Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra chuyên môn cho đội ngũ cộng tác viên thanh tra trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động thanh tra chuyên môn trường trung học cơ sở của phòng giáo dục và đào tạo quận lê chân thành phố hải phòng trong bối cảnh hiện nay (Trang 94 - 109)

3.2.3.1. Mục đích

- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra nói chung và thanh tra chuyên môn nói riêng cho đội ngũ thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra của Phòng GD&ĐT; bảo đảm để tổ chức này hoạt động thường xuyên, hiệu quả, đánh giá được đúng người, đúng việc; phát hiện, điều chỉnh và dự báo được xu hướng phát triển các lĩnh vực trong giáo dục- đào tạo để kịp thời tổ chức và chỉ đạo.

- Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ thanh tra viên theo tiêu chuẩn thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra các cấp của Bộ Giáo dục & Đào tạo (theo điều 11, 12 chương III- Nghị định số 85/2006/NĐ- CP ngày 18/8/2006).

Căn cứ theo nghị định, người cán bộ thanh tra các cấp phải có những tiêu chuẩn chung sau:

+ Về trình độ: Đã tốt nghiệp đại học, đã qua giảng dạy ít nhất 5 năm hoặc qua công tác quản lý; là giáo viên giỏi; có nghiệp vụ thanh tra và được bồi dưỡng về nghiệp vụ thanh tra.

+ Về phẩm chất, uy tín: Liêm khiết, trung thực, công minh, thẳng thắn, có tinh thần trách nhiệm cao, có lòng tin vào bản chất tốt đẹp của con người;

có uy tín trong ngành.

+ Về năng lực: Có năng lực quan sát, phát hiện chính xác vấn đề, tư vấn, tham mưu, ra quyết định quản lý.

- Nâng cao vị thế, uy tín người cán bộ thanh tra giáo dục; đảm bảo cho họ thực hiện nhiệm vụ một cách thuyết phục, đánh giá đúng đối tượng thanh tra, được các đối tượng thanh tra thừa nhận.

- Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết số 40 của Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3.2.3.2. Nội dung thực hiện

- Nghiên cứu kỹ các văn bản về công tác thanh tra giáo dục; các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học; các văn bản hướng dẫn thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (cụ thể là các văn bản hướng dẫn thay sách giáo khoa hàng năm; đặc biệt là những hướng dẫn đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học)… để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ thanh tra viên trung học cơ sở.

- Lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra, tham mưu với thủ trưởng đơn vị và thống nhất lịch bồi dưỡng với các đơn vị có cán bộ thanh tra để tổ chức thực hiện. Kế hoạch bồi dưỡng thanh tra viên phải cụ thể hóa các tiêu chí: chương trình, nội dung tập huấn; thời gian, địa điểm và các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất phục vụ đợt tập huấn.

- Điều tra, tìm hiểu đội ngũ thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra để phân loại trình độ, thế mạnh của từng người để bồi dưỡng chuyên sâu về một

số mặt trong hoạt động thanh tra cho phù hợp, nhằm phát huy tối đa khả năng của từng người, tăng hiệu quả các đợt thanh tra.

3.2.3.3. Tổ chức thực hiện

- Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý, thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra, có thực hành đánh giá một số mặt trong công tác thanh tra chuyên môn (đáng giá tiết dạy, đánh giá hồ sơ giáo viên, đánh giá chất lượng học sinh…) để thống nhất các tiêu chí trong đánh giá và hiểu sâu hơn các vấn đề, mà về mặt lý thuyết, một cuộc thanh tra chuyên môn đặt ra. Công cụ và phương tiện cần trang bị cho thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra là các chuẩn mực (qui định) để căn cứ vào đó mà đánh giá một cách khách quan và chính xác. Các chuẩn mực đó là:

+ Hệ thống Luật của Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo, Luật thanh tra + Hệ thống chế độ chính sách, điều lệ, qui chế, thông tư, chỉ thị của ngành Giáo dục và Đào tạo

+ Mục tiêu, kế hoạch GD&ĐT

+ Nắm vững yêu cầu của chương trình các môn học, yêu cầu của từng chương, từng bài của từng bộ môn ở các khối lớp, cấp học (được ghi trong hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học).

+ Phương pháp dạy học: Nắm vững đặc trưng phương pháp dạy học các môn, kinh nghiệm giảng dạy và các thành tựu về đổi mới phương pháp dạy học, công bố trên các tạp chí nghiên cứu của ngành giáo dục và các tạp chí khác.

+ Chuẩn đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên (thông qua phân tích sư phạm một bài trên lớp).

Ngoài ra, còn phải đi sâu nghiên cứu tìm hiểu những tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực, uy tín để đánh giá Chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;

Chuẩn giáo viên một cách xác thực.

- Tiến hành khảo sát, thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ thanh tra viên, cộng tác viên giáo dục, cán bộ phòng Giáo dục về hình thức bồi dưỡng cho phù hợp với yêu cầu, điều kiện, khả năng của từng thành

viên. (Với các hình thức khác nhau: Bồi dưỡng tập trung? Bồi dưỡng theo chuyên đề? Bồi dưỡng qua hoạt động chuyên môn? Tự học, tự bồi dưỡng?...)

- Lựa chọn đội ngũ thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra trong mỗi đợt thanh tra phù hợp với mục đích, yêu cầu của công tác thanh tra, lựa chọn đội ngũ thanh tra hợp lý để họ có cơ hội trao đổi, bổ sung cho nhau, học tập lẫn nhau… nâng cao kĩ năng, nghiệp vụ thanh tra.

- Tổ chức rút kinh nghiệm trong công tác, hoàn thiện hồ sơ thanh tra (thông qua trao đổi, kiểm tra lại kết quả thu thập được và thông qua thống nhất các tiêu chí đánh giá phần việc đã kiểm tra). Những tình huống trong thanh tra có tính điển hình được sử dụng phục vụ mục tiêu bồi dưỡng cán bộ thanh tra như là những tình huống cụ thể để thanh tra viên vận dụng trong quá trình thanh tra độc lập của mình.

- Có cơ chế khen thưởng, kỷ luật, đề cử, miễn nhiệm đối với thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra giáo dục thông qua chất lượng kết quả công việc được phân công. Những thông tin phản hồi từ cơ sở cùng kết quả về hoạt động thanh tra chuyên môn sẽ được xem xét kỹ lưỡng để đánh giá đội ngũ thanh tra.

- Đề nghị gửi đi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra tại các cơ sở giáo dục chuyên ngành.

3.2.3.4. Điều kiện cần đảm bảo để thực hiện biện pháp

- Các cấp quản lý giáo dục phải thống nhất về nhận thức đối với hoạt động thanh tra; hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra không chỉ dừng lại ở các kỳ bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho lực lượng thanh tra của đơn vị mình.

- Chương trình bồi dưỡng đội ngũ thanh tra viên, cộng tác viên cần có kế hoạch cụ thể, nội dung phù hợp, hình thức phong phú để giúp các học viên đưa ra được nhiều giải pháp cho một tình huống cụ thể, phù hợp.

- Các điều kiện về nhân lực, vật lực, tài lực phục vụ chương trình tập huấn, bồi dưỡng thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra phải được đáp ứng cơ bản, kịp thời.

- Thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra phải ý thức được mục tiêu bồi dưỡng để “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” của bản thân, tự học hỏi, tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm phục vụ cho công tác thanh tra.

3.2.4. Kế hoạch hóa hoạt động thanh tra chuyên môn trung học cơ sở 3.2.4.1. Mục đích biện pháp

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch một cách khoa học hoạt động thanh tra, thanh tra chuyên môn giáo dục trên địa bàn quận, bảo đảm thực hiện đúng trình tự, đúng qui định các cuộc thanh tra nói chung, thanh tra chuyên môn nói riêng.

- Kế hoạch thanh tra phải phù hợp với thực tế, có tính khả thi và hiệu quả, đúng qui định, tránh hình thức hoặc làm sai qui định; đảm bảo thực hiện thanh tra chuyên môn các trường hàng năm đủ về số lượng và chất lượng;

từng bước nâng cao hiệu quả thanh tra các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận.

- Lãnh đạo phòng giáo dục, cán bộ chuyên trách thanh tra, lực lượng thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra chủ động được kế hoạch thanh tra trong suốt năm học, từng học kì, từng tháng.

- Đánh giá định kỳ hoạt động của các đơn vị, cá nhân có liên quan đến hoạt động giáo dục trên địa bàn quận.

3.2.4.2. Nội dung thực hiện

- Điều tra, khảo sat thực tế hoạt động giáo dục trên địa bàn, xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra giáo dục năm học; trong đó, kế hoạch thanh tra chuyên môn trung học cơ sở (và các công tác khác) cần phải có tính kế hoạch chi tiết, cụ thể.

- Rà soát các điều kiện bảo đảm, kiểm tra tính khả thi của kế hoạch, điều chỉnh và lập kế hoạch chính thức trình Trưởng Phòng Giáo dục & Đào tạo quận chuẩn y kế hoạch.

- Triển khai kế hoạch thanh tra đã được chuẩn y đến các cơ sở giáo dục và các lực lượng giáo dục trên địa bàn.

3.2.4.3. Tổ chức thực hiện

- Lập kế hoạch tổng quát: kế hoạch cộng tác thanh tra chuyên môn trung học cơ sở trên địa bàn quận có nội dung chủ yếu sau:

+ Thực hiện tốt nhiệm vụ mỗi năm học, đánh giá về đối tượng thanh tra về điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, về công tác quản lí, chỉ đạo chuyên môn ở cơ sở, môi trường sư phạm, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương…

+ Đánh giá những thuận lợi và khó khăn, những mặt mạnh, mặt yếu về hoạt động thanh tra chuyên môn trong năm học trước của Phòng Giáo dục &

Đào tạo và các cơ sở giáo dục.

+ Hình dung được sự tác động của hoạt động thanh tra chuyên môn đến sự phát triển của các cơ sở giáo dục; đặc biệt là sự chuyển biến tích cực về chật lượng giáo dục toàn diện đối với bậc Trung học cơ sở.

+ Chỉ đạo các trường thực hiện công tác kiểm tra nội bộ (Kế hoạch, thực hiện kế hoạch, đánh giá kết quả, lưu hồ sơ…)

+ Nêu được những nhiệm vụ chính trong năm học về hoạt động thanh tra chuyên môn Trung học cơ sở.

- Lập kế hoạch cụ thể: Căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo chuyên môn; nhiệm vụ thanh tra chuyên môn trong năm học; các điều kiện có về cơ sở vật chất, tài chính, con người… định ra kế hoạch chi tiết toàn bộ hoạt động thanh tra chuyên môn Trung học cơ sở mỗi năm học. Kế hoạch chi tiết cần thể hiện đầy đủ: Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra, trình tự thực hiện, các yêu cầu về hồ sơ thanh tra, các yêu cầu về sự phối hợp và cơ sở vật chất.

- Trưởng phòng giáo dục duyệt và đưa vào kế hoạch tổng thể của ngành để chỉ đạo, diều hành; thông báo đến tất cả các đơn vị trường học, các cơ sở giáo dục và các thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra của Phòng Giáo dục &

Đào tạo để thực hiện.

- Những thông tin phản hồi từ cơ sở giáo dục và các cá nhân có liên quan về kế hoạch công tác thanh tra cần phải được xem xét, điều chỉnh nghiêm túc, thỏa đáng.

- Tổ chức chỉ đạo, thực hiện các hoạt động thanh tra theo đúng kế hoạch đã phê chuẩn và triển khai.

3.2.4.4. Điều kiện cần đảm bảo để thực hiện biện pháp

- Kế hoạch thanh tra phải phù hợp, có tính khả thi, phù hợp với thực tế địa phương, không chồng chéo với kế hoạch khác của đơn vị.

- Kế hoạch phải cụ thể, càng cần ít đến các điều kiện liên quan càng dễ thực hiện; nếu có các điều kiện (cơ sở vật chất, thiết bị…) liên quan hoặc các bộ phận liên quan cần có kế hoạch phối hợp chủ động đề đảm bảo công việc được hoàn thành đúng kế hoạch.

- Kế hoạch thanh tra cần đúng trình tự qui định của pháp luật và phù hợp với hoạt động của ngành Giáo dục & Đào tạo.

- Các đợn vị giáo dục và cá nhân được thanh tra phải chấp hành quyết định thanh tra và có thái độ hợp tác.

3.2.5. Xây dựng qui trình thanh tra chuyên môn trường trung học cơ sở đúng qui chế và phù hợp với kế hoạch chuyên môn đã triển khai từ đầu năm học

3.2.5.1. Mục đích biện pháp

- Tổ chức và thực hiện hoạt động thanh tra, thanh tra chuyên môn trung học cơ sở trên địa bàn quận một cách khoa học và hiệu quả.

- Đảm bảo thực hiện một cuộc thanh tra chuyên môn đúng qui trình, đầy đủ các yêu cầu về nội dung thanh tra chuyên môn ở trường Trung học cơ sở.

3.2.5.2. Nội dung thực hiện

- Phòng GD&ĐT quận chỉ đạo xây dựng qui trình tổ chức một cuộc thanh tra chuyên môn theo đúng chức năng, nhiệm vụ, nội dung thanh tra chuyên môn trường Trung học cơ sở và điều kiện thực tiễn của địa phương;

đưa ra qui định cụ thể cho từng nội dung thanh tra, những minh chứng và hồ sơ thuyết minh kèm theo.

- Thông báo cho các bộ phận có liên quan được biết, để góp ý kiến điều chỉnh, thống nhất chung và tổ chức thực hiện.

- Thống nhất các loại hồ sơ (mẫu biên bản; phiếu đánh giá học sinh, giáo viên, đề kiểm tra, đánh giá học sinh…).

3.2.5.3. Tổ chức thực hiện

* Xây dựng qui trình cụ thể cho một cuộc thanh tra chuyên môn trường trung học cơ sở

- Bước 1: Chuẩn bị thanh tra.

+ Tập hợp thông tin về đơn vị được thanh tra, thu thập các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

+ Lập kế hoạch thanh tra, xác định mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành thanh tra; dự kiến thành phần đoàn thanh tra; thời gian tiến hành thanh tra; dự trù kinh phí, phương tiện.

+ Trình trưởng phòng giáo dục ra quyết định thanh tra, chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra đối tượng thanh tra.

+ Họp thông báo quyết định thanh tra, phổ biến kế hoạch thanh tra, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, xây dựng mẫu biên bản và những điều kiện cần thiết khác cho hoạt động thanh tra.

- Bước 2: Tiến hành thanh tra

+ Tổ chức công bố quyết định thanh tra, thông báo kế hoạch thanh tra với lãnh đạo đơn vị được thanh tra.

+ Nghe báo cáo của lãnh đạo đơn vị về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học, chất vấn, trao đổi của đoàn đối với lãnh đạo đơn vị.

+ Kiểm tra hồ sơ về công tác quản lý của cơ sở giáo dục, của các tổ chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức đoàn thể, phòng ban chức năng.

+ Kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo: hồ sơ chuyên môn, dự giờ.

+ Hội ý đoàn tổng hợp kết quả thanh tra của từng bộ phận; chuẩn bị nội dung làm việc với đơn vị và các cơ quan có liên quan.

+ Thông báo dự thảo báo cáo kết quả thanh tra.

- Bước 3: Kết thúc thanh tra

+ Tập hợp hồ sơ cuộc thanh tra và lưu trữ theo quy định.

+ Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc thanh tra, trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra gửi người ra quyết định thanh tra.

+ Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ra quyết định thanh tra.

- Bước 4: Sau thanh tra.

+ Thông báo kết luận thanh tra đến đối tượng được thanh tra, cơ quan chủ quản và các đơn vị có liên quan.

+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có trách nhiệm xem xét, xử lý kết luận thanh tra.

+ Người ra quyết định thanh tra có kế hoạch chỉ đạo theo dõi việc thực hiện các kiến nghị của đoàn thanh tra.

* Nội dung thanh tra hoạt động chuyên môn trường trung học cơ sở gồm:

thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo; việc chấp hành qui chế chuyên môn của giáo viên; thanh tra công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động chuyên môn của cán bộ quản lý.

- Thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo Nội dung thanh tra gồm:

+ Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: nhận thức tư tưởng, chính trị;

chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành qui chế của ngành, qui định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giwof công lao động; đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết; tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và học sinh.

+ Kết quả công tác được giao

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động thanh tra chuyên môn trường trung học cơ sở của phòng giáo dục và đào tạo quận lê chân thành phố hải phòng trong bối cảnh hiện nay (Trang 94 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)