riêng là chức năng thiết yếu, chức năng không thể thiếu được trong quản lý của phòng Giáo dục

& Đào tạo; là một khâu quan trọng trong toàn bộ hệ thống thanh tra của ngành giáo dục, nhằm đảm bảo pháp chế, tăng cường kỷ luật, thực hiện dân chủ hoá trong quản lý trường học, nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng quản lý giáo dục.

Nói tóm lại, đối với phòng Giáo dục & Đào tạo, thanh tra chuyên môn là một chức năng cực kỳ quan trọng, là công tác kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới, nhằm góp phần đắc lực vào việc thực hiện đúng đắn đường lối giáo dục của Đảng và chủ trương, chính sách của nhà nước ở cấp quận.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động thanh tra chuyên môn trường trung học cơ sở của phòng giáo dục và đào tạo quận lê chân thành phố hải phòng trong bối cảnh hiện nay (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)