CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 8 1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
1.3.1. Yếu tố khách quan
Nhân tố khách quan phát sinh và tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh như một yêu cầu tất yếu, ngoài sự chi phối của bản thân doanh nghiệp.
*Kinh tế.
Các yếu tố kinh tế như : lãi suất ngân hàng, các giai đoạn của chu kỳ kinh tế, chính sách tài chính- tiền tệ, tỷ giá hối đoái, lạm phát…đều có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tuy có nhiều yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp cần phải xác định các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất đối với mình vì nó có liên quan trực tiếp kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
*Chính trị, pháp luật.
Gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng chính trị...các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.
Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư.
Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế. Để đưa ra được những quyết định hợp lí trong quản trị doanh nghiệp, cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng giai đoạn phát triển.
Đoàn thể, các lực lượng chính trị, xã hội.
Môi trường quốc tế.
*Nhân tố tự nhiên.
Điều kiện tự nhiên bao gồm: Vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông, biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên rừng…
Tác động của chúng đối với các quyết sách trong kinh doanh từ lâu đã được các doanh nghiệp thừa nhận. Trong rất nhiều trường hợp, các điều kiện tự nhiên trở thành một yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ.
*Đối thủ cạnh tranh.
Trong xu thế hiện nay, khi kinh tế thị trường phát triển mạnh, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt hơn. Thị trường luôn có những biến động bất thường và các đối thủ cạnh tranh luôn tìm mọi cách để vượt lên. Do đó để tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp không ngừng nỗ lực nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các nguy cơ cạnh tranh trên thực tế có thể chia thành 3 dạng sau đây:
− Cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành: hình thức cạnh tranh này xảy ra giữa các doanh nghiệp đã có tên tuổi trong ngành. Phương thức cạnh tranh có thể tồn tại dưới nhiều hình thức chẳng hạn cạnh tranh bằng giá, bằng chất lượng của sản phẩm và dịch vụ trước và sau bán hàng…mức độ cạnh tranh cũng có thể khác nhau tùy theo từng ngành.
− Nguy cơ xâm nhập mới: Thị phần và mức lời của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành có thể bị chia sẻ vì sự xâm nhập mới. Nguy cơ này có thể khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của từng ngành. Một cách tốt nhất để đối phó với nguy cơ này là làm cho sản phẩm rẻ hơn và tạo được dự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp.
− Các sản phẩm thay thế: Trong xu thế hiện nay, ngoài việc phải đối đầu với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành, doanh nghiệp còn phải đối phó với những hãng ở ngoài với các sản phẩm và dịch vụ có khả năng thay thế các sản phẩm và dịch vụ của hãng.
*Khách hàng.
Vấn đề khách hàng là bộ phận không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp khi tung sản phẩm, dịch vụ ra thị trường để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Nội dung đánh giá sự ảnh hưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp gồm 2 vấn đề chính sau:
− Sự tín nhiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp.
− Xu hướng và mức độ đòi hỏi chất lượng cao, giá bán giảm của khách hàng.
Khả năng giảm giá của khách hàng tăng lên khi:
+ Số lượng hàng của người mua chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng hàng doanh nghiệp bán ra.
+ Người mua có thể dễ dàng mua sản phẩm cùng loại ở nơi khác.
+ Khách hàng nắm đầy đủ thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.
+ Sản phẩm của doanh nghiệp ít ảnh hưởng tới sản phẩm của khách hàng.
Mặt khác, cơ cấu về đại lý, nhân khẩu học, tâm lý tiêu dùng, thái độ tiêu dùng... của khách hàng cũng ảnh hưởng tới doanh nghiệp và ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
*Nhà cung ứng.
Các doanh nghiệp bao giờ cũng phải liên kết với các hãng cung cấp để được cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, nhân công, vốn... Các nhà cung cấp có thể gây một áp lực mạnh trong hoạt động của doanh nghiệp bằng việc tăng cường hay giảm bớt cung cấp trong những điều kiện cần ưu tiên hay trong mọi hoàn cảnh có thể. Các nhà cung ứng được xem là mạnh nếu:
− Chỉ có một số ít các nhà cung ứng.
− Khi sản phẩm thay thế không có sẵn và sản phẩm của nhà cung ứng là yếu tố đầu vào quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp.
− Khi doanh nghiệp phải gánh chịu một chi phí cao do thay đổi nhà cung cấp.