Tình hình kinh tế - xã hội quận Lê Chân thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động thanh tra chuyên môn trường trung học cơ sở của phòng giáo dục và đào tạo quận lê chân thành phố hải phòng trong bối cảnh hiện nay (Trang 46 - 49)

2.1. Sơ lược về tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục của quận Lê Chân thành phố Hải Phòng

2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội quận Lê Chân thành phố Hải Phòng

Bản đồ Quận Lê Chân

Quận Lê Chân là một trong các quận nội thành của thành phố Hải Phòngvới vị trí tiếp giáp quận Ngô Quyền và một phần quận Dương Kinh ở phía Đông; quận Kiến An, huyện An Dương ở phía Tây; huyện Kiến Thuỵ ở phía Nam và quận Hồng Bàng ở phía Bắc. Quận đã trở thành một trong ba quận trung tâm của Thành phố, có hệ thống giao thông thuận lợi, nhiều tuyến đường hiện đại nối với khu phố cổ và quần thể di tích lịch sử văn hoá tâm linh mang đậm nét văn hoá dân gian.

Hiện nay quận có 15 phường, diện tích là 12,5 km2 với dân số gần 21 vạn người. Quận Lê Chân có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời, là "cái nôi" của thành phố, gắn liền với lịch sử phát triển của thành phố Hải Phòng.

Những năm qua, kinh tế của quận phát triển ổn định và có mức tăng trưởng khá. Từ năm 2005 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của quận đạt 23%/năm. Quận được coi là "Quận công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp", là "hình ảnh thu nhỏ" của thành phố Hải Phòng trong phát triển kinh tế hàng hóa, trong quá trình đổi mới và dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên địa bàn quận có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp và xây dựng của Trung ương, Thành phố và Quận với nguồn nhân lực dồi dào, nhất là nguồn lực lao động công nghiệp. Nguồn lực này kế tiếp nhau qua các thế hệ và được đào tạo, tôi luyện qua thực tiễn sản xuất trong suốt hơn 45 năm qua.

Cũng như hầu hết các quận khác của thành phố Hải Phòng, vấn đề lao động và việc làm vẫn luôn là một áp lực lớn đối với các nhà quản lý của quận.

Quận Lê Chân hiện vẫn còn gần 1500 lao động nông nghiệp và có khoảng hơn 2000 lao động chưa có việc làm, chiếm khoảng gần 4% số lao động trong độ tuổi. Trong điều kiện đất đai bị thu hẹp do đô thị hóa, ngành nghề chưa phát triển mạnh, lao động chưa được đào tạo nên sức ép về lao động và việc làm cũng sẽ tăng lên.

Cơ sở hạ tầng của quận được đầu tư xây dựng, nâng cấp với tốc độ nhanh, bộ mặt đô thị được cải thiện rõ rệt, nhiều công trình có ý nghĩa xã hội sâu sắc được triển khai xây dựng, nâng cấp, sửa chữa đi vào hoạt động. Văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Quận đã hoàn thành chương trình phổ cập trung học và nghề, phổ cập mẫu giáo cho trẻ 5 tuổi. Tính đến năm học 2012 - 2013, Cấp THCS đã 14 năm liên tục dẫn đầu thành phố về số lượng và chất lượng học sinh giỏi. HSG Tiểu học cũng đạt nhiều thành tích rất đáng tự hào luôn đứng đầu thành phố. Đội ngũ giáo viên luôn được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa và cải cách giáo dục. Đời sống vật

chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, GDP tính theo đầu người đạt 1300 USD/người/năm. Theo tính toán của cục thống kê Hải Phòng, tỷ lệ người dân được ở trong các nhà kiên cố hoặc bán kiên cố là 95,5%. An ninh chính trị được giữ vững và ổn định, trật tự an toàn xã hội có nhiều tiến bộ. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và các đoàn thể thường xuyên được quan tâm, đáp ứng ngày càng cao hơn sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Quận Lê Chân, vùng đất gắn liền với tên tuổi, sự nghiệp của nữ anh hùng dân tộc Lê Chân - Người con gái nổi danh tài sắc. Những năm đầu công nguyên, cô gái trẻ Lê Chân, quê Đông Triều đã đặt tên cho vùng đất ban đầu nơi cửa biển là làng Vẻn (An Biên). Bà chiêu mộ trai tráng ra sức khai khẩn lấn biển, tăng gia sản xuất, luyện tập, bảo vệ làng xóm, chống lại bọn quan quân đô hộ và giặc cướp. Năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân đô hộ nhà Hán. Lê Chân đem quân của mình về ứng nghĩa và được Trưng Vương phong là

Thánh Chân công chúa” một trong 12 vị tướng tài ba.

Đất Lê Chân vốn giàu truyền thống văn hoá, đã được ghi chép, phản ánh qua các văn bia, di tích còn đến ngày nay. Ở phường Niệm Nghĩa còn bia Văn hội bi kí, tạo năm 1782, ghi chép việc đóng góp xây dựng Văn Từ – nơi sinh hoạt văn hoá của cộng đồng. Ở Dư Hàng có hội Tư Văn. Ở Hàng Kênh có bia ghi tên tuổi người quê hương học hành đỗ đạt từ năm 1460 đến 1963, trong đó có Ngô Kim Húc đỗ tiến sĩ năm 1487, ông làm đến quan đến chức Đô đốc sự trung khoa lại; Đỗ Bảo Chân sinh năm 1465, đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ lúc 38 tuổi....và nhiều tên tuổi dạng danh khác. Trên địa bàn quận Lê Chân có nhiều đình, miếu, đền chùa có giá trị nghệ thuật kiến trúc, văn hoá và lịch sử như đình, miếu An Dương, An Biên, Từ Vũ, Đông An, Hàng Kênh, Nghĩa Xá...Chùa An Biên, Dư Hàng, Vẻn, An Dương, Nam Hải và Đền Nghè, Tam Kì là công trình tiêu biểu và di tích danh thắng ở ngay trung tâm thành phố, được khách thập phương biết đến.

Từ cuối thế kỉ XIX, đô thị hoá đã mang lại cho quận Lê Chân một diện mạo, sắc thái và hình thức cộng đồng mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, các thế hệ người dân Lê Chân đã phát huy truyền thống yêu nước kiên cường, lao động sáng tạo, đóng góp máu xương, tài trí, sức lực cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Năm 2000, quận Lê Chân vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; được tặng thưởng 01 huân chương kháng chiến hạng hai, 01 huân chương chiến công hạng hai; 07 huân chương lao động hạng nhất, hai và ba....và nhiều phần thưởng cao quí khác.

Quận Lê Chân hôm nay, trước thời đại mới đang từng ngày đổi thay, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao xứng tầm với thành phố Hải Phòng trung dũng quyết thắng, thành phố đô thị loại 1 cấp quốc gia.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động thanh tra chuyên môn trường trung học cơ sở của phòng giáo dục và đào tạo quận lê chân thành phố hải phòng trong bối cảnh hiện nay (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)