2.1. Sơ lược về tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục của quận Lê Chân thành phố Hải Phòng
2.1.2. Khái quát về Giáo dục & Đào tạo quận Lê Chân
2.1.2.1.Quá trình phát triển Giáo dục và Đào tạo Quận Lê Chân
Thời nho học, Hải Phòng là một trong những địa phương có người mở trường dạy học sớm nhất, cùng với việc ra đời Trường Quốc Tử Giám ở Thăng Long đó là Đào Văn Lôi và Vân Tra - An Hải (nay thuộc huyện An Dương) ; Trần Trung ở Dưỡng Chân, Thuỷ Đường, Thuỷ Nguyên; Bùi Mộng Hoa ở Phương Chử - An Lão...Thời Tân học, trên địa bàn quận Lê Chân đã xây dựng trường học đầu tiên (một trong bốn trường của cả nước), đó là trường Bonnal-Bình Chuẩn - Ngô Quyền (1920). Trường đã có công đào tạo đồng chí Nguyễn Văn Linh, Cố Tổng Bí thư Đảng, Uỷ viên Bộ Chính trị và nhiều văn nghệ sĩ, nhà khoa học nổi tiếng khác.
Trong những năm kháng chiến chống Pháp (1945-1955), sôi nổi nhất là phong trào Bình dân học vụ xoá nạn mù chữ. Đông đảo học sinh, thanh niên, trí thức tình nguyện tham gia diệt giặc dốt. Công nhân học trong xưởng máy, tiểu thương học tại chợ, người kéo xe tay, bán hàng rong, người nội trợ thì buổi tối đến lớp học chữ. Sau 3 tháng, khoá học đầu tiên, phần lớn là công
nhân, người lao động trên địa bàn quận Lê Chân đã biết đọc, biết viết. Năm 1945-1946, trường Trung học Bình Chuẩn (Bonnal cũ), trường Tiểu học Trí Tri trên địa bàn quận đều mở cửa đón học sinh vào năm học đầu tiên dưới chế độ Dân chủ cộng hoà.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam, xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, sự nghiệp giáo dục quận Lê Chân phát triển nhanh.
Năm học 1955-1956, trên địa bàn quận có gần 1000 học sinh cấp 1 (tiểu học), cấp 2 (trung học cơ sở) của các trường tư thục và 1 trường cấp 2-3 quốc lập (gồm 1 lớp 8 và 60 học sinh). Những năm đầu, khu phố Lê Chân được phân công quản lý trường mẫu giáo và cấp 1. Đến năm 1960 được quản lý thêm các trường cấp 2 (các trường cấp 2 tư thục chuyển sang trường dân lập). Năm 1959 trường Ngô Quyền hoàn thiện thành trường phổ thông cấp 3 (Phổ thông trung học), từ lớp 8 đến lớp 10 với khoảng 750 học sinh. Năm 1960 trường Ngô Quyền chuyển từ tư thục sang quốc lập. Số lượng học sinh, giáo viên tăng lên 6 lần so với năm học 1956.
Từ những năm 60, sự nghiệp giáo dục của quận Lê Chân tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh. Năm học 1961 - 1962, riêng cấp 1, toàn khu phố có 11 trường, 160 lớp, 8475 học sinh; đến năm học 1964 - 1965 có 15 trường cấp 1, cấp 2, gần 15.000 học sinh, 90% các em trong độ tuổi đã đến trường. Phong trào thi đua dạy tốt học tốt, nâng cao chất lượng giáo dục được đẩy mạnh, hàng năm số học sinh lên lớp, chuyển cấp đạt từ 80% đến 85%. Trường cấp 1 Nguyễn Văn Tố, cấp 2 Trần Phú là hai trường dẫn đầu trong phong trào thi đua Hai tốt của khu phố Lê Chân và thành phố Hải Phòng.
Giai đoạn 1976 - 1985, giáo dục quận Lê Chân từng bước được phân cấp quản lý từ nhà trẻ đến Phổ thông trung học. Mở rộng qui mô trường lớp, kiện toàn đội ngũ thầy cô giáo, nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo cho học sinh học 5 buổi/ tuần. Toàn quận có 520 lớp với 23.640 học sinh. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông đạt 97,5%.
Thực hiện công cuộc đổi mới (1986-1998), tiếp tục phát huy truyền thống chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, quận đầu tư 40% ngân sách phục vụ củng cố, tăng cường cơ sở vật chất trường, lớp. Thực hiện những chủ trương, biện pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành giáo dục. Quận quan tâm chăm lo đời sống, nâng cao chất lượng chính trị, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, mở trường bổ túc văn hoá. Quy mô giáo dục tiểu học được giữ vững. Ngành giáo dục & đào tạo quận tập trung sắp xếp lại mạng lưới các trường học, hoàn thành chia tách các trường phổ thông cơ sở thành trường cấp I và cấp II. Quận đầu tư gần 05 tỷ đồng xây dựng 02 trường học mới, xây 50 phòng học và tu sửa, nâng cấp đáng kể cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Các hình thức giáo dục được tiếp tục đa dạng hoá như dân lập, bán công, bán trú. Các trung tâm, trường lớp dạy nghề, dạy ngoại ngữ phát triển, chất lượng giáo dục đại trà có chuyển biến, nhất là bậc tiểu học. Quận luôn giữ vững kết quả giáo dục tiểu học, số thanh niên theo học các trường dạy nghề, học ngoại ngữ hàng năm tăng từ 30% đến 40%.
Ngành Giáo dục và Đào tạo quận tổ chức quán triệt sâu sắc Nghị quyết Trung ương 2, Nghị quyết Trung ương 4, chương trình hành động của Quận uỷ về phát triển Giáo dục - Đào tạo đến năm 2000. Mở rộng và đẩy mạnh chủ trương Xã hội hoá giáo dục, tổ chức đại hội giáo dục lần thứ nhất. Năm học 1996-1997, số lượng học sinh các cấp học đều tăng. Một số trường học được trang bị phòng học ngoại ngữ, máy vi tính, nhà luyện tập thể dục thể thao.
Phong trào xây dựng trường "xanh - sạch - đẹp" phát triển. Các trường chuyên nghiệp dạy nghề mở rộng công tác tuyển sinh, góp phần đào tạo nghề cho người lao động. Năm 1997, quận có 04 nhà giáo được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Từ năm 2000 đến nay, với phương châm "Giáo dục & Đào tạo là quốc sách hàng đầu" xác định giáo dục là khâu đột khá để phát triển nhanh, bền vững thực hiện tốt mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá- hiện đại hoá, đổi mới quận, thành
phố và đất nước. Quận đã chỉ đạo, triển khai các Nghị quyết Trung ương và Thành uỷ về GD&ĐT, Khoa học - Công nghệ, về phát triển văn hoá. Tập trung đầu tư nâng cao chất lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở, hoàn thành và giữ vững phổ cập trung học và nghề, hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi;
2.1.2.2. Qui mô trường lớp và những thành tựu cơ bản của Giáo dục và Đào tạo quận Lê Chân
Bảng 2.1: Quy mô giáo dục và Đào tạo quận Lê Chân thành phố Hải Phòng Năm học 2012-2013
Bậc học
Số trường
Số lớp Số HS Công
lập
Bán công
Ngoài công lập
Mầm non 15 0 11 193 8797
Tiểu học 12 0 0 380 14299
Trung học cơ sở 10 0 0 285 10813
Trung học phổ thông 04 0 0 116 5568
Ngoài ra quận còn có một trung tâm , một trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên; 15 phường đều có Trung tâm học tập cộng đồng với chức năng thu hút hết số học sinh trong độ tuổi vào học Trung học phổ thông, làm công tác giáo dục bổ túc văn hóa, phổ cập giáo dục và dạy nghề để các các em có kĩ năng lao động phổ thông cơ bản, vững vàng bước vào cuộc sống.
* Đánh giá về chất lượng giáo dục :
Năm năm qua chất lượng Giáo dục Đào tạo của quận Lê Chân luôn được giữ vững, năm thứ 14 liên tục dẫn đầu thành phố về công tác học sinh giỏi. Hoàn thành công tác phổ cập Trung học và nghề, phổ cập giáo dục Mầm non trẻ 5 tuổi tại 15/15 phường. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được đảm bảo về số lượng, chuẩn hóa về trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm, đảm bảo về phẩm chất chính trị, đạo đức. Tính đến năm 2013 toàn quận có: 99 cán
bộ quản lý, 1.489 cán giáo viên, nhân viên trong biên chế trong đó: (Bậc MN:
224; Bậc TH: 616; Bậc THCS: 649). Có 08 nhà giáo được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Việc chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục đã đạt được một số kết quả nhất định.
Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục của quận đã có bước phát triển đúng hướng, huy động các nguồn lực ngân sách và sự đóng góp của nhân dân đầu tư nâng cấp cơ sở trường lớp ngày càng khang trang, sạch đẹp, thân thiện với môi trường. Đến nay đã có 11 trường đạt chuẩn quốc gia ở các bậc học, đạt tỷ lệ 27,5%.
Bảng 2.2: Số lượng trường đạt chuẩn quốc gia (Tính đến năm học 2012-2013)
Bậc học Số trường Đạt tỉ lệ
Mầm non 5/15 trường 33.3%
Tiểu học 2/12 trường 16.6%
Trung học cơ sở 2/10 trường 20%
Trung học phổ thông 2/4 trường 50%
Các trường học đều được trang bị máy vi tính, máy chiếu, kết nối Internet, các phương tiện và đồ dùng dạy học chuẩn hóa, hiện đại hóa phục vụ đổi mới công tác dạy và học nhất là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy. Hội khuyến học và Trung tâm học tập cộng đồng của quận và phường hoạt động từng bước có hiệu quả. Công tác phổ cập bậc trung học và nghề đã hoàn thành từ cuối năm 2005 và tiếp tục được giữ vững, phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi hoàn thành xong năm 2012.
Có 12/12 trường Tiểu học trên địa bàn quận đã huy động 100% học sinh 6 tuổi vào học lớp 1. Một số trường đã tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng và các chế độ miễn giảm khác cho học sinh nghèo, học sinh thuộc diện gia đình chính sách.
* Về công tác dạy và học :
Thực hiện nghiêm túc phương pháp đánh giá học sinh do Bộ GD&ĐT ban hành; tập trung thực hiện có hiệu quả các hình thức kiểm tra, thi kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm khách quan.
Bảng 2.3. Kết quả xếp loại hai mặt giáo dục (Năm học 2012-2013) - Xếp loại hạnh kiểm
Bậc học Xếp loại hạnh kiểm (Tỉ lệ %)
Tốt Khá Trung bình Yếu
Trung học cơ sở (10725 em)
10730 (96,69%)
327 (3,05%)
25 (0,23%)
3 (0,03%) Tiểu học Xếp loại hạnh kiểm Đạt
15227 em (99,95%)
Xếp loại hạnh kiểm chưa Đạt 07 em (0,046%)
- Xếp loại học lực Bậc học Lên lớp
thẳng
Xếp loại học lực (Tỉ lệ %) Giỏi Khá Trung
bình Yếu Kém Tiểu học 15219
(99,97%)
10669 (70,03%)
3590 (23,57%)
943 (6,19%)
32
(0,21%) 0 THCS
(10725 em)
10621 (99,03%)
7189 (67,03%)
2744 (25,59%)
718 (6,69%)
73 (0,68%)
1 (0,01%) Bảng 2.4. Kết quả xét tốt nghiệp trung học cơ sở (Năm học 2012-2013)
Tỉ lệ xét tốt nghiệp THCS
Xếp loại
Giỏi Khá Trung bình
2405 em (100%) 1665
(69,25 %)
602 (25,03%)
138 (5,74%)
Đối với giáo dục mầm non: Hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi. Chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục được nâng cao; cơ sở vật chất được đầu tư theo hướng hiện đại hoá; số lượng trẻ được huy động đến trường đảm bảo và vượt chỉ tiêu kế hoạch, trẻ được học đủ chương trình. Số trẻ có kênh sức khoẻ bình thường đạt trên 85,3%, số trẻ có kênh nguy cơ dưới, nguy cơ trên giảm năm sau so với năm trước.
* Công tác kiểm định chất lượng giáo dục
- 100% các trường tiểu học, trung học cơ sở và 30% các trường mẫu giáo đã hoàn thành xong công tác tự đánh giá, việc thu thập minh chứng với sự nỗ lực cố gắng cao, nội dung đã đi vào chiều sâu thực chất của việc tự đánh giá chất lượng giáo dục tại trường mình.
Tính đến hết năm học 2012-2013 toàn quận có 19 trường được thành phố công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 (cấp độ cao nhất) trong đó: 08 trường THCS; 07 trường TH, 04 trường Mầm non, là quận đứng đầu thành phố về công tác KĐCLGD được Sở Giáo dục và Đào tạo tặng giấy khen..
Có thể khẳng định: 8 năm qua (từ năm 2005 đến năm 2013) Giáo dục và Đào tạo quận Lê Chân đã luôn được giữ vững và ngày càng đạt được những thành tích cao hơn :
- Năm học 2005 - 2006: Tập thể lao động xuất sắc Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Năm học 2006 - 2007: Tập thể lao động xuất sắc Bằng khen của Uỷ ban nhân dân Thành phố
- Năm học 2007 - 2008: Tập thể lao động xuất sắc Bằng khen của Uỷ ban nhân dân Thành phố
- Năm học 2008 - 2009: Tập thể lao động xuất sắc; Bằng khen Thủ tướng Chính phủ
- Năm học 2009 - 2010: Tập thể lao động xuất sắc;
- Năm học 2010 - 2011: Tập thể lao động xuất sắc; Bằng khen của Uỷ ban nhân dân Thành phố
- Năm học 2011 - 2012 : Tập thể lao động xuất sắc; Bằng khen của Uỷ ban nhân dân Thành phố.
- Năm học 2012-2013 : Tập thể lao động xuất sắc; Bằng khen Thủ tướng Chính phủ.
Nhiều trường trong quận được nhận các phần thưởng cao quí : - Mầm non An Dương: Huân chương Lao động hạng nhì
- Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai: Huân chương Lao động hạng nhì - Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh: Huân chương Lao động hạng nhì - Trung học cơ sở Ngô Quyền: Huân chương Lao động hạng nhì - Mẫu giáo Kim Đồng 4: Huân chương lao động hạng 3
- Trung học cơ sở Trần Phú : Huân chương Lao động hạng nhất; Đơn vị anh hùng thời kì đổi mới (Năm học 2011-2012)
2.1.2.3. Những tồn tại, khó khăn của Giáo dục & Đào tạo quận Lê Chân
Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo được xác định là một trong những nhiệm vụ chiến lược trọng tâm, lâu dài của quận song sự chỉ đạo điều hành của Uỷ ban nhân dân quận hàng năm chưa giành nhiều thời gian và trí tuệ tương xứng với tầm quan trọng của Giáo dục - Đào tạo nhất là những vấn đề cần có sự quyết đoán, sáng tạo nhằm huy động các nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư phát triển sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo.
Chất lượng Giáo dục và Đào tạo của quận có nhiều tiến bộ và ở mức độ cao so với các quận, huyện trong thành phố. Song chưa tiếp cận và theo kịp trình độ giáo dục hiện đại tiên tiến. Ngay trên địa bàn quận cũng có sự chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các trường ở những phường trung tâm đô thị với trường ở phường mới sát nhập về quận. Hoạt động Giáo dục và Đào tạo còn những bất cập trên một số lĩnh vực :
+ Cán bộ quản lý ở các trường độ tuổi trung bình cao, nơi thừa, nơi thiếu chưa hợp lý.
+ Đội ngũ giáo viên còn những bất cập trong cơ cấu bộ môn (hầu hết đều thừa ở các môn ngoại ngữ, ngữ văn, toán và thiếu ở các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, thể dục) và chưa có giáo viên biên chế môn tin học trong tất cả các nhà trường,
+ Một số giáo viên năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm còn hạn chế không đáp ứng được yêu cầu dạy và học theo chương trình mới.
+ Công tác đào tạo trung học chuyên nghiệp, dạy nghề quy mô còn nhỏ, trang thiết bị phương tiện dạy học chưa tương xứng với sự phát triển kinh tế và nhu cầu học nghề đa dạng của người lao động và cơ sở sử dụng lao động.
+ Cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động Giáo dục và Đào tạo so với nhu cầu chuẩn hóa và sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương chưa đáp ứng.
+ Mặt bằng diện tích các trường còn nhỏ, khó có điều kiện phát triển mở rộng dẫn đến nhiều trường khó đạt trường chuẩn quốc gia
+ Còn thiếu trường tiểu học ở một số phường (02 phường chưa có trường Tiểu học).
+ Thực hiện chủ trương xã hội hóa sự nghiệp giáo dục đào tạo còn hạn chế. Mới chỉ phát huy được ở việc huy động, đóng góp xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường. Việc động viên các nhà đầu tư mở trường tư thục, dân lập ở các cấp học còn ít. Việc thu hút các giáo viên giỏi về địa phương còn hạn chế, sự tham gia đóng góp của các nhà khoa học, của xã hội về đổi mới và khắc phục những hạn chế yếu kém trong hoạt động Giáo dục và Đào tạo chưa nhiều.
* Nguyên nhân của những yếu kém, khó khăn Về mặt khách quan :
- Do mới tiếp nhận và mở rộng địa giới hành chính thêm 02 xã Vĩnh Niệm và Dư Hàng Kênh từ năm 2003, nay chuyển thành phường và thêm 01 phường Kênh Dương nên có sự chênh lệch giữa mức sống vật chất và văn hóa, chất lượng giáo dục và đào tạo so với các phường trung tâm.
- Một số chính sách của Nhà nước và thành phố chưa phù hợp với thực tiễn nhiệm vụ Giáo dục và Đào tạo hiện nay như: phân cấp quản lý, chế độ lương bổng cho cán bộ giáo viên, sử dụng khai thác giáo viên giỏi đã thuộc diện nghỉ hưu, chế độ ưu đãi để thu hút nhân tài trong giáo dục về công tác tại địa phương.
- Ngân sách của quận còn hạn hẹp, tích lũy chưa nhiều nên khó có điều kiện đầu tư lớn cơ sở vật chất cho Giáo dục và Đào tạo.
Về mặt chủ quan :
- Quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch điều chỉnh các đơn vị hành chính.
- Chưa thật sự mạnh dạn nghiên cứu đề xuất với Thành phố, Chính phủ cho làm thí điểm những nội dung mới trong công tác Giáo dục và Đào tạo có tính chất đột phá làm động lực phát triển bền vững như chuyển một số trường tiểu học công lập sang tư thục, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính cho các trường Trung học cơ sở và Phổ thông trung học, xây dựng thương hiệu, truyền thống, trường, lớp học chất lượng cao để nhanh chóng tiếp cận với nền giáo dục hiện đại tiên tiến.