Biện pháp về quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí PV OIL Hải Phòng (Trang 73 - 78)

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ PVOIL HẢI PHÒNG

3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty cổ phần xăng dầu dầu khí PVOIL Hải Phòng

3.2.6. Biện pháp về quản lý rủi ro

Cùng với việc thực hiện đồng thời các giải pháp tổng hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, bên cạnh việc quản lý ngăn ngừa rủi ro về tài chính công ty phải rất chú trọng đến công tác quản lý rủi ro về nguy cơ cháy nổ vì công ty đang kinh doanh các loại hàng có nguy cơ cháy nổ rất cao.

*Quản lý ngăn ngừa rủi ro về tài chính

Thường xuyên nắm bắt thông tin có liên quan đến việc kinh doanh của công ty, trong đó có thông tin về khách hàng, theo dõi sát sao tình hình công nợ và tiến độ thanh toán của các khách hàng so với hợp đồng đã ký kết. Chuyển dần công nợ các khách hàng từ tình trạng quá hạn như hiện nay theo hướng giảm về hạn mức nợ hay thời hạn đã thỏa thuận trong mọi thời điểm.

Quản lý chặt chẽ tiền bán hàng tại mỗi điểm bán, giám sát việc tuân thủ quy trình thu, nộp tiền hàng ngày ở các cửa hàng. Với doanh thu hiện nay mỗi tháng bình quân là 150 tỷ đồng, nếu công ty không quản lý tốt sẽ dễ xảy ra sự cố tài chính.

*Quản lý rủi ro xảy ra nguy cơ cháy nổ

Công tác này phải được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh xăng dầu. Mọi người phải thực hiện phòng cháy là chính, vì khi xảy ra cháy thì hậu quả không thể nào lường được đối với tài sản và tính mạng con người. Hàng ngày, hàng giờ trong từng khâu bán hàng, vận chuyển, nhập xuất xăng dầu đều tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao, bắt buộc người lao động phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy định. Bên cạnh việc công ty trang bị đầy đủ các thiết bị cho việc phòng cháy, chữa cháy thì việc tự giác và nhắc nhở tuân thủ quy định phải luôn được thực hiện ở từng nơi, từng cấp trong công ty. Các trường hợp vi phạm quy định dù chưa xảy ra hậu quả nghiêm trọng cũng phải cần có hình thức kỷ luật thích đáng để ngăn ngừa việc xảy ra cháy nổ.

Cùng với các biện pháp ngăn ngừa rủi ro cháy nổ, công ty cần xây dựng kế hoạch, phối hợp với cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy ở địa phương tổ

chức thực hiện, để nhân viên diễn tập thao tác xử lý tức thời trong các tình huống xảy ra cháy.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trong những năm qua, trước tình hình xăng dầu thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, đã gây không ít khó khăn đến tình hình kinh doanh của Công ty: giá xăng dầu tăng giảm liên tục, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.

Nhìn chung, doanh thu của Công ty có sự giảm dần qua các năm là biểu hiện không tốt cho Công ty. Nhưng xét về lợi nhuận thì năm 2017 tình hình hoạt động kinh doanh không đạt hiệu quả cao do tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu làm cho lợi nhuận giảm so với các năm 2013- 2016. Do đó Công ty cần có nhiều biện pháp để tận dụng những cơ hội chuyển biến về giá để mua hàng hoá với mức giá thấp làm cho lợi nhuận tăng cao.

Mặc dù với những khó khăn PV OIL Hải Phòng đã đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh hết sức khắc nghiệt này. Điều này chứng tỏ Công ty CP Xăng dầu dầu khí PV OIL Hải Phòng là một trong những Doanh nghiệp có độ nhạy bén, linh hoạt cao, hoạt động một cách có hiệu quả trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên để đứng vững và phát triển trong tương lai đòi hỏi Công ty phải không ngừng tìm tòi các giải pháp quan tâm một cách thích đáng trong công tác nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của Công ty, đóng góp lợi nhuận đáng kể cho Tổng công ty dầu Việt Nam, đồng thời còn góp phần phát triển kinh tế của Thành phố Hải Phòng và vùng lân cận, bình ổn giá xăng dầu, phục vụ nhu cầu về xăng dầu của người tiêu dùng ngày càng tốt hơn.

Thông qua luận văn này, tác giả đã đánh giá được thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, cũng như có đề xuất những biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế, tồn đọng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí PVOIL Hải Phòng trong thời gian tới nhằm giúp được Công ty một phần trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty để đạt được những mục tiêu lâu dài mà Công ty đã đề ra. Tuy vậy do sự hạn chế về thời gian và không gian nên bài Luận văn còn nhiều điểm chưa hoàn chỉnh, chưa

thực sự giải pháp tốt nhất trong điều kiện kinh doanh này.Rất mong nhận được sự đóng góp của các Thầy Cô để bài Luận văn được hoàn thiện hơn.

2. Kiến nghị

2.1. Kiến nghị đối với Nhà nước

− Để thị trường xăng dầu phát triển lành mạnh, Nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh, điều kiện pháp lý bình đẳng giữa các doanh nghiệp, đồng thời có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng liên kết tăng giá bán, các hành vi làm mất ổn định thị trường.

− Nhà nước cần quan tâm đầu tới phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa, có chính sách trợ giá hợp lý nhằm tạo điều kiện cho các khách hàng địa bàn này tiếp cận được nguồn hàng với giá hợp lý hơn, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng có điều kiện mở rộng địa bàn hoạt động hơn.

− Trong điều kiện Nhà nước vẫn có sự can thiệp về giá bán lẻ xăng dầu, các Bộ ngành liên quan cần có cơ chế hữu hiệu để quản lý ngăn chặn tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới. Ngoài ra, Nhà nước cần kiểm tra, giám sát việc nhập khẩu và cung ứng hàng hoá ra thị trường của các đầu mối nhập khẩu, có biện pháp xử phạt nghiêm minh đối với các doanh nghiệp không tuân thủ hạn ngạch nhập khẩu hoặc tiết giảm nguồn cung không thoả đáng.

2.2. Kiến nghị Tổng công ty dầu Việt Nam

− Giao mức lãi gộp hợp lý đủ cho công ty đảm bảo chi phí và có lợi nhuận.

Kết quả kinh doanh của các công ty phụ thuộc rất nhiều vào mức lãi gộp Tập đoàn giao. Lãi gộp là mức chênh lệch giữa giá bán xăng dầu ra xã hội và giá Tập đoàn xuất cho các công ty thành viên trong từng giai đoạn. Các năm qua, có rất nhiều thời điểm mức thù lao của các công ty đầu mối khác cho đại lý còn cao hơn lãi gộp của công ty được hưởng. Các công ty này cũng được cấp phép nhập khẩu như Tập đoàn và cũng phải tuân thủ giá bán do Nhà nước quy định. Có nhiều lúc với mức lãi gộp được giao, công ty không thể cạnh tranh để giữ sản lượng, vì càng bán nhiều càng bị lỗ. Do áp lực sản lượng và chỉ tiêu năng suất lao động để hình

thành quỹ lương, nhiều lúc công ty phải cân nhắc, đánh đổi để chọn giữa sản lượng qua kênh đại lý và lợi nhuận.

− Việc giao quỹ lương cho các công ty xăng dầu gắn với năng suất lao động:

Với chủ trương này, Tổng công ty nhằm đạt mục tiêu giữ vững và mở rộng thị phần của PV OIL. Các công ty xăng dầu thành viên phải tìm mọi cách tăng sản lượng để đảm bảo quỹ lương trả cho người lao động, tuy nhiên cần xem xét tùy tình hình thực tế. Thu nhập của người lao động hầu như không tăng qua các năm dễ gây tâm lý không tốt, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng làm việc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí PV OIL Hải Phòng (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)