2.2. Thực trạng quản lý hoạt động thanh tra chuyên môn trường Trung học cơ sở của Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
2.2.2. Thực trạng về hoạt động thanh tra chuyên môn các trường trung học cơ sở của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Lê Chân
2.2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên trung học cơ sở về hoạt động thanh tra, kiểm tra; về vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra chuyên môn đối với chất lượng giáo dục toàn diện ở trường THCS
Để đánh giá được thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên THCS về hoạt động thanh tra chuyên môn trong quản lý giáo dục, từ đó đánh giá vai trò của nó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các Trường trung học cơ sở trong quận, em đã dùng phiếu trưng cầu ý kiến của hiệu trưởng các trường; một số giáo viên đã được thanh tra chuyên môn ít nhất 01 lần trong 5 năm qua. Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến thu được từ 10 hiệu trưởng, 40 giáo viên các trường THCS được thống kê trong bảng 2.11.
Bảng 2.11: Nhận thức chung về hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên môn
TT Nội dung
Rất đồng ý
Đồng ý Không đồng ý
SL % SL % SL %
1
Cấp có thẩm quyền thanh tra:
- Hoạt động thanh tra chuyên môn thuộc thẩm quyền của Phòng giáo dục và Sở Giáo dục và Đào tạo .
42 84,0 5 10,0 3 0,6 - Hoạt động thanh tra chuyên môn
thuộc thẩm quyền của Hiệu trưởng. 26 52,0 11 22,0 13 26,0 - Hoạt động thanh tra chuyên môn
thuộc thẩm quyền của cơ quan thanh tra Nhà nước .
2 4,0 5 10 43 86,0
2
Mục đích của thanh tra chuyên môn : - Phát hiện những sai sót trong
chuyên môn để xử lý kỷ luật. 7 14 2 4 41 82 - Phát huy nhân tố tích cực, phòng
ngừa ngăn chặn các sai phạm, giúp đỡ đối tượng (Nhà trường, thầy giáo, học sinh) hoàn thành tốt nhiệm vụ.
43 86 6 12 1 2
- Đánh giá xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên theo định kỳ 5 năm một lần.
10 20 9 18 31 62,0
3
Đối tượng thanh tra chuyên môn:
- Những giáo viên vi phạm qui chế
chuyên môn. 0 0 7 14 43 86
- Chỉ thanh tra những đơn vị trường học
và giáo viên chất lượng giáo dục thấp. 0 0 3 6,0 47 94,0 - Bao gồm cả công tác giảng dạy và
giáo dục của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh.
39 78,0 7 14,0 4 8
Phân tích thống kê ở bảng 2.11 cho thấy:
+ Về thẩm quyền thanh tra: Nhìn vào bảng thống kê ta thấy phần lớn cán bộ quản lý, giáo viên xác định đúng (136%). Một bộ phận nhỏ cán bộ quản lý, giáo viên chưa nắm chắc cơ cấu tổ chức bộ máy giáo dục (trong đó
có cơ cấu tổ chức thanh tra giáo dục); số ít người còn xác định rất sai khi cho rằng chức năng thanh tra giáo dục thuộc về thẩm quyền của thanh tra nhà nước.
+ Về mục đích thanh tra chuyên môn: Có 98,0% số người xác định đúng mục đích của thanh tra chuyên môn; 38,0% số người cho rằng việc thanh tra chuyên môn chỉ để hoàn thành qui định số lượng giáo viên phải thanh tra trong một năm học; số ít (18%) lại cho rằng mục đích của thanh tra chuyên môn là phát hiện, kết luận, xử lý kỷ luật người vi phạm qui chế chuyên môn.
+ Về đối tượng thanh tra chuyên môn : Có 92% số người xác định đúng đối tượng thanh tra chuyên môn; 14% số người cho rằng đối tượng thanh tra chuyên môn là những giáo viên vi phạm qui chế chuyên môn;
6,0% số người cho rằng chỉ thanh tra khi chất lượng giáo dục thấp.
Như vậy, tỷ lệ số người được hỏi phần lớn xác định đúng về thẩm quyền, mục đích, đối tượng của thanh tra chuyên môn, nghĩa là nhận thức về hoạt động thanh tra chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tương đối tốt. chứng tỏ công tác tuyên truyền, bồi dưỡng nhận thức về hoạt động thanh tra chuyên môn đã được tuyên truyền, phổ biến một cách rộng rãi trong đội ngũ nhà giáo. Các văn bản hướng dẫn về hoạt động thanh tra chuyên môn đã đến được với cán bộ giáo viên của quận. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ cán bộ quản lý và giáo viên chưa nắm chắc các văn bản hướng dẫn về hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra chuyên môn nói riêng.
Điều tra về nhận thức nội dung hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên môn (Cùng nhóm đối tượng nêu trên). Em đã thu được kết quả như sau:
Bảng 2.12: Nhận thức về nội dung hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên môn
TT
Nội dung
Mức độ Rất
quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng
SL % SL % SL %
1 Qui chế chuyên môn 44 88 6 12 0 0
2
Hồ sơ giáo viên :
- Giáo án 40 80 7 14 3 6
- Kế hoạch dạy học 10 20 35 70 5 10
- Kế hoạch chủ nhiệm 9 18,0 36 72 5 10
- Hồ sơ dự giờ, rút kinh nghiệm 8 16,0 38 76 4 8
- Sổ điểm 8 16,0 42 84 0 0
- Các hồ sơ khác 5 10 37 74 8 16
3
Giờ dạy trên lớp :
- Kiến thức 50 100 0 0 0 0
- Kỹ năng 38 76 12 24 0 0
- Đổi mới phương pháp dạy học 42 84 8 16 0 0
- Phong thái giáo viên 30 60 18 36 2 4
4 Chất lượng bài kiểm tra khảo sát học
sinh sau tiết dạy 20 40 30 60 0 0
5 Quan sát hoạt động sư phạm của GV 18 36 32 64 0 0 6 Quan sát hoạt động học của học sinh 23 46 27 54 0 0 Với kết quả điều tra (bảng 2.12), ta nhận thấy hầu hết giáo viên được khảo sát trả lời đều xác định chắc chắn sự cần thiết của giờ dạy, kết quả học tập của học sinh và hồ sơ của cán bộ, giáo viên khi tiến hành thanh tra, đánh giá chuyên môn. Rõ ràng ba mặt hoạt động trên có liên quan mật thiết với nhau để đạt mục tiêu giáo dục đó là chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh. Điều này có thể hiểu đó là lời khuyến cáo khi chúng ta tiến hành thanh tra, đánh giá năng lực sư phạm của một giáo viên không nên quá coi trọng phần hồ sơ giáo án; trong khi cái tạo nên chất lượng thực sự của GD&ĐT lại phụ thuộc vào chất lượng giờ dạy trên lớp từng ngày.
Từ kết quả điều tra, chúng ta nhận thấy, tỷ lệ số cán bộ, giáo viên được hỏi đã xác định đúng về nội dung thanh tra chuyên môn, nghĩa là nhận thức về vai trò các mặt hoạt động chuyên môn nhằm tạo nên chất lượng giáo dục toàn diện của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên là đúng đắn; chứng tỏ trong hoạt động thanh tra chuyên môn cần căn cứ vào kết quả đánh giá ba mặt hoạt động chủ yếu: Giờ dạy, kết quả học tập của học sinh và việc thực hiện qui chế chuyên môn để đánh giá, xếp loại giáo viên là phù hợp.
Ngoài ra, học viên còn nhận được một số ý kiến đề nghị khác:
- Có 05 ý kiến cho rằng cần có sự thống nhất các loại hồ sơ chung cho các trường trong quận.
- Có 12 ý kiến đề nghị cần tổ chức Hội thảo về việc “Nâng cao chất lượng sinh hoạt nhóm chuyên môn”, từ đó rút ra nội dung và cách ghi chép chung cho việc sinh hoạt nhóm chuyên môn của quận.
- Có 15 ý kiến đề nghị phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thường xuyên dự các buổi sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn tại các trường.
Ngoài những khảo sát trên,học viên đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý và giáo viên về các vấn đề sau:
- Đoàn thanh tra, kiểm tra có giúp đỡ thầy (cô) giải quyết những vướng mắc trong chuyên môn hay không?
- Thầy (cô) có biết mục đích của thanh tra, kiểm tra chuyên môn là gì không?
- Sau đợt thanh tra, kiểm tra chuyên môn, hoạt động chuyên môn của trường thầy (cô) có thay đổi gì không?
- Thầy (cô) đã được nghe nói hoặc biết có trường hợp nào bị kỷ luật về chuyên môn chưa? Trường hợp đó do đoàn thanh tra hay kiểm tra lập biên bản?
- Theo thầy (cô) cần phải giải quyết như thế nào đối với các trường hợp giáo viên có năng lực chuyên môn yếu, không đáp ứng được với yêu cầu của giáo dục trong thời kì mới? Tổng hợp kết quả trả lời, chúng tôi đã đưa ra những đánh giá sau:
Phần lớn cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức được vai trò của hoạt động thanh tra, kiểm tra trong quản lý giáo dục nói chung, trong quản lý chuyên môn nói riêng. Một số số giáo viên nhận thức chưa đúng vai trò của hoạt động thanh tra, kiểm tra; không ít người cho rằng thanh tra và kiểm tra là như nhau; mục tiêu chính là đánh giá, xếp loại đơn vị, cá nhân trong một năm học; có người lại cho rằng, thanh tra một giáo viên là để tìm cái sai trong thực hiện qui chế chuyên môn để kỷ luật giáo viên đó. v.v . Những nhận thức chưa chính xác trên có nguyên nhân từ công tác tuyên truyền giáo dục, bồi dưỡng trong đội ngũ về hoạt động quản lý giáo dục còn hạn chế và từ thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra ở đơn vị chưa đáp ứng được các yêu cầu của một cuộc thanh tra, kiểm tra.
Thanh tra giáo dục nói chung, thanh tra chuyên môn nói riêng chưa có
"thực quyền": Những cá nhân vi phạm qui chế chuyên môn trong giáo dục đào tạo chưa có cá nhân nào bị kỷ luật vì nội dung này (có chăng là các vi phạm về quản lý tài chính, về mất đoàn kết nội bộ, về tuyển sinh ...).
Để tăng cường nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên trung học cơ sở về hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm hỗ trợ, hợp tác để nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên môn, Phòng GD&ĐT cần thực hiện tốt các yêu cầu về thanh tra, kiểm tra trong các năm học. Các cuộc thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành đúng trình tự, kết luận đúng người, đúng việc và phải được tiến hành bởi những cán bộ thanh tra có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực chuyên môn cao.
2.2.2.2. Thực trạng đội ngũ thanh tra viên, công tác viên thanh tra THCS
Tính đến hết năm học 2012 - 2013, theo Quyết định số 45 /TTr-SGD ngày 25 tháng 9 năm 2013 của Giám đốc Sở GD&ĐT thành phố Hải Phòng về việc bổ nhiệm thanh tra viên nhiệm kỳ 2011 - 2013, Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Lê Chân có 54 thanh tra viên (Phòng giáo dục: 12; các trường: 32).
Trong đó: Bậc Mầm non (10 đ/c); Bậc Tiểu học (18 đ/c); Bậc Trung học cơ sở
(26 đ/c). Đối với Bậc THCS; thanh tra viên mỗi môn toán, Ngữ văn là 05 đồng chí; các môn ngoại ngữ, lý, hoá là 04 đồng chí; các môn còn lại mỗi môn 02 đồng chí. Năm học 2012 - 2013, trên cơ sở tình hình thực tế của đơn vị, Phòng GD&ĐT quận đã đề nghị 16 đồng chí vào danh sách cộng tác viên thanh tra của quận; tổng số cộng tác viên thanh tra chuyên môn Bậc THCS của Phòng Giáo dục và Đào tạo là 70 đồng chí (cả cán bộ quản lý và giáo viên) ở 13 môn học. Các đồng chí thanh tra viên, cộng tác viên đều là những cán bộ quản lý và giáo viên giỏi của các trường trong quận và lực lượng cốt cán của Phòng GD&ĐT quận, của Sở GD&ĐT.
Bảng 2.13. Đội ngũ thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra trung học cơ sở nhiệm kì 2011-2013
Tổng Nữ Đảng viên
Đạt giáo viên giỏi cấp thành
phố
Đạt giáo viên giỏi cấp quận
Tin học A trở
lên
Trình độ chuyên
môn Trình độ nghiệp vụ thanh tra
Thạc sĩ
Đại học
Cao đẳng
Đã được Thanh tra
Sở GD
&ĐT tập huấn nghiệp vụ
Đã được PGD
&ĐT tập huấn nghiệp vụ
Chưa được tập huấn nghiệp
vụ
70 58 65 56 14 68 12 58 0 70 70 0
Tỷ lệ
% 82,8 92,8 80 20 97,1 17,1 82,8 0 100 100 0
(Nguồn: Phòng Giáo dục& Đào tạo quận Lê Chân)
Để đánh giá hoạt động thanh tra và đánh giá đội ngũ thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra của quận, em đã dùng phiếu trưng cầu ý kiến của 32 cán bộ quản lý và 85 giáo viên các THCS trong quận. Kết quả những đánh giá được thống kê như sau:
Bảng 2.14: Thực trạng đội ngũ cộng tác viên thanh tra
TT Nội dung
Rất tốt Tốt Chưa tốt
SL % SL % SL %
1 Phẩm chất đạo đức 38 32,4 79 67,6 0 0
2 Trình độ chuyên môn 49 41,8 63 51 5 4,2
3 Kỹ năng đánh giá (Nghiệp vụ thanh tra) 34 29,1 67 57,2 16 13,6
Nhìn vào bảng trên, chúng ta có thể nhận thấy, đó là sự đánh giá khá trung thực đội ngũ thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra của Phòng GD&ĐT quận. Những người được bổ nhiệm theo Quyết định của Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng nhiệm kỳ 2011- 2013 đều có trình độ chuyên môn và đạo đức tốt, tận tình tư vấn giúp đỡ đồng nghiệp khi thanh tra. Tuy nhiên, khi thanh tra, kiểm tra, một số ít thanh tra viên đã bộc lộ những mặt hạn chế (về trình độ, bản lĩnh chuyên môn, về nghiệp vụ thanh tra). Chính vì vậy ít nhiều đã làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của các đợt thanh tra.
Để nâng cao hiệu quả các cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên môn thông qua đó để quản lý, chỉ đạo chuyên môn các cơ sở giáo dục, cần bồi dưỡng nâng cao năng lực, nghiệp vụ thanh tra cho các thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra.
Để bồi dưỡng, điều chỉnh phong cách làm việc của đoàn thanh tra trong thời điểm hiện tại và chuẩn bị lực lượng thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra cho nhiệm kỳ tới, em đã điều tra đánh giá về nhu cầu, tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của người cán bộ thanh tra qua phiếu hỏi (cùng nhóm các đối tượng đã nêu trên).
Bảng 2.15: Đánh giá phẩm chất, năng lực người cán bộ thanh tra
TT Nội dung
Rất quan
trọng Quan
trọng Không quan trọng
SL % SL % SL %
1
Phẩm chất của người cán bộ thanh tra:
- Phẩm chất chính trị tốt 25 21,3 88 75,2 4 3,4
- Trung thực 68 58,1 49 41,8 0 0
- Công minh 93 79,4 24 20,6 0 0
- Thân thiện 102 87,1 15 12,9 0 0
2
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
- Đã tốt nghiệp đại học 54 46,15 43 36,7 20 17 - Đã đạt giáo viên giỏi cấp thành
phố
33 28,2 55 47 29 24,7 - Đã là cán bộ quản lý giáo dục
giỏi 60 51,2 35 29,9 22 18,8
- Có nhiều sáng kiến kinh nghiệm (quản lý và giảng dạy)
19 16,2 93 79,4 5 4,2 - Có thời gian công tác từ 5 năm
trở lên 24 20,5 75 64,1 18 15,3
- Có nghiệp vụ thanh tra 52 44,4 65 55,6 0 0
Từ kết quả điều tra trên cho ta thấy:
Thứ nhất, thực trạng đội ngũ thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra của Phòng Giáo dục & Đào tạo (như phân tích cấu trúc đội ngũ ở trên) là những người có phẩm chất chính trị tốt; những tố chất cần có của người cán bộ thanh tra cũng được đánh giá tương đối tốt. Tuy vậy, thái độ trong quá trình thực thi nhiệm vụ thanh tra cần phải được xem xét, điều chỉnh để được đánh giá tốt (100% xác nhận sự thân thiện).
Thứ hai, đây là hình ảnh người cán bộ thanh tra giáo dục trong mong đợi của đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên trong ngành - Họ mong muốn có những cán bộ thanh tra có phẩm chất chính trị tốt, làm việc công minh và thân thiện giúp đỡ họ, khi họ khó khăn, sai lầm; người cán bộ ấy phải được đào tạo chuyên sâu về bậc học và được đào tạo cơ bản nghiệp vụ thanh tra; có như vậy, các cuộc thanh tra mới thực sự có hiệu quả, tăng cường hiệu lực quản lý và thúc đẩy chuyên môn phát triển.
Như vậy, để thực hiện các cuộc thanh tra có hiệu quả, Phòng GD&ĐT cần xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thanh chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra có phẩm chất và năng lực, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn giáo dục ở địa phương .
2.2.2.3. Thực trạng về hoạt động thanh tra chuyên môn các trường THCS của Phòng GD&ĐT quận Lê Chân.
Bảng 2.16: Kết quả thanh tra hoạt động chuyên môn các trường Trung học cơ sở của Phòng GD&ĐT Quận Lê Chân 4 năm gần đây
TT Năm học
Số trường được thanh tra
T.Số GV giảng
dạy
Số giáo viên được thanh tra
Kết quả thanh tra giáo viên
SL % SL % Tốt Khá Đạt Chƣa
đạt 1 2009-2010 6 60 574 149 25,9 59 68 19 3 2 2010-2011 7 70 592 157 26,5 57 89 9 2 3 2011-2012 10 100 605 160 26,4 65 87 5 2 4 2012-2013 10 100 613 164 26,7 67 90 4 3
(Nguồn: Phòng GD&ĐT quận Lê Chân)
0 10 20 30 40 50 60 70 80
2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013
Tỉ lệ số trường được thanh tra Tỉ lệ số trường chưa được thanh tra Tỉ lệ số GV được thanh tra Tỉ lệ số GV chưa được thanh tra
Biểu đồ 2.1. Kết quả thanh tra hoạt động chuyên môn các trường Trung học cơ sở của Phòng GD&ĐT Quận Lê Chân trong 4 năm học gần đây
Từ bảng và biểu đồ thống kê trên, ta nhận thấy: Kết quả thanh tra chuyên môn của giáo viên các trường THCS trong quận đã phản ánh đúng thực tế chất lượng giảng dạy và việc chấp hành nội qui, qui chế chuyên môn của đội ngũ nhà giáo. Trong 4 năm qua, chất lượng đội ngũ giáo viên đã được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ giáo viên được thanh tra xếp loại khá giỏi năm sau cao hơn năm trước. Điều đó phản ánh thực tế về công tác chuyên môn của giáo dục quận đã tổ chức được nhiều lớp tập huấn, nhiều chuyên đề nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, nhất là việc học tập đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học.
Tuy nhiên việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện còn chưa thật khoa học, cụ thể. Vì vậy, tỷ lệ các nhà trường và tỷ lệ giáo viên được thanh tra chuyên môn chưa cao, chưa đồng đều giữa các năm. Tỷ lệ giáo viên được thanh tra chưa đạt 30%. Chính vì vậy cần phải quan tâm hơn nữa đến hoạt động này.
Để đánh giá hoạt động thanh tra chuyên môn ở các nhà trường Trung học cơ sở trong quận, em đã trưng cầu ý kiến của 10 hiệu trưởng các trường THCS trong quận về số lần đơn vị được thanh tra chuyên môn và tỷ lệ bình quân số giáo viên của đơn vị được thanh tra. Kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.17: Số lần được thanh tra về hoạt động chuyên môn tại đơn vị và tỷ lệ bình quân số giáo viên được thanh tra, kiểm tra chuyên môn
+ Số lần Đoàn thanh tra chuyên môn đến làm việc tại đơn vị đồng chí (số lần bình quân/năm học):
Mức bình quân Số lượng %
01 lần 7 70
02 lần 4 40
Trên 2 0 0