Nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ giáo viên về hoạt động

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động thanh tra chuyên môn trường trung học cơ sở của phòng giáo dục và đào tạo quận lê chân thành phố hải phòng trong bối cảnh hiện nay (Trang 89 - 94)

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

- Giúp cho cán bộ quản lý và giáo viên toàn quận hiểu rõ được vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra giáo dục, các nội dung thanh tra chuyên môn ở trường trung học cơ sở cũng như tiêu chuẩn đánh giá, từ đó có nhận thức đúng đắn về hoạt động thanh tra, hình thành ý thức và hành động hợp tác, đóng góp xây dựng tổ chức thanh tra ngày càng vững mạnh.

- Từ nhận thức đúng đắn, cán bộ và giáo viên coi trọng hoạt động thanh tra, xác định hoạt động thanh tra và thanh tra chuyên môn là một động lực thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục, từ đó có kế hoạch tổ chức hoạt động thanh, kiểm tra có hiệu quả đáp ứng đúng yêu cầu của hoạt động thanh tra.

3.2.1.2 Nội dung thực hiện biện pháp

- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ giáo viên về vấn đề chung của hoạt động thanh tra giáo dục (vị trí, vai trò, mục đích, nhiệm vụ) trong tình hình giáo dục hiện nay. Nội dung tuyên truyền bao gồm:

+ Các văn bản pháp qui, các qui định chung của Nhà nước về thanh tra giáo dục; các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của Chính phủ, của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Sở Giáo dục & Đào tạo, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về giáo dục.

+ Tập trung nhấn mạnh để cán bộ giáo viên toàn quận nắm vững và hiểu rõ vị trí, vai trò, mục đích, của các hoạt động thanh tra; trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ thanh tra giáo dục và các đối tượng thanh tra.

+ Tuyên truyền để cán bộ, giáo viên hiểu đúng quan điểm về thanh tra giáo dục hiện nay là: Thanh tra nhằm giúp giáo viên đi đúng hướng, tránh sai sót và phát triển tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu của giáo dục trong thời kì đổi mới đất nước; giúp mọi người hiểu rõ thanh tra là người phản biện cho các nhà quản lý điều chỉnh nội dung, phương pháp quản lý đúng với chủ trương của

Đảng và Nhà nước về giáo dục chứ không phải thanh tra chỉ nhằm mục đích tìm sai phạm; và thanh tra là việc làm tất yếu, không phải chỉ khi nào có sự vụ mới thanh tra.

3.2.1.3 Tổ chức thực hiện

Một là: Yêu cầu mỗi thư viện nhà trường phải có đầy đủ các loại tài liệu về giáo dục và thanh tra giáo dục như: Luật thanh tra, Luật giáo dục 2005, Nghị định sô 85/2006NĐ-CP ngày 18/8/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục, Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 của Bộ Giáo dục & Đào tạo hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo… và những văn bản pháp qui có liên quan đến giáo dục và giáo dục Trung học cơ sở. Đây là những cẩm nang vô cùng quan trọng để cán bộ, giáo viên nhà nghiên cứu tham khảo và thực hiện.

Hai là: Phòng Giáo dục & Đào tạo quận cần phải phối hợp với thanh tra Sở Giáo dục & Đào tạo, tổ chức tập huấn cho các cán bộ quản lý (từ tổ trưởng trở lên) và các thanh tra viên, cộng tác viên giáo dục định kì theo năm học; giới thiệu tổng quan về thanh tra giáo dục, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, nội dung, đối tượng của thanh tra giáo dục nói chung và thanh tra chuyên môn trung học cơ sở nói riêng; giới thiệu về công tác kiểm tra và kiểm tra nội bộ trường học, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, nội dung, đối tượng kiểm tra nội bộ trường trung học cơ sở; tập huấn về nghiệp vụ kiểm tra nội bộ trường học: xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, hình thức kiểm tra, nội dung kiểm tra…

Ba là: Mỗi trường học phải tổ chức quán triệt sâu sắc các nội dung tập huấn về hoạt động thanh tra, kiểm tra đã được Sở Giáo dục & Đào tạo và Phòng Giáo dục & Đào tạo tổ chức tới 100% cán bộ và giáo viên nhà trường ngay đầu năm học để mỗi cán bộ giáo viên có nhận thức đúng đắn về hoạt động thanh tra, kiểm tra nhất là thanh tra, kiểm tra công tác chuyên môn.

3.2.1.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Lãnh đạo Phòng Giáo dục & Đào tạo và cán bộ chuyên trách thanh tra của phòng phải xây dựng kế hoạch và kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác tuyên truyền của các trường về hoạt động thanh tra, kiểm tra.

- Phải bồi dưỡng được những cốt cán làm tuyên truyền viên tốt, có trình độ lý luận, có năng lực cảm hóa thuyết phục và thực sự tâm huyết với công việc.

- Phải có đầy đủ các văn bản, tài liệu về hoạt động thanh tra, in ấn đủ số lượng.

- Phải có kinh phí tổ chức các lớp tập huấn về hoạt động thanh tra từ cấp phòng đến cấp trường.

3.2.2. Triển khai, cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động thanh tra chuyên môn trường Trung học cơ sở phù hợp với thực tế địa phương

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

- Triển khai, cụ thể hóa tới các trường trung học cơ sở toàn quận các văn bản của Nhà nước, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Sở Giáo dục & Đào tạo, Phòng Giáo dục & Đào tạo về hoạt động thanh tra giáo dục nhằm đảm bảo đúng tính pháp chế của các văn bản và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thanh tra giáo dục và chất lượng giáo dục toàn diện.

- Tạo hành lang pháp lí để cán bộ quản lý giáo dục, thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra thực hiện đúng chức trách của mình, đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động thanh, kiểm tra.

- Triển khai, cụ thể hóa các văn bản pháp quy về hoạt động thanh tra còn nhằm thực hiện tốt quyền dân chủ của cán bộ giáo viên, thanh tra viên, cộng tác viên và những người tham gia công tác giáo dục trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

- Tạo nền tảng cho việc xã hội hóa hoạt động kiểm tra trong quản lí giáo dục trên địa bàn quận.

3.2.2.2. Nội dung thực hiện

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo nghiên cứu nội dung: Luật thanh tra, Luật giáo dục, Nghị định 85/2006/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt

động của thanh tra giáo dục, các văn bản hướng dẫn thực hiện về hoạt động thanh tra và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ các năm học làm cơ sở pháp lý để tham mưu và soạn thảo văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đơn vị hành chính (phường) trực thuộc.

- Nghiên cứu, thống kê thực trạng hoạt động giáo dục của các trường trung học cơ sở trong địa bàn; thu nhập thông tin đầy đủ về những vấn đề có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện, ảnh hưởng đến vị thế của ngành giáo dục trong xã hội làm cơ sở cho công tác tham mưu.

- Lấy ý kiến phản biện từ cán bộ quản lý, giáo viên, thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra toàn quận về hoạt động thanh tra chuyên môn; tập hợp ý kiến, trình cấp trên làm tốt hơn công tác thanh tra.

3.2.2.3. Tổ chức thực hiên

- Phòng Giáo dục & Đào tạo quận tham mưu với các cấp lãnh đạo chuẩn y, ký duyệt các văn bản về các hoạt động thanh tra giáo dục bảo đảm tính pháp lý và triển khai các văn bản về cơ sở giáo dục, các đơn vị hành chính trực thuộc để thực hiện.

- Tập trung nghiên cứu và làm rõ nội dung hoạt động thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo: thanh tra về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống (Nhận thức tư tưởng chính trị, đạo đức, nhân cách, lối sống…); thanh tra về kết quả công tác được giao (thực hiện qui chế chuyên môn, kiểm tra giờ lên lớp, kết quả giảng dạy, công tác chủ nhiệm và các công tác khác…)

- Thực hiện nghiêm túc hoạt động thanh tra công tác dạy thêm học thêm theo thông tư số 17 của BGD&ĐT, quyết định 2050 của UBND thành phố Hải phòng, công văn hướng dẫn số 1141 của sở GD&ĐT Hải phòng về hoạt động dạy thêm, học thêm (có giấy phép của Sở Giáo dục & Đào tạo, phòng GD&ĐT, Số buổi dạy? số tiết dạy, Số học sinh? Số tiền, trách nhiệm quản lý nhà nước của các đơn vị. (nghĩa là: Mọi cơ sở giáo dục ngoài nhà trường đều phải chịu sự quản lý nhà nước nói chung, quản lý chuyên môn nói riêng đối với những cơ sở giáo dục này cần có những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của

Ủy ban nhân dân quận. Những văn bản đó là những chuẩn căn cứ pháp lý về điều kiện tổ chức lớp học (tiêu chuẩn người dạy, số lượng người học, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học, vấn đề an ninh và an toàn cho học sinh và khu vực…), về qui định chuyên môn (đăng ký chương trình dạy, tài liệu và thời lượng các bộ môn), về thời gian tổ chức các lớp học, khóa học và vấn đề khen thưởng, kỷ luật hoặc thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ sở giáo dục).

- Cần tham mưu với Ủy ban nhân dân quận về việc thanh tra toàn diện công tác giáo dục trên địa bàn phường. Công tác này đã được hướng dẫn thực hiện tại các văn bản của ngành từ một số năm học qua. Tuy nhiên đơn vị hành chính phường không thuộc đối tượng quản lý về mặt chuyên môn nên không nhận được văn bản này. Do vậy, việc ra được văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân quận về thanh tra toàn diện công tác giáo dục đơn vị phường nhằm thống nhất các tiêu chí đánh giá, xếp loại là rất thiết thực, cần thiết. văn bản này phải thể hiện rõ thành phần đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, trách nhiệm của các bên và việc thành phần đoàn thanh tra (khen chê, đánh giá và sử dụng trong xếp loại thi đua hàng năm). Với việc chỉ đạo như trên từ Ủy ban nhân dân quận, cán bộ lãnh đạo các đơn vị phường trong quận ý thức đầy đủ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình đối với phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương và tránh được quan niệm Phòng giáo dục và Ủy ban nhân dân phường là hai vị trí “ngang hàng” trong tổ chức chính quyền, nên không có quyền thanh tra. Tham mưu rõ vấn đề này, công tác thanh tra chuyên môn trung học cơ sở có cơ hội thực hiện nhiệm vụ của mình trong khuôn khổ đợt thanh tra toàn diện các đơn vị phường; do vậy, kế hoạch thanh tra chuyên môn hàng năm được thực hiện, góp phần vào việc hoàn thành kế hoạch của đơn vị.

- Tổ chức thường xuyên, chỉ đạo thực hiện các văn bản đã tham mưu một cách nghiêm túc, thường xuyên có hiệu quả. Việc tổ chức tuyên truyền và chỉ đạo thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động giáo dục trên địa bàn nhằm hướng những hoạt động này đúng kế hoạch, đúng pháp luật, đạt

chất lượng cao phải thông qua các kênh thông tin, tuyên truyền hiện có trên địa bàn quận.

- Lưu trữ, đáng giá tính khả thi của các văn bản, thu thập thông tin phản hồi để đề nghị điều chỉnh khi cần thiết.

3.2.2.3. Điều kiện cần phải đàm bảo để thực hiện biện pháp

- Các văn bản phải cụ thể và kịp thời; thông tin tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân và các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận giúp cho mọi người biết để thực hiện và tham gia giám sát các hoạt động của các cơ sở giáo dục.

- Kết quả thanh tra phải được xử lý đúng, phù hợp với cơ chế chính sách hiện hành. Việc xử lý két quả thanh tra nghiêm túc, đúng người, đúng việc và kịp thời làm cho vai trò quản lý nhà nước về giáo dục của ngành Giáo dục &

Đào tạo được khẳng định; đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của thanh tra viên chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra giáo dục trong các công việc được giao.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động thanh tra chuyên môn trường trung học cơ sở của phòng giáo dục và đào tạo quận lê chân thành phố hải phòng trong bối cảnh hiện nay (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)