2.2. Thực trạng quản lý hoạt động thanh tra chuyên môn trường Trung học cơ sở của Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
2.2.3. Thực trạng về hoạt động quản lý đối với công tác thanh tra chuyên môn các trường Trung học cơ sở của Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Lê Chân
Đánh giá đúng thực trạng việc thực hiện các hoạt động quản lý đối với công tác thanh tra chuyên môn trường trung học cơ sở của Phòng Giáo dục và Đào tạo là vô cùng quan trọng, chính vì vậy em đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 41 thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra trung học cơ sở của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Lê Chân. Kết quả thu được như sau
Bảng 2.18: Mức độ thực hiện các hoạt động quản lý đối với công tác thanh tra chuyên môn trường Trung học cơ sở của Phòng Giáo dục & Đào tạo
quận Lê Chân
TT Nội dung các biện pháp
Mức độ thực hiện các biện pháp Thường
xuyên
Ít thường xuyên
Chưa sử dụng
SL % SL % SL %
1 Xây dựng kế hoạch cụ thế (tính KHH ) 25 60,98 16 39,02 0 0 2 Tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra
chuyên môn và bố trí lực lượng TTra 31 75,6 10 24,3 0 0 3 Xây dựng những quy định, nội dung khi
tiến hành mỗi đợt thanh tra chuyên môn 33 80,48 8 19,5 0 0 4
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên về công tác thanh tra giáo dục và thanh tra chuyên môn
15 36,59 26 63,41 0 0 5 Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho
công tác viên thanh tra 14 34,15 27 65,85 0 0 6
Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của từng cộng tác viên thanh tra để rút kinh nghiệm
35 85,3 6 14,6 0 0 7
Chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá công tác kiểm tra nội bộ trường học của cán bộ
quản lý các nhà trường 31 75,61 10 24,39 0 0 8 Tổng kết, phổ biến kinh nghiệm trong
hoạt động thanh tra 7 17,07 34 82,9 0 0
9 Quan tâm đến chế độ đãi ngộ cho đội
ngũ cộng tác viên thanh tra 8 19,5 33 80,4 0 0
Kết quả bảng 2.18 cho thấy: các hoạt động quản lý đối với công tác thanh tra chuyên môn ở trường trung học cơ sở được đánh giá thường xuyên tương đối cao. Các biện pháp đó là: xây dựng kế hoạch thanh tra; tổ chức lực lượng thanh tra; xây dựng những quy định, nội dung khi tiến hành mỗi đợt thanh tra chuyên môn; đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của từng cộng tác viên thanh tra để rút kinh nghiệm…
Tuy nhiên, mức độ sử dụng các hoạt động có khác biệt về tỷ lệ. Kết quả này khẳng định thực tế việc quản lý hoạt động thanh tra chuyên môn của phòng Giáo dục & Đào tạo quận Lê Chân đã thu được những kết quả phấn khởi. Tổ chức tốt lực lượng thanh tra, kết hợp chặt chẽ thanh tra của cấp trên với việc chỉ đạo sâu sát, chặt chẽ, có hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường học là những công việc hết sức quan trọng quyết định sự thành công của hoạt động thanh tra chuyên môn. Công tác chỉ đạo quản lý hoạt động thanh tra của Phòng Giáo dục & Đào tạo đã thành nền nếp, thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy và học.
Bên cạnh đó, còn có ý kiến đánh giá các biện pháp: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên về hoạt động thanh tra giáo dục và thanh tra chuyên môn; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cộng tác viên thanh tra;
tổng kết, phổ biến kinh nghiệm trong hoạt động thanh tra; quan tâm đến chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cộng tác viên thanh tra… còn thực hiện chưa thường xuyên. (tỷ lệ này còn khá cao).
Từ những phân tích trên, Phòng Giáo dục & Đào tạo cần quan tâm đến việc bổ sung để hoàn thiện những biện pháp thực hiện chưa tốt, cần có những giải pháp hợp lý để khắc phục những điểm yếu trong quản lý công tác thanh tra, đồng thời với việc sử dụng linh hoạt các biện pháp quản lý để công tác thanh tra chuyên môn các trường học cơ sở đạt kết quả cao nhất.
Đánh giá mức độ hiệu quả các hoạt động đã sử dụng, học viên đã tiến hành khảo sát (cùng nhóm đối tượng nêu trên).
Bảng 2.19: Đánh giá mức độ kết quả các hoạt động đã sử dụng trong quản lý công tác thanh tra chuyên môn trường Trung học cơ sở của
Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Lê Chân
TT Nội dung các hoạt động
Mức độ đạt được Đạt kết
quả tốt
Kết quả chưa tốt
Không có kết quả
SL % SL % SL %
1 Xây dựng kế hoạch cụ thế
(tính kế hoạch hóa) 20 48,78 21 51,2 0 0 2
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra chuyên môn và bố trí lực lượng thanh tra
26 63,4 15 36,58 0 0 3
Xây dựng những quy định, nội dung khi tiến hành mỗi
đợt thanh tra chuyên môn 12 29,2 23 56,1 6 14,6
4
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên về công tác thanh tra giáo dục và thanh tra chuyên môn nói riêng
0 0 29 70,73 12 29,27
5
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cộng tác viên thanh tra
7 17,1 24 58,54 10 24,3
6
Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của từng cộng tác viên thanh tra để rút kinh nghiệm
27 65,8 14 34,1 0 0
7
Chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá công tác kiểm tra nội bộ trường học của cán bộ quản lý các nhà trường
28 68,29 13 31,71 0 0
8
Các hoạt động hỗ trợ khác:
Tổng kết, phổ biến kinh nghiệm trong hoạt động thanh tra
0 0 41 100 0 0
Quan tâm đến chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cộng tác viên thanh tra
0 0 10 24,3 31 78,05
Số liệu ở bảng 2.19 cho thấy, các biện pháp quản lý mà Phòng Giáo dục
& Đào tạo đã sử dụng đạt kết quả cao là các biện pháp: biện pháp 2 (Tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra chuyên môn và bố trí lực lượng thanh tra) đạt 63,4%; biện pháp 6 (Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của từng cộng tác viên thanh tra để rút kinh nghiệm) đạt 65,8%; biện pháp 7 (Chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá hoạt động kiểm tra nội bộ trường học của cán bộ quản lý các nhà trường) đạt 68,29%. Sở dĩ các biện pháp trên được đánh giá là kết quả cao là do có sự nhận thức đúng đắn của lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD&ĐT về hoạt động thanh tra chuyên môn, xác định đây là hoạt động trọng tâm để thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục của quận, từ đó có sự chỉ đạo sát sao, tập trung, kiên quyết về đổi mới công tác quản lý trường học nói chung và đổi mới công tác quản lý hoạt động thanh tra chuyên môn nói riêng trong những năm gần đây nhất là thanh tra việc đổi mới giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, đồ dùng có hiệu quả.
Quản lý hoạt động thanh tra chuyên môn Phòng GD&ĐT quận Lê Chân đã làm tốt những quy định, hướng dẫn của cấp trên về hoạt động thanh tra nói chung, thanh tra chuyên môn nói riêng; đã xây dựng được kế hoạch và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thiết yếu để tiến hành hoạt động thanh tra chuyên môn.
Đó cũng là nguyên nhân để hoạt động thanh tra chuyên môn đạt hiệu quả.
Đế mỗi cuộc thanh tra chuyên môn thành công về mọi phương diện.
Phòng GD&ĐT đã chú trọng đúng mức đến công tác tổ chức, sắp xếp các nguồn lực để tiến hành các hoạt động thanh tra. Cán bộ phụ trách thanh tra của Phòng GD&ĐT đã nắm bắt được những điểm mạnh của các cộng tác viên thanh tra để tham mưu với lãnh đạo phòng sắp xếp cơ cấu đoàn thanh tra hợp lý, phát huy tối đa khả năng của từng người trong từng công việc cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Việc quan tâm đúng mức đến công tác tổ chức thực hiện đã làm nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra chuyên môn.
Phòng GD&ĐT quận Lê Chân cũng đã chỉ đạo tốt việc thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học ở các nhà trường trung học cơ sở trong quận, đặc biệt là nền nếp kiểm tra việc thực hiện các qui chế chuyên môn, tạo cơ sở ban đầu cho công tác thanh tra của Phòng GD&ĐT. Những đánh giá, kết luận của ban kiểm tra nội bộ trường học, của hiệu trưởng đối với việc thực hiện qui chế chuyên môn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên trong trường là những cơ sở ban đầu thuận lợi để đoàn thanh tra tiến hành thanh tra, đánh giá đối tượng đó.Đây là những kết quả đã được khẳng định và đang tiếp tục được phát huy.
Bên cạnh những biện pháp quản lý hoạt động thanh tra chuyên môn trung học cơ sở mà Phòng GD&ĐT đã thực hiện có kết quả vẫn còn một số biện pháp mức độ kết quả còn thấp. Qua tìm hiểu thực trạng chúng tôi nhận ra một số nguyên nhân sau:
* Về công tác lập kế hoạch: Theo Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì Phòng GD&ĐT phải xây dựng kế hoạch thanh tra để đảm bảo trong thời gian 5 năm mỗi nhà giáo được thanh tra ít nhất một lần, ngoài ra Phòng GD&ĐT còn có nhiệm vụ thanh tra theo chuyên đề, thanh tra việc thực hiện những qui định về chuyên môn, nghiệp vụ và các qui định mới trong lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục trung học cơ sở nói riêng theo yêu cầu của cấp trên.
Thực tế công tác này ở Phòng GD&ĐT quận Lê Chân được thực hiện như sau: trên cơ sở hướng dẫn của thanh tra Sở GD&ĐT tạo Hải Phòng, vào đầu mỗi năm học Phòng GD&ĐT lập kế hoạch thanh tra chuyên môn các trường học để báo cáo về thanh tra Sở GD&ĐT và tổ chức thực hiện. Công tác này mặc dù Phòng GD&ĐT đã có chuyên viên chuyên trách thực hiện nhưng vẫn có một số nhược điểm như:
+ Kế hoạch còn nặng về tính hình thức, thiếu thực tiễn, thông thường là
“mô phỏng” theo bố cục và nội dung theo công văn của Sở GD&ĐT mà chưa gắn với thực tiễn yêu cầu của hoạt động chuyên môn.
+ Chương trình thanh tra thể hiện trong kế hoạch còn chung chung, thiếu cụ thể chưa xác định rõ tên trường, tên giáo viên sẽ được thanh tra trong năm học.
Do kế hoạch thiếu tính cụ thể, nên việc đảm bảo thực hiện nhiệm vụ thanh tra ít nhất 5 năm 01 lần đối với 01 trường học và 01 giáo viên thực hiện không triệt để, có những trường THCS được thanh tra nhiều lần, có trường ít lần. Có giáo viên năm nay được thanh tra, năm sau chuyển trường về đơn vị khác lại được thanh tra lần nữa, trong khi đó có những giáo viên nhiều năm chưa được thanh tra 01 lần. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đễn chất lượng hoạt động thanh tra và đánh giá chất lượng hoạt động chuyên môn, chất lượng đội ngũ giáo viên của các trường trung học cơ sở trong quận.
* Về công tác tham mưu với UBND quận ban hành những văn bản nhằm thống nhất những nội dung, những qui định cụ thể khi tiến hành thanh tra chuyên môn trường trường trung học cơ sở:
Phòng GD&ĐT chưa thực hiện tốt, chủ yếu là dựa trên những văn bản cấp trên hướng dẫn để tổ chức thực hiện. Do đó khi tiến hành thanh tra chuyên môn các trường học không ít người cho rằng thanh tra chuyên môn là nhằm mục tiêu đánh giá xếp loại đơn vị, cá nhân trong một năm học; thậm chí còn có người cho rằng thanh tra chuyên môn là để tìm những sai phạm về qui chế chuyên môn để kỷ luật (do không nắm được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra). Mặt khác, việc xác định mức độ trách nhiệm của địa phương trong việc đảm bảo cơ sở vật chất - điều kiện để tiến hành hoạt động chuyên môn cũng không được xác định rõ. Do đó, những kiến nghị, đề xuất của đoàn thanh tra về lĩnh vực cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện phục vụ cho hoạt động chuyên môn của nhà trường chưa được thực hiện triệt để.
* Về biện pháp bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cộng tác viên thanh tra:
Được đánh giá là kết quả chưa cao, biểu hiện ở số lượng cộng tác viên thanh tra chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra còn chưa có hiệu quả, hoặc hiệu quả chưa cao (35/41 đạt 85,37%). Vì vậy mà đội ngũ cộng tác viên làm nhiệm
vụ còn gặp những khó khăn, lúng túng khi giải quyết các tình huống cụ thể.
Việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên về hoạt động thanh tra giáo dục nói chung và thanh tra chuyên môn nói riêng cũng chưa đáp ứng được với yêu cầu của hoạt động thanh tra, biểu hiện ở chỉ số 100% số người hỏi đều trả lời là hiệu quả chưa tốt hoặc không kết quả.
Các biện pháp:“Tổng hợp, phổ biến kinh nghiệm trong hoạt động thanh tra”, “Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cộng tác viên thanh tra để rút kinh nghiệm” mức độ quan tâm chưa cao, việc thực hiện chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Điều này phản ánh trong quản lý chưa quan tâm đến vấn đề tổng kết thực tiễn hoặc có quan tâm nhưng chưa thường xuyên. Vì vậy, hoạt động thanh tra chuyên môn đôi khi thực hiện còn chiếu lệ, nặng về hình thức, quá trình thực hiện còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt, chưa có sự tìm tòi, sáng tạo ra các phương pháp mới để hoạt động thanh tra chuyên môn thực sự mang lại hiệu quả, thực sự là hoạt động thúc đẩy phong trào thi đua “Hai tốt”, là phương tiện hữu hiệu đánh giá kết quả thực hiện cuộc vận động “Hai không” do Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo phát động. Đây chính là vấn đề cần được quan tâm giải quyết trong thời gian tới.